Tìm kiếm
Close this search box.

Thuế chuyển nhượng cổ phần: Những điều cần biết

thuế chuyển nhượng cổ phần
Nội dung chính:

Chuyển nhượng cổ phần là quá trình chuyển giao phần sở hữu trong một công ty cổ phần từ một cổ đông này sang một cổ đông khác. Điều này tác động trực tiếp đến đặc quyền và trách nhiệm của cổ đông cũng như cơ cấu tài chính và quản lý của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức từ sự biến động thương mại toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh dự báo số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng 3,5% so với năm 2023, tương đương với hơn 178.000 doanh nghiệp(1). Do đó, nhiều doanh nghiệp quyết định thực hiện chính sách đổi mới và chuyển nhượng vốn linh hoạt để kịp thích nghi và phát triển giữa tình hình mới.

Theo đó, các quy định về chuyển nhượng và nộp thuế doanh nghiệp cần được tuân thủ chặt chẽ, nhằm đảm bảo tính minh bạch và góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần và thủ tục khai thuế theo quy định mới nhất.

Văn bản pháp luật quy định việc khai thuế chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần là gì?

Chuyển nhượng cổ phần là quá trình mà một cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại số cổ phần họ sở hữu cho một cổ đông khác. Quá trình này có thể được thực hiện thông qua hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng cổ phần, áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế. Trong điều kiện bình thường, cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ các trường hợp hạn chế được quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập còn lại của công ty trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020). Nếu muốn chuyển cổ phần cho cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài, bắt buộc phải có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông (cổ đông chuyển nhượng không quyền biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông).

Ví dụ: Ông A là một trong ba người sáng lập công ty cổ phần ABC, được thành lập vào năm 2023. Từ năm 2023 đến năm 2006, ông A chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập còn lại của công ty ABC. Nếu ông A muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người ngoài thì phải họp và được sự nhất trí của Đại hội đồng cổ đông. Sau năm 2006, ông A được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

  • Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần. Ví dụ như cổ đông phải có sự đồng thuận của hội đồng quản trị trước khi chuyển nhượng cổ phần.

Chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế không?

Doanh nghiệp hay cổ đông khi phát sinh khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần đều phải đóng đầy đủ mức thuế suất áp dụng theo quy định Nhà nước hiện hành.

Tùy trường hợp, bạn sẽ phải nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) hoặc Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Để xác định số thuế bạn phải nộp, cơ quan thuế thường xét dựa trên hợp đồng chuyển nhượng, giá trị cổ phần, và thời điểm kê khai thuế.

chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế không
Chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế không?

Thuế thu nhập cá nhân (Áp dụng đối với cổ đông là cá nhân)

Thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần là loại thuế áp dụng trực tiếp lên thu nhập của cá nhân tham gia chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp. Mức thuế suất được tính theo hai loại hoạt động chuyển nhượng sau:

Đối với công ty cổ phần chưa niêm yết sàn chứng khoán, thì người chuyển nhượng cổ phần phải nộp 0,1% tổng giá trị số cổ phần chuyển nhượng theo hợp đồng. Quy định này ban hành tại Điều 4 Thông tư số 25/2018/TT-BTC.

Ví dụ: Nếu cá nhân A chuyển nhượng cổ phần với giá 1 tỷ đồng, A sẽ phải nộp mức thuế TNCN là: 1 tỷ đồng x 0,1% = 1 triệu đồng tiền thuế.

Ngoài ra, trường hợp phát sinh chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hoặc công ty hợp danh thì mức thu thuế TNCN như sau: Cá nhân phải nộp 20% số tiền chênh lệch từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp. Nếu chuyển nhượng vốn góp ngang giá, thì bạn không phải nộp thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Áp dụng đối với cổ đông là tổ chức)

Thuế TNDN là loại thuế Nhà nước trực thu, được tính theo toàn bộ khoản thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản chi phí chính đáng từ các hoạt động kinh doanh. Trong đó bao gồm cả khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần thuộc danh mục thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Căn cứ vào Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc hội, mức thuế doanh nghiệp phải nộp được tính từ khoản thu còn lại sau khi trừ các chi phí phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng.

Cách tính thuế suất chuyển nhượng cổ phần

Như đã nêu ở phần trước, thuế suất chuyển nhượng cổ phần thường được tính dựa trên giá trị giao dịch và các quy định thuế của cơ quan thuế địa phương. Sau đây là hướng dẫn cụ thể cách tính mức thuế mới nhất cho từng trường hợp.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần

Căn cứ vào Điều 16 Thông tư số 92/2015/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung cho điểm a,b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, hiện có hai cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phần như sau:

  • Trường hợp 1: Dành cho cá nhân đã làm thủ tục quyết toán thuế và có mã số thuế sau khi thực hiện chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Thuế TNCN sẽ được tính bằng công thức:

Thuế TNCN = 20% x Tổng thu nhập tính thuế = 20% x (Giá chuyển nhượng chứng khoán – Giá mua chứng khoán – Chi phí khác)

Trong đó, giá mua được tính theo tổng giá trị bình quân của từng loại chứng khoán đã được bán ra trong kỳ.

  • Trường hợp 2: Đối với cổ đông cá nhân của công ty cổ phần thực hiện chuyển nhượng chứng khoán, thì áp dụng thuế TNCN theo công thức:

Thuế TNCN = 0.1% x Giá chuyển nhượng chứng khoán của mỗi lần

Trong đó, giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

  • Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán.
  • Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên, giá chuyển nhượng được xác định từ giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng, giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng cổ phần

Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC: Hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định rõ cách tính thuế TNDN khi chuyển nhượng vốn. Cụ thể được hướng dẫn như sau:

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định tổng thu nhập chịu thuế theo công thức:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Các khoản chi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh + Thu nhập khác

Sau đó, ta sẽ tính số thu nhập tính thuế trong kỳ kê khai thuế bằng công thức:

Thu nhập tính thuế trong kỳ = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ tồn đọng từ năm trước

Cuối cùng, mức thuế chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp cần nộp sẽ là:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế sau chuyển nhượng x Mức thuế suất 20%

Cụ thể, để xác định thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng cổ phần, ta sử dụng công thức:

Thu nhập tính thuế chuyển nhượng = Giá chuyển nhượng – Giá mua cổ phần chuyển nhượng – Chi phí chuyển nhượng

Lưu ý: 

  • Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
  • Giá mua của cổ phần chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng.
  • Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.

Ví dụ: Nếu công ty B đồng ý chuyển nhượng cổ phần với giá chuyển nhượng là 200 triệu đồng cho công ty C, giá mua của cổ phần là 150 triệu đồng và chi phí chuyển nhượng là 5 triệu đồng. Công ty B sẽ phải nộp số tiền thuế là: (200 triệu – 150 triệu – 5 triệu) x 20% = 9 triệu đồng.

Hồ sơ khai thuế chuyển nhượng cổ phần đầy đủ

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ khai thuế lên cơ quan quản lý thuế khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng cổ phần. Bộ hồ sơ này bao gồm các tài liệu và thông tin liên quan đến giao dịch, thuế, và các giấy tờ pháp lý khác. Dưới đây là bảng tổng hợp các thành phần hồ sơ yêu cầu theo quy định mới nhất:

STT

Thành phần hồ sơ

Yêu cầu giấy tờ

1

Tờ khai thuế TNCN nếu cá nhân chuyển nhượng vốn góp

Mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

2

Tờ khai quyết toán thuế TNCN

Mẫu số 13/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

3

Tờ khai quyết toán thuế TNDN từ chuyển nhượng cổ phần 

Mẫu số 03/TNDN tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

4

Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp/ Hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán

Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

5

Chứng từ thanh toán

Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

6

Tài liệu xác định trị giá vốn góp

Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, bao gồm giấy xác nhận phần vốn góp của người bán hoặc hợp đồng chuyển nhượng khi mua.

7

Giấy tờ cá nhân của người chuyển nhượng cổ phần

Bản sao có chứng thực.

8

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bản sao có chứng thực.

9

Bảng kê chi tiết số chứng khoán đã chuyển nhượng

Mẫu số 13-1/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

10

Bản chụp các hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần

Kèm theo cam kết của cá nhân chịu trách nhiệm.

11

Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ trong năm 

Kèm theo cam kết của cá nhân chịu trách nhiệm.

12

Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục khai thuế

Nếu người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật không tự thực hiện thủ tục tại cơ quan quản lý thuế.

*Lưu ý: Các bản sao giấy tờ phải có chứng thực đầy đủ theo quy định của pháp luật, và cần phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, đầy đủ các thông tin được kê khai.

Thủ tục khai thuế chuyển nhượng cổ phần

Để khai thuế chuyển nhượng cổ phần theo đúng quy định pháp luật mới nhất, bạn cần tuân thủ các bước thủ tục sau:

thuế chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Thủ tục khai thuế chuyển nhượng cổ phần

Bước 1: Ký hồ sơ chuyển nhượng cổ phần trong công ty

Trước tiên, bạn cần ký xác nhận các tài liệu và biểu mẫu liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần trong nội bộ công ty. Hồ sơ này có thể bao gồm:

  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần.
  • Quyết định Đại hội đồng cổ đông xác nhận việc chuyển nhượng cổ phần.
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần quy định các điều khoản và điều kiện của giao dịch chuyển nhượng cổ phần.
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng.
  • Cập nhật thông tin cổ đông mới sau khi hoàn thành chuyển nhượng trong Sổ cổ đông công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục nội bộ trong công ty, bạn cần nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan quản lý thuế doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nơi nộp hồ sơ sẽ khác nhau:

  • Cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế từng lần phát sinh: Nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà cá nhân chuyển nhượng.
  • Cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế: Nếu chỉ chuyển nhượng chứng khoán tại một công ty chứng khoán, nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán. Trong các trường hợp khác, nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

Xem thêm: Hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chuyển nhượng cổ phần

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chuyển nhượng cổ phần được quy định cụ thể tại Điều 44 của Luật quản lý thuế 2019 như sau:

  • Đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 ngày sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
  • Đối với doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân, thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.
  • Hạn chót nộp hồ sơ quyết toán thuế theo năm đối với doanh nghiệp là ngày cuối cùng của tháng thứ 3, tức 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Còn đối với cá nhân tự thực hiện quyết toán thuế, nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 4 tính từ ngày kết thúc năm dương lịch.

Bạn hãy chú ý tuân thủ các thời hạn nộp hồ sơ khai thuế để tránh các hậu quả phát sinh do vi phạm quy định về quản lý thuế.

Những trường hợp không bắt buộc nộp thuế TNDN do chuyển nhượng cổ phần

Nếu việc chuyển nhượng cổ phần không tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hay việc mua bán cổ phần ra ngoài công ty, thì doanh nghiệp không bắt buộc phải nộp thuế chuyển nhượng cổ phần. Một số trường hợp phổ biến đó là:

  • Chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông sáng lập, hay điều chỉnh số vốn góp sở hữu giữa các cổ đông sáng lập ban đầu.
  • Chuyển nhượng cổ phần giữa các thành viên công ty TNHH, thành viên hợp tác xã.
  • Chuyển nhượng cổ phần trong công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu một cách độc lập.
  • Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần mà cá nhân là cổ đông sáng lập hoặc là thành viên của hội đồng quản trị, ban giám đốc hoặc người quản lý.
  • Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần mà cá nhân là cổ đông sở hữu từ 51% đến 99% cổ phần hoặc có cổ phần được mua lại từ công ty hoặc từ các cổ đông khác.

Ngoài ra, có một số trường hợp, như chuyển nhượng cổ phần trong gia đình hoặc giữa các thế hệ thừa kế, có thể được miễn thuế hoặc được áp dụng thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật.

nộp thuế chuyển nhượng cổ phần
5 trường hợp không bắt buộc nộp thuế chuyển nhượng cổ phần

Khai thuế chuyển nhượng cổ phần nhanh chóng với Dịch vụ thuế 24h

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để hoàn tất quá trình chuyển nhượng cổ phần mà không gặp rắc rối với các thủ tục khai thuế rườm rà? Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp dịch vụ trọn gói hỗ trợ bạn từ A-Z trong mọi thủ tục pháp lý theo nhu cầu. Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kế toán – thuế – luật doanh nghiệp, chúng tôi đã giúp hàng trăm cá nhân và doanh nghiệp khai thuế chuyển nhượng cổ phần một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, Dịch vụ Thuế 24h đảm bảo sự linh hoạt và tiện lợi cho khách hàng. Sau đây là những lý do bạn nên lựa chọn sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

thuế suất chuyển nhượng cổ phần
Lý do lựa chọn dịch vụ khai thuế chuyển nhượng cổ phần tại Dịch vụ thuế 24h
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có kinh nghiệm: Thuế 24h có đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực thuế, đảm bảo khả năng tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách tận tình và chính xác.
  • Tiện lợi và linh hoạt với dịch vụ 24/7: Với cam kết cung cấp dịch vụ 24/7, Thuế 24h mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại: Thuế 24h áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các công cụ và phần mềm giúp khách hàng dễ dàng thực hiện các thủ tục trực tuyến và theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ từ xa.
  • Uy tín và đáng tin cậy: Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và uy tín được khẳng định, Thuế 24h là lựa chọn đáng tin cậy cho các cá nhân và doanh nghiệp trong việc khai thuế chuyển nhượng cổ phần.

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt nếu không kê khai thuế chuyển nhượng cổ phần là gì?

Chế tài xử phạt hành chính đối với các trường hợp không thực hiện hoặc chậm trễ thời hạn kê khai thuế khi phát sinh chuyển nhượng cổ phần, được quy định rõ tại Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP như sau:

  • Cảnh cáo: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày.
  • Phạt từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 31 ngày đến 60 ngày.
  • Phạt từ 8.000.000 – 15.000.000 đồng nếu xảy ra: 
    • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày.
    • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
    • Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
  • Phạt từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng: Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, ngày có phát sinh số thuế phải nộp và đã nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước, hay sau thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là khi nào?

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế tính từ khi hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp, thì thời điểm này là khi cá nhân chuyển nhượng vốn hoặc rút vốn.

Điều này có nghĩa là thu nhập sẽ được tính vào thuế thu nhập cá nhân từ thời điểm đó, và cá nhân sẽ chịu trách nhiệm thuế cho khoản thu nhập đó theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, để tính toán chính xác thuế từ những giao dịch này, việc nắm rõ cách tính tỷ lệ phần trăm góp vốn là rất cần thiết, giúp cho việc xác định nghĩa vụ thuế một cách rõ ràng. Tham khảo bài viết về cách tính tỷ lệ phần trăm góp vốn của chúng tôi để hiểu rõ hơn.

Chuyển nhượng cổ phần bằng giá vốn có phải nộp thuế TNCN không?

Khi chuyển nhượng cổ phần, khoảng chênh lệch giá trị vốn góp của cổ đông được coi là phát sinh khoản thu nhập cá nhân. Do đó, dù chuyển nhượng cổ phần bằng giá vốn không tạo ra lợi nhuận nhưng vẫn phải tính thuế TNCN dựa trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, cá nhân chuyển nhượng chứng khoán phải nộp thuế TNCN với mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần. 

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về các quy định liên quan đến thuế chuyển nhượng cổ phần và những điều cần biết khi tiến hành giao dịch này. Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào tham gia vào giao dịch chuyển nhượng cổ phần đều cần phải nắm vững các quy định này để tránh vi phạm và tránh các rủi ro phát sinh.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về quá trình kê khai thuế và thủ tục liên quan đến chuyển nhượng cổ phần, Dịch Vụ Thuế 24h sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7. Với bề dày kinh nghiệm và sự tận tâm, chúng tôi cam kết giúp bạn giải quyết mọi thách thức về thuế một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!


*Nguồn tham khảo:

(1): https://hanoimoi.vn/2024-doanh-nghiep-tiep-da-vuot-kho-655288.html

Bài viết mới nhất

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Giải Đáp: Nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? là vấn đề được các cá nhân, hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ quan tâm. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, quản lý và sự phát triển của doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như mức độ trách nhiệm pháp lý, yêu cầu vốn, và mục tiêu dài hạn của chiến lược kinh doanh. Bài viết dưới đây Dịch vụ thuế 24h sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về 2 loại hình trên. Qua đó, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.  Cơ sở pháp lý  Luật doanh nghiệp 2020 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Quy định về đăng ký hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể là gì? Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân (công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) làm chủ, sử dụng không quá 10 lao

tư cách pháp nhân là gì

Tư cách pháp nhân là gì? Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

Trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh, khái niệm “tư cách pháp nhân” đóng vai trò cực kỳ quan trọng và thường xuyên được nhắc đến. Đây không chỉ là thuật ngữ pháp lý mà còn là yếu tố quyết định sự hợp pháp của một tổ chức hoặc cá nhân trong các giao dịch kinh tế. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được công nhận tư cách pháp nhân. Vậy, tư cách pháp nhân là gì? ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức? Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm và tầm quan trọng của việc xác định tư cách pháp nhân. Văn bản pháp luật quy định về tư cách pháp nhân Bộ luật Dân sự 2015: Hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự tại Việt Nam. Luật Doanh nghiệp 2020: Văn bản quy phạm pháp luật về thành lập, hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam. Tư cách pháp nhân là gì? Tư cách pháp nhân là trạng thái pháp lý công nhận tổ chức hoặc cá nhân có thể hoạt động độc lập và tự chịu trách

doanh nghiệp là gì

Khái niệm doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp không đơn thuần là một thực thể được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn bao hàm nhiều yếu tố pháp lý và cấu trúc tổ chức phức tạp. Định nghĩa về doanh nghiệp là gì? không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận, mà còn liên quan đến các quy định pháp luật, các hình thức tổ chức khác nhau và trách nhiệm của các bên liên quan. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, đặc điểm và những khía cạnh pháp lý liên quan đến các loại hình doanh nghiệp, hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá chi tiết trong bài viết này. Căn cứ pháp lý  Luật Doanh nghiệp 2020:  Thiết chế các quy phạm pháp luật quy định về những điều kiện, trình tự thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg: Hệ thống ngành nghề kinh tế hợp pháp tại Việt Nam. Tổng quan về doanh nghiệp Khái niệm doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp, theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, là tổ chức được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo

nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên

Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên?

Khi bắt đầu khởi nghiệp, việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất mà mỗi doanh nhân cần xem xét kỹ lưỡng. Đối với nhiều người, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được xem là lựa chọn phổ biến nhờ tính linh hoạt và an toàn về trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên? Mỗi loại hình đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục tiêu kinh doanh khác nhau. Bài viết này sẽ giúp các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại hình công ty TNHH, từ đó hỗ trợ có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bước đầu khởi nghiệp của mình. Văn bản pháp luật quy định về thành lập công ty TNHH Luật Doanh nghiệp 2020: quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

Nhân viên nhà nước có được mở công ty hay không

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tăng thêm thu nhập của viên chức là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, với vai trò là người làm việc trong hệ thống công quyền, việc thành lập doanh nghiệp dẫn đến sự xung đột lợi ích và minh bạch trong quản lý, gây ảnh hưởng an sinh xã hội. Do đó, viên chức cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định liên quan trước khi quyết định tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vậy công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên theo các quy định pháp luật hiện hành trong bài viết dưới đây. Văn  bản pháp luật quy định về thành lập doanh nghiệp  Luật Doanh nghiệp 2020 Luật Viên chức 2010 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 Viên chức là ai? Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Là các tổ chức do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị –

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.