Doanh nghiệp đang có nhu cầu thuê dịch vụ báo cáo tài chính nhưng không biết làm thế nào, dịch vụ ở đâu uy tín. Để rõ hơn khi thuê dịch vụ này, các bạn có thể tham khảo thông tin đầy đủ từ bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
ToggleVì sao doanh nghiệp cần dịch vụ báo cáo tài chính
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tự kế khai, báo cáo thuế hàng tháng, quý và loay hoay lập báo cáo tài chính cuối năm nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên hầu hết bộ phận kế toán các doanh nghiệp này còn non trẻ, thiếu kiến thức về luật thuế hay chuyên môn nghiệp vụ nên thường sai sót trong báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý.
Do đó, báo cáo tài chính cuối năm gặp nhiều khó khăn. Việc thiếu sổ sách, chứng từ chính là rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi đến kỳ kiểm tra quyết toán thuế. Lúc này, dịch vụ báo cáo tài chính là “cứu tinh” cho doanh nghiệp. Dịch vụ này hỗ trợ doanh nghiệp làm báo cáo tài chính cuối năm, hoàn thiện sổ sách kế toán và sẵn sàng cung cấp số liệu cho cơ quan thuế khi nhận được quyết định quyết toán.
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13.
Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV).
Khi nào doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính
– Doanh nghiệp Nhà nước:
+ Thời hạn nộp BCTC quý: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.
+ Thời hạn nộp BCTC năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.
Xem thêm: hoàn thuế giá trị gia tăng
– Doanh nghiệp khác:
+ Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.
Dịch vụ báo cáo tài chính có vai trò như thế nào?
– Cung cấp chỉ tiêu về tài chính, kinh tế cần thiết để kiểm tra, nhận biết toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết cho việc phân tích hoạt động tài chính, kinh tế để nhận biết và đánh giá thực trạng tài chính, tình hình kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
– Dựa trên số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính để phát hiện, phân tích tiềm năng về kinh tế. Sau đó dự đoán xu hướng, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định có hiệu quả và đúng đắn.
– Cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh, sản xuất, đầu tư cho phù hợp.
Thông tin thể hiện trên bản BCTC không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác.
Cụ thể:
– Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: BCTC cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh; từ đó hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.
– Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Thông tin trên BCTC giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính và các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.
– Đối với người lao động: Thông tin trên BCTC giúp NLĐ hiểu được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp.
– Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thông tin trên BCTC để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.
Xem thêm: dịch vụ quyết toán thuế
Giấy tờ, hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi làm báo cáo tài chính
Trước khi tiến hành làm dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm, doanh nghiệp cần cung cấp các loại giấy tờ sổ sách sau đây:
– Thu thập tất cả hóa đơn mua vào, bán ra, các loại chứng từ kế toán của doanh nghiệp trong suốt một năm hoạt động.
– Thu thập hồ sơ lương, bảo hiểm, kê khai hải quan…
– Đồng thời, lưu ý thời hạn làm báo cáo tài chính để tránh trường hợp doanh nghiệp bị phạt tiền.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp có mở rộng chi nhánh công ty thì cần phải xác định hình thức hạch toán của đơn vị chi nhánh. Công ty mẹ sẽ làm cả báo cáo tài chính của chi nhánh nếu hạch toán phụ thuộc. Nếu chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh sẽ làm báo cáo tài chính của chi nhánh công ty.
Lựa chọn dịch vụ báo cáo tài chính tại Dịch vụ thuế 24h, khách hàng sẽ được hỗ trợ trọn gói dịch vụ báo cáo tài chính với chi phí cực tốt. Qua đó phục vụ các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp với sự chính xác cao nhất, đúng theo quy định của pháp luật về kế toán, tài chính, đầu tư, doanh nghiệp…
Chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của doanh nghiệp và có trách nhiệm bảo vệ cũng như giải trình số liệu khi cơ quan thuế kiểm tra. Đồng thời, dịch vụ thuế 24h sẽ hỗ trợ tư vấn giải đáp cho doanh nghiệp mọi thông tin liên quan đến báo cáo tài chính.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ báo cáo tài chính, khách hàng liên hệ hotline để được tư vấn miễn phí, nhanh chóng, uy tín.