Doanh nghiệp không đơn thuần là một thực thể được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn bao hàm nhiều yếu tố pháp lý và cấu trúc tổ chức phức tạp. Định nghĩa về doanh nghiệp là gì? không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận, mà còn liên quan đến các quy định pháp luật, các hình thức tổ chức khác nhau và trách nhiệm của các bên liên quan.
Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, đặc điểm và những khía cạnh pháp lý liên quan đến các loại hình doanh nghiệp, hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá chi tiết trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020: Thiết chế các quy phạm pháp luật quy định về những điều kiện, trình tự thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg: Hệ thống ngành nghề kinh tế hợp pháp tại Việt Nam.
Nội Dung Chính
ToggleTổng quan về doanh nghiệp
Khái niệm doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp, theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, là tổ chức được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp có tên, tài sản riêng, và trụ sở giao dịch phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.
Luật Doanh nghiệp cũng phân loại doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau và hoạt động theo một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, cụ thể:
- Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết.
- Doanh nghiệp Việt Nam: Doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký thành lập tại Việt Nam với trụ sở chính trong nước.
Vai trò của doanh nghiệp
Với khái niệm doanh nghiệp là gì ở trên, có thể thất doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế và xã hội, là nguồn lực chính tạo ra sản phẩm, dịch vụ và thặng dư xã hội. Thông qua việc tạo ra thu nhập, tạo công ăn việc làm, và đóng góp vào ngân sách quốc gia qua các khoản thuế.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn là những đối tác quan trọng trong các mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đặc điểm của doanh nghiệp là gì?
Ở Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp rất đa dạng và mỗi loại hình đều có những đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, có 3 đặc điểm của doanh nghiệp đều có trong tất cả các loại hình công ty hiện nay như sau:
- Tính hợp pháp: Doanh nghiệp phải đăng ký thành lập theo quy định pháp luật và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (theo Luật Doanh nghiệp 2020). Điều này xác nhận doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và chịu sự quản lý của nhà nước.
- Hoạt động kinh doanh liên tục: Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa, hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận. Ngoài ra, một số doanh nghiệp xã hội hoạt động không vì lợi nhuận hướng đến các yếu tố lợi ích cộng đồng, xã hội nhưng vẫn phải tuân theo quy định pháp luật.
- Tính tổ chức: Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức rõ ràng, gồm các bộ phận, chức năng và mối quan hệ giữa các thành viên, tư cách pháp nhân, tài sản chung quản lý (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân).
Phân loại doanh nghiệp tại Việt Nam
Việc phân loại doanh nghiệp tại Việt Nam dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau nhằm phản ánh sự đa dạng và đặc thù của từng loại hình. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan, doanh nghiệp có thể được phân loại dựa trên hình thức khác nhau tùy theo hình thức pháp lý, quy mô, chế độ trách nhiệm, ngành nghề hoạt động.
Phân loại doanh nghiệp theo hình thức pháp lý
Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, có 5 loại hình theo hình thức pháp lý của doanh nghiệp được Nhà nước công nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký, bao gồm:
Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020. Mô hình kinh doanh này không được phép phát hành cổ phần nhưng lại có thể phát hành trái phiếu.
Ví dụ: Doanh nhân B thành lập Công ty TNHH 1 thành viên với vốn điều lệ 500 triệu đồng và đã góp đủ số vốn này vào công ty. Khi công ty gặp khó khăn và thua lỗ, dẫn đến việc phá sản và nợ tổng cộng 10 tỷ đồng, việc thanh lý toàn bộ tài sản cũng không đủ để chi trả hết nợ. Trong tình huống này, Doanh nhân A không cần phải dùng tài sản cá nhân để trả nợ, vì trách nhiệm tài chính của họ được giới hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã góp.
Công ty TNHH 2 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty này có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có quyền và nghĩa vụ hợp pháp giống như một tổ chức pháp lý độc lập.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định không được phát hành cổ phần, nhưng có thể phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Ví dụ: Công ty TNHH XYZ 2 thành viên trở lên, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thiết bị điện tử. Được thành lập với hai thành viên, ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B, với tỷ lệ góp vốn lần lượt là 60% và 40%, công ty có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Các thành viên cùng chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi vốn điều lệ đã góp, đảm bảo bảo vệ tài sản cá nhân khỏi các khoản nợ vượt quá số vốn này.
Công ty Cổ phần
Quy định tại điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, công ty Cổ phần là doanh nghiệp được thành lập với ít nhất ba cổ đông, không giới hạn số lượng cổ đông. Mỗi cổ đông chịu trách nhiệm tài chính chỉ trong phạm vi cổ phần họ sở hữu.
Ví dụ: Giả sử 3 người bạn là An, Bình và Cường cùng muốn mở một công ty sản xuất dưới dạng Công ty Cổ phần với 1.000 cổ phần, mỗi người sở hữu 300 cổ phần và số còn lại được chia cho các cổ đông khác. Trong trường hợp công ty gặp rủi ro tài chính, mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn số cổ phần mà họ nắm giữ, không phải tài sản cá nhân.
Công ty Hợp danh
Công ty hợp danh, theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh, cùng chung sở hữu và kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân về nghĩa vụ công ty. Bên cạnh đó, công ty có thể có thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
Ví dụ: Luật sư A và B cùng thành lập công ty luật hợp danh ABC, 2 luật sư này cùng nhau quản lý công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản cá nhân nếu gặp rủi ro tài chính. Họ có thể nhận thêm nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức để góp vốn, nhưng các nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số tiền đã cam kết góp.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân sở hữu và chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản cá nhân về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán và chỉ có một chủ sở hữu.
Ví dụ cụ thể: Anh B mở cửa hàng cà phê, tự quản lý và chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh. Nếu cửa hàng phát sinh các khoản nợ không có khả năng thanh toán, anh B sẽ phải dùng tài sản cá nhân để giải quyết.
Phân loại doanh nghiệp theo quy mô
Nghị định 80/2021/NĐ-CP phân loại doanh nghiệp theo quy mô thành các nhóm bao gồm: siêu nhỏ, nhỏ, vừa, và doanh nghiệp lớn dựa trên các tiêu chí cụ thể như số lượng lao động, doanh thu và lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể như bảng dưới đây:
Loại doanh nghiệp |
Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp Lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng |
Lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ |
||||
Tổng nguồn vốn |
Tổng số lao động |
Tổng doanh thu |
Tổng lao động |
Tổng doanh thu |
Tổng nguồn vốn |
|
Doanh nghiệp siêu nhỏ |
Không quá 3 |
Không quá 10 |
Không quá 3 |
Không quá 10 |
Không quá 3 |
Không quá 3 |
Doanh nghiệp nhỏ |
Không quá 20 |
Không quá 100 |
Không quá 50 |
Không quá 50 |
Không quá 100 |
Không quá 50 |
Doanh nghiệp vừa |
Không quá 100 |
Không quá 200 |
Không quá 200 |
Không quá 100 |
Không quá 300 |
Không quá 100 |
Doanh nghiệp lớn |
Trên 100 |
Từ 200 đến 300 |
Từ 20 đến 100 |
Từ 100 |
Trên 300 |
Trên 100 |
Phân loại theo chế độ trách nhiệm
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có hai loại trách nhiệm chính: trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn.
- Trách nhiệm hữu hạn: Chủ sở hữu hoặc các thành viên góp vốn vào công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Nói cách khác, chủ doanh nghiệp không phải dùng tài sản cá nhân để thanh toán các nghĩa vụ tài chính của công ty.
- Trách nhiệm vô hạn: Chủ sở hữu hoặc thành viên công ty phải dùng toàn bộ tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để chi trả các khoản nợ.
Phân loại theo ngành nghề kinh doanh
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, Việt Nam phân loại nền kinh tế thành 21 ngành chính, trong Hệ thống phân loại ngành kinh tế (VSIC). Các ngành này được chia nhỏ thành các nhóm, lớp và mã ngành cụ thể. Mỗi ngành đều có những đặc điểm cùng với các yêu cầu và quy định riêng biệt. Bạn có thể tham khảo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chủ sở hữu cần xem xét kỹ lưỡng nhiều tiêu chí để đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh và điều kiện thực tế. Dịch Vụ Thuế 24h gợi ý những tiêu chí cơ bản mà bạn nên cân nhắc sau.
- Quy mô hoạt động kinh doanh: Bạn cần đánh giá quy mô kinh doanh hiện tại và tiềm năng phát triển trong tương lai và xem xét mục tiêu dài hạn như: mong muốn mở rộng quy mô, duy trì mức hiện tại, hay chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Dựa trên đánh giá này, bạn sẽ lựa chọn loại hình công ty phù hợp, đáp ứng quy mô kinh doanh dự kiến của mình.
- Nguyên tắc về trách nhiệm và rủi ro: Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ trách nhiệm pháp lý và tài chính trong từng loại hình doanh nghiệp và xác định mức độ rủi ro mà bạn sẽ phải gánh chịu nếu doanh nghiệp gặp khó khăn. Điều này giúp bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp có cơ chế trách nhiệm phù hợp với khả năng tài chính cá nhân.
- Tài chính và vốn đầu tư: Xác định nhu cầu vốn ban đầu, khả năng huy động vốn và các phương án tài trợ nguồn khác nhau là một yếu tố then chốt. Có nghĩa là, bạn cần đánh giá khả năng huy động vốn từ tài sản cá nhân, vay ngân hàng, hợp tác với đối tác hoặc phát hành cổ phiếu (nếu có thể). Mỗi loại hình doanh nghiệp có những yêu cầu về vốn khác nhau, vì vậy điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định của bạn.
- Khả năng quản lý và điều hành: Mỗi loại hình doanh nghiệp đòi hỏi cơ chế tổ chức và quản lý khác nhau. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng năng lực quản lý của bản thân và đội ngũ dự kiến của mình để lựa chọn mô hình phù hợp.
- Thuế và pháp lý: Mức thuế và trách nhiệm pháp lý khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp. Bạn cần nắm rõ nghĩa vụ thuế của từng mô hình công ty, từ đó tìm kiếm các giải pháp tối ưu hóa thuế nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Bằng cách xem xét cẩn thận những tiêu chí này, bạn sẽ có thể chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh và điều kiện cụ thể của mình. Để nắm rõ quy trình thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định, bạn có thể tham khảo nội dung chi tiết hơn phía dưới.
Quy trình thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định
Thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định là bước quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Do đó, bạn cần nắm kỹ yêu cầu về hồ sơ và thủ tục dưới đây để đảm bảo tuân thủ mọi yêu cầu pháp lý:
Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp thành lập
Bạn có thể cân nhắc giữa các mô hình như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Mỗi mô hình đều có những điều kiện riêng biệt, cùng với các quyền lợi và trách nhiệm khác nhau cho các bên liên quan.
Bước 2: Tìm hiểu quy định pháp lý về thành lập doanh nghiệp
Chủ công ty cần nắm vững các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, thuế, kế toán, lao động, bảo hiểm, cũng như những ngành nghề có điều kiện hoặc bị cấm hoạt động. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư dành cho các ngành và khu vực kinh tế đặc biệt.
Bước 3: Chuẩn bị và Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông
- Bản sao CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu
Nộp hồ sơ tại:
- Trực tiếp: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt văn phòng chính
- Trực tuyến: Cổng hệ thống thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận và công bố nội dung thành lập doanh nghiệp
- Thời gian nhận giấy: Nếu hồ sơ hợp lệ trong vòng từ 3-5 ngày làm việc bạn Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp nhận giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, trường hợp từ chối Phòng sẽ gửi thông tin điều chỉnh và bổ sung.
- Công bố nội dung thành lập: Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với thời hạn là 30 ngày.
Bước 5: Thực hiện góp vốn thành lập
Chủ doanh nghiệp thực hiện cam kết về vốn điều lệ theo quy định pháp luật. Bạn có thể nộp số tiền cam kết vào tài khoản ngân hàng của công ty hoặc chứng minh vốn bằng các tài sản khác như máy móc, thiết bị, bất động sản.
Bước 6: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập
- Khai báo và nộp thuế các khoản thuế theo yêu cầu
- Mua hóa đơn
- Lập báo cáo thuế, tài chính định kỳ hàng tháng, hàng quý, và hàng năm.
- Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính (nếu cần)
- Đăng ký tham gia các loại bảo hiểm theo quy định cho người lao động
Bước 7: Làm việc với cơ quan nhà nước bổ sung các giấy phép liên quan
Tùy thuộc vào loại hình và lĩnh vực kinh doanh, bạn sẽ cần liên hệ với các cơ quan chức năng khác nhau. Mỗi cơ quan này đều có vai trò giám sát và đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn tuân thủ các quy định liên quan. Ví dụ như cơ quan quản lý lao động, quản lý thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc bảo vệ môi trường.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có yêu cầu riêng biệt về các hồ sơ pháp lý và trình tự thực hiện, từ việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế đến tuân thủ các quy định liên quan đến ngành nghề cụ thể. Quy trình này khá phức tạp và gây khó khăn nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm. Do đó, việc nhờ sự hỗ trợ từ các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp sẽ đảm bảo hồ sơ và thủ tục được thực hiện chính xác và tiết kiệm thời gian.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, giá rẻ tại Dịch Vụ Thuế 24h
Dịch Vụ Thuế 24h chuyên cung cấp các giải pháp toàn diện về kế toán – thuế và thành lập doanh nghiệp cam kết hỗ trợ từ A đến Z từ khâu chuẩn bị hồ sơ, đến làm việc với các cơ quan nước. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập trọn gói Công ty TNHH 1 thành viên, TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần, và công ty hợp danh với bảng chi phí dưới đây:
Loại dịch vụ |
Chi phí |
Thời gian |
Chi tiết |
Gói cơ bản |
1.500.000đ |
3 ngày |
|
Gói nâng cao |
3.800.000đ |
5 ngày |
|
Gói hoàn thiện |
4.800.000đ |
5 ngày |
|
Trên đây là bảng chi phí tham khảo, tùy vào nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp sẽ có điều chỉnh. Hãy liên hệ ngay với Dịch Vụ Thuế 24h để được tư vấn và báo giá chính xác nhất.
Câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp và công ty có giống nhau không?
Câu trả lời là không giống nhau. Theo Điều 4, Khoản 10 của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, tài sản, và trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau như công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty CP, doanh nghiệp tư nhân, và hộ kinh doanh.
Vậy còn công ty là gì? Theo đó, công ty là một “tập con” của doanh nghiệp và không có khái niệm hay định nghĩa cụ thể.
Ai được phép thành lập doanh nghiệp?
Theo Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020, mọi cá nhân và tổ chức đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không áp dụng đối với những đối tượng được liệt kê tại khoản 2 của điều luật, bao gồm các trường hợp đặc biệt như cán bộ, công chức, và những người bị cấm hành nghề kinh doanh theo phán quyết của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Doanh nghiệp dân doanh là gì?
Doanh nghiệp dân doanh là một loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước hoặc thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù cụm từ “doanh nghiệp dân doanh” không có một định nghĩa chính thức hoặc căn cứ pháp lý cụ thể ở 2 Quốc gia, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi để phân biệt các doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp nhà nước.
Thế nào là doanh nghiệp lớn?
Doanh nghiệp lớn là những doanh nghiệp có quy mô vượt trội, thường có trên 200 lao động và vốn hàng năm trên 100 tỷ đồng. Những doanh nghiệp này thường hoạt động trong các ngành cốt lõi như công nghiệp và dịch vụ, với hệ thống phòng ban quản lý công ty chuyên biệt và mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước.
Tài liệu của doanh nghiệp được lưu trữ như thế nào?
Theo Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, doanh nghiệp phải lưu trữ các tài liệu quan trọng như điều lệ công ty, quy chế quản lý nội bộ, sổ đăng ký thành viên/cổ đông, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, giấy chứng nhận chất lượng, sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, biên bản họp, và các quyết định của doanh nghiệp.
Tài liệu phải được lưu giữ tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác theo Điều lệ công ty, với thời hạn lưu trữ theo quy định pháp luật. Việc này đảm bảo tính minh bạch và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng.
Qua bài viết trên Dịch Vụ Thuế 24h đã cung cấp những thông tin, quy định pháp luật hữu ích liên quan đến doanh nghiệp là gì? Hi vọng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định lựa chọn mô hình công ty phù hợp với định hướng và chiến lược kinh doanh của mình.
Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp và các nghiệp vụ liên quan đến kế toán, thuế. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mọi thủ tục pháp lý sẽ được xử lý nhanh chóng và chính xác theo quy định pháp luật. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí.