Tìm kiếm
Close this search box.

Hồ sơ và thủ tục đổi tên công ty theo quy định mới nhất

Thay đổi tên công ty
Nội dung chính:

Tên gọi của doanh nghiệp không chỉ là một danh xưng mà còn là biểu tượng cho những giá trị, lịch sử và tầm nhìn của doanh nghiệp. Việc thay đổi tên công ty cũng giống như việc thay đổi một “bộ mặt” hoàn toàn mới, phải được cân nhắc kỹ lưỡng và thường chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt như: sáp nhập, mở rộng thị trường, hoặc khi tên doanh nghiệp cũ không còn phù hợp với hình ảnh mới của doanh nghiệp.

Ví dụ như trường hợp một thương hiệu thời trang X thành lập năm 2023, đặt tên doanh nghiệp lấy cảm hứng từ tiếng Pháp, thể hiện sự khác biệt và phong cách riêng của thương hiệu. Tuy nhiên, tên công ty quá dài và khó đọc, khiến độ nhận diện thương hiệu thấp và giảm khả năng thu hút khách hàng tại thị trường Việt Nam.

Trong trường hợp này, thay đổi tên công ty có thể là giải pháp cần thiết để cải thiện tình hình kinh doanh của công ty. Vậy trường hợp công ty nào được phép đổi tên? Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm những gì?

Bài viết này sẽ chia sẻ những lợi ích và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi quyết định thay đổi tên, đồng thời hướng dẫn chi tiết thủ tục thay đổi tên công ty theo quy định pháp luật mới nhất. Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu cách lựa chọn tên công ty phù hợp để doanh nghiệp hoạt động và phát triển một cách thuận lợi và bền vững.

Văn bản pháp luật quy định về việc đổi tên công ty

Tên công ty là gì?

Tên công ty (hay còn gọi là tên thương hiệu) là tên gọi chính thức của doanh nghiệp, được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tên công ty giúp mọi người dễ dàng nhận diện và phân biệt doanh nghiệp trong cộng đồng kinh doanh. Doanh nghiệp thường lựa chọn tên phản ánh đầy đủ hoặc một phần về lĩnh vực hoạt động, mục tiêu kinh doanh, hoặc thậm chí là giá trị cốt lõi của công ty.

Theo Điều 37 của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, tên công ty hợp pháp cần bao gồm các đặc điểm sau:

  • Tên công ty thành lập buộc phải có bản dạng tiếng Việt. Ngoài ra, công ty có thể đặt thêm tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt tùy chọn.
  • Cấu trúc cơ bản của tên công ty bao gồm hai thành phần: loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Trong đó:
    • Loại hình doanh nghiệp được ghi rõ bằng các từ như: công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH), công ty cổ phần (công ty CP), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp TN).
    • Tên riêng có thể sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp đăng ký cần được ghi đầy đủ và chính xác trên bảng hiệu công ty gắn ở trụ sở chính/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh, trên các giấy tờ giao dịch thanh toán, hồ sơ, tài liệu và ấn phẩm doanh nghiệp phát hành.
Đổi tên công ty
Tên công ty là gì?

Ví dụ: Tên “Công ty TNHH Tư vấn luật và Dịch vụ Thuế 24h” là một minh chứng cho một cái tên công ty rõ ràng, phản ánh chính xác lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi cũng được biết đến với tên “Dịch Vụ Thuế 24h”, tên viết tắt ngắn gọn giúp khách hàng dễ nhớ và nhận biết thương hiệu.

Trường hợp nào cần thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp?

Doanh nghiệp đang hoạt động có thể cân nhắc về việc đổi tên công ty nếu có nhu cầu. Đây là một quyết định quan trọng, thường xuất phát từ những biến động trong hoạt động kinh doanh hoặc nhằm đáp ứng với xu hướng thị trường.

Ngoài ra, cũng có trường hợp doanh nghiệp buộc phải đổi tên theo quy định pháp luật. Dưới đây là những tình huống phổ biến doanh nghiệp cần thực hiện đổi tên:

  • Yêu cầu từ cơ quan quản lý: Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tên vi phạm quyền sở hữu công nghiệp (quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP) sẽ phải thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Thay đổi loại hình doanh nghiệp: Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng nghĩa với việc thay đổi thành phần trong tên công ty. Trường hợp này bạn cần làm thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký. Ví dụ: Công ty ABC chuyển từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần, đổi tên mới là “công ty cổ phần ABC”.
  • Trường hợp chuyển nhượng công ty: Thông thường tổ chức/cá nhân nhận chuyển nhượng từ chủ sở hữu công ty trước đó sẽ có nhu cầu đặt tên công ty mới.
  • Trùng tên hoặc tên riêng dễ nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký: Tham khảo các trường hợp tên riêng được tính là trùng lặp và phải thay đổi, quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Tên công ty sử dụng tên cá nhân: Nhiều doanh nghiệp đặt tên theo người sáng lập hoặc tên người thân và có thể gây khó khăn khi mở rộng kinh doanh hoặc khi chuyển giao công ty cho người kế thừa.
  • Tên công ty không phù hợp: Nhiều doanh nghiệp đặt tên theo sở thích cá nhân mà không phản ánh đúng ngành, nghề kinh doanh, khiến khách hàng hiểu nhầm và ảnh hưởng độ nhận diện trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm: Hồ sơ và thủ tục thay đổi tên chi nhánh công ty theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay

Thủ tục đổi tên công ty
Khi nào doanh nghiệp thực hiện đổi tên công ty?

Như vậy, doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng và cân nhắc giữa rủi ro và cơ hội khi thay đổi tên công ty đối với uy tín và nhận diện thương hiệu trên thị trường. Nếu bạn cần tư vấn về trường hợp cụ thể, hãy liên hệ Dịch Vụ Thuế 24h để nhận tư vấn chi tiết từ chuyên gia.

Thành phần hồ sơ thay đổi tên công ty chi tiết

Trước hết, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục thay đổi tên công ty. Cùng tìm hiểu danh sách những thành phần hồ sơ yêu cầu đối với mỗi loại hình công ty dưới đây:

Hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần

Tên giấy tờ

Ghi chú

Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp (có chữ ký người đại diện theo pháp luật)

Mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT

Nghị quyết/Quyết định đổi tên công ty của Hội đồng cổ đông (có chữ ký Chủ tịch hội đồng quản trị)

Văn bản cần ghi rõ nội dung sửa đổi trong Điều lệ công ty.

Bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc đổi tên công ty

Văn bản cần ghi rõ nội dung sửa đổi trong Điều lệ công ty.

Thông báo cập nhật số điện thoại, thông tin kế toán, phương pháp tính thuế

Nếu doanh nghiệp chưa đăng ký thông tin.

Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục

Trong trường hợp người đại diện công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục.

Hồ sơ thay đổi tên công ty TNHH (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên)

Thành phần hồ sơ

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp (Mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)

Nghị quyết/Quyết định đổi tên công ty của chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên

Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc đổi tên công ty

Không

Thông báo cập nhật số điện thoại, thông tin kế toán, phương pháp tính thuế (Nếu doanh nghiệp chưa đăng ký thông tin)

Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (Nếu người đại diện công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục)

Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên công ty mới nhất

Sau đây, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký đổi tên công ty theo quy định mới nhất. Căn cứ vào khoản 2 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục đổi tên công ty trong vòng 10 ngày kể từ khi có thay đổi. Thủ tục chi tiết bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và kiểm tra tên công ty mới

Theo quy định, tên công ty mới phải đảm bảo không gây nhầm lẫn hoặc vi phạm điều cấm trong Luật Doanh nghiệp. Cho nên hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra tên công ty dự kiến của mình để không bị trùng với tên các doanh nghiệp đã đăng ký.

Bạn có thể truy cập vào https://dangkykinhdoanh.gov.vn, và tích chọn và “Tìm doanh nghiệp” và nhập tên công ty cần kiểm tra vào thanh tìm kiếm. Hệ thống sẽ kiểm tra và hiển thị kết quả nếu có bất kỳ doanh nghiệp nào đã đăng ký tên tương tự hoặc giống tên dự kiến của bạn.

kiểm tra tên công ty
Kiểm tra tên công ty mới

Sau khi tên công ty đã được kiểm tra và xác nhận không trùng lặp, hãy soạn thảo bộ hồ sơ đầy đủ như Dịch Vụ Thuế 24h đã chia sẻ ở phần trên để nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký đổi tên công ty

Tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành quy trình nộp hồ sơ thay đổi tên công ty, theo quy định mới nhất như sau:

  • Nơi nộp hồ sơ:
  • Hình thức nộp hồ sơ:
    • Trực tiếp: Doanh nghiệp mang theo toàn bộ hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh, và làm việc trực tiếp với nhân viên cơ quan.
    • Qua mạng điện tử: Doanh nghiệp cần làm theo các bước hướng dẫn đăng ký và nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
    • Qua dịch vụ bưu chính: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Lệ phí đăng ký:

Theo biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC, mức lệ phí đăng ký thay đổi tên công ty là 50.000 đồng/lần cấp.

Hiện nay, bạn có thể nộp lệ phí trực tiếp tại quầy đăng ký hoặc nộp online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký. Cách thức thanh toán thông qua chuyển khoản tới tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

Lưu ý rằng, lệ phí đăng ký sẽ không được hoàn trả trong trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mới.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đổi tên công ty

Cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy biên nhận và tiến hành xử lý, xét duyệt hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ.

Trong trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do từ chối.

Bước 4: Nhận kết quả thay đổi

Sau thời gian chờ xử lý, doanh nghiệp có thể nhận kết quả giải quyết hồ sơ, cụ thể như sau:

  • Căn cứ vào ngày hẹn được ghi trên giấy biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả hồ sơ trực tiếp.
  • Nếu hồ sơ được xem xét là hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được “Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp” mới với tên công ty đã thay đổi.
Thủ tục thay đổi tên công ty
Thủ tục thay đổi tên công ty

Bước 5: Công bố thông tin thay đổi doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất thủ tục đổi tên công ty, doanh nghiệp cần phải công bố tên công ty mới thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020. Việc này nhằm đảm bảo tính minh bạch và cung cấp thông tin chính xác đến cộng đồng kinh doanh. Chi tiết như sau:

  • Lệ phí công bố trên Hệ thống thông tin quốc gia: Lệ phí công bố thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh được quy định tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC, là 100.000 đồng/lần.
  • Thời hạn thực hiện công bố: Doanh nghiệp phải đảm bảo công bố thông tin thay đổi trong vòng 30 ngày, tính từ ngày thay đổi được thực hiện.
  • Mức phạt vi phạm không thông báo hoặc thông báo quá thời hạn quy định: Hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn quy định sẽ bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng. Các mức phạt cụ thể cho từng trường hợp được quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.

Như vậy, bạn đã hoàn tất quy trình thay đổi tên công ty với các bước đơn giản. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tuân thủ quy định của mọi thủ tục, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ trọn gói của các đơn vị hỗ trợ thay đổi thông tin trên giấy phép kinh doanh. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ thay đổi tên công ty, liên hệ ngay Dịch Vụ Thuế 24h để nhận tư vấn và báo giá chi tiết!

Mẫu thông báo thay đổi tên công ty

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp cần gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như đối tác, khách hàng và các bên liên quan về quyết định đổi tên công ty. Tham khảo một số mẫu thông báo thay đổi tên công ty phổ biến sau đây:

Mẫu thông báo thay đổi tên công ty gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh

Việc đổi tên công ty đồng nghĩa với việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Do đó, bạn sử dụng cùng một mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

mẫu thông báo thay đổi tên công ty
Mẫu thông báo thay đổi tên công ty

Mẫu thông báo thay đổi tên công ty gửi tới khách hàng, đối tác

CÔNG TY CỔ PHẦN/TNHH

Số:………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

…, ngày … tháng … năm ….

 

THÔNG BÁO

Về việc thay đổi tên công ty

Kính gửi: Quý đối tác, Quý khách hàng,

Công ty Cổ phần/TNHH … chân thành cám ơn sự tin tưởng và hỗ trợ của Quý vị trong suốt thời gian qua. Với hơn … năm xây dựng và phát triển, thương hiệu … đã dần khẳng định vị thế và trở thành một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Nhằm đánh dấu sự phát triển này và đặt mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, chúng tôi trân trọng thông báo về việc thay đổi tên công ty tới toàn thể Quý khách hàng và Đối tác như sau:

1. Nội dung thay đổi chi tiết:

+ Tên cũ: Công ty cổ phần/TNHH …………………………………..

+ Tên mới: ……………………………………………………

+ Các thông tin khác không thay đổi: Mã số thuế, số điện thoại liên hệ, email, số fax, địa chỉ trụ sở chính,…của doanh nghiệp.

2. Từ ngày … tháng … năm …, chúng tôi chính thức sử dụng tên công ty mới theo sự thay đổi trên.

3. Từ ngày … tháng … năm …, kính đề nghị Quý khách hàng và đối tác vui lòng sử dụng thông tin mới khi ký kết, thanh lý hợp đồng và các giao dịch khác.

4. Thay đổi này không ảnh hưởng đến các mối quan hệ, giao dịch, nghĩa vụ dân sự và các hợp đồng đã ký kết trước đó. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ hỗ trợ ký bổ sung thêm Phụ lục hợp đồng để cập nhật tên mới.

Công ty cổ phần/TNHH … xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng và Đối tác được biết về sự thay đổi thông tin này.

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý vị!

Nơi nhận:

ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO CÔNG TY

(Ký tên, đóng dấu)

– Như trên;

– Lưu: VT

 

Sau khi thay đổi tên công ty cần làm gì?

Đăng ký thay đổi tên công ty mới chỉ là bước đầu, sau đó doanh nghiệp còn cần thực hiện một số thủ tục khác để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định và không vi phạm pháp luật. Chi tiết những công việc này cụ thể như sau:

Thay đổi con dấu theo tên công ty mới

Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ, doanh nghiệp có quyền tự quản lý con dấu pháp nhân mà không cần thông báo với cơ quan quản lý. Tuy vậy, để tạo sự đồng nhất trong văn bản và tài liệu, doanh nghiệp nên xem xét và điều chỉnh cả hình thức lẫn nội dung của con dấu.

Theo đó, doanh nghiệp có thể tự quyết định về số lượng, hình thức, nội dung và loại dấu (cơ sở khắc dấu hoặc dấu chữ ký số) của con dấu mới. Sau khi thay đổi con dấu, bạn có thể tiếp tục hoạt động với con dấu mới phản ánh đầy đủ thông tin doanh nghiệp cũng như tạo nên sự thống nhất trong quá trình giao dịch và liên lạc với các đối tác kinh doanh. Hơn nữa, việc này còn giúp bạn tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng và các bên liên quan và củng cố uy tín của doanh nghiệp.

Điều chỉnh thông tin trên Điều lệ công ty

Trong nội dung Điều lệ công ty có bao gồm thông tin tên, địa chỉ trụ sở chính, tên và địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện, theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020. Sau khi công ty thực hiện quá trình thay đổi tên, các thông tin trên Điều lệ cần phải được điều chỉnh tương ứng.

Quá trình này đảm bảo rằng toàn bộ thông tin liên quan đến công ty đều được cập nhật đầy đủ và chính xác trong tài liệu quan trọng này. Từ đó, giúp công ty duy trì tính nhất quán và không gặp vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thay đổi thông tin tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

Tài khoản ngân hàng của công ty là yếu tố không thể thiếu trong mọi giao dịch thanh toán và quản lý tài chính doanh nghiệp. Khi đổi tên doanh nghiệp, bạn cần cập nhật đồng thời thông tin trên tài khoản ngân hàng.

Để thực hiện công việc này, bạn phải liên hệ tư vấn viên ngân hàng và tới trực tiếp quầy chi nhánh đã mở tài khoản để làm các thủ tục cần thiết. Điều này giúp công ty duy trì sự liên kết với các dịch vụ ngân hàng một cách liền mạch, đồng thời đảm bảo rằng mọi giao dịch được thực hiện chính xác và hiệu quả dưới tên mới của công ty.

Thay đổi thông tin đăng ký bảo hiểm xã hội

Sau khi hoàn tất thủ tục đổi tên công ty, Doanh nghiệp cần chú ý điều chỉnh thông tin đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH). Hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin bao gồm Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Mẫu TK3-TS (ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH) và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới. Sau đó, nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký Bảo hiểm xã hội.

Thủ tục này có thể được thực hiện trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đăng ký bảo hiểm hoặc thông qua đường bưu điện hoặc dịch vụ I-VAN BHXH. Doanh nghiệp có trách nhiệm cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động và doanh nghiệp.

Thay đổi biển hiệu công ty

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp bắt buộc phải được gắn trên biển hiệu của trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, và các địa điểm kinh doanh khác của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp cũng phải xuất hiện rõ ràng trên các giấy tờ, hồ sơ tài liệu, và ấn phẩm mà doanh nghiệp phát hành.

Thay đổi tên doanh nghiệp đồng nghĩa với việc cần phải điều chỉnh biển hiệu công ty để phản ánh đúng tên mới, đảm bảo tính nhất quán và chuyên nghiệp trong hình ảnh thương hiệu. Chú ý rằng, doanh nghiệp không thực hiện thay đổi biển hiệu cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử lý hoá đơn cũ và đăng ký lại thông tin đăng ký hóa đơn điện tử

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 36 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/10/2020 của Chính phủ, khi doanh nghiệp đổi tên công ty, hóa đơn cũ phải được xử lý theo quy trình như sau:

  • Đối với các biên lai đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng: Nếu có nhu cầu sử dụng tiếp, doanh nghiệp có thể đóng dấu tên và địa chỉ mới bên cạnh thông tin đã in sẵn trước đó. Sau đó, gửi thông báo điều chỉnh thông tin đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Mẫu số 02/ĐCPH-BLG thuộc Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
  • Nếu không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng, doanh nghiệp thực hiện quy trình hủy các số hóa đơn chưa sử dụng. Sau đó thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế quản lý.

Quá trình này yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký lại thông tin đăng ký hóa đơn điện tử mới theo quy định để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của quá trình kế toán và thuế.

Xem thêm: Mở rộng thị trường kinh doanh NHANH CHÓNG với Dịch vụ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh Chuyên Nghiệp tại Dịch Vụ Thuế 24h!

Thay đổi thông tin chữ ký số (token)

Chữ ký số doanh nghiệp là một phương tiện điện tử được sử dụng để xác thực và chứng thực các tài liệu điện tử của doanh nghiệp. Bạn cần cập nhật tên công ty trên chữ ký số để duy trì tính bảo mật, tối ưu hiệu quả quản lý các giao dịch trực tuyến của doanh nghiệp.

Các bước cơ bản để thực hiện thay đổi chữ ký số doanh nghiệp gồm có:

  • Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ sau:
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới sau khi thay đổi tên.
    • Bản sao giấy tờ cá nhân của người đại diện doanh nghiệp trên pháp luật.
    • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 2: Gửi Hồ sơ yêu cầu thay đổi tên công ty qua các phương tiện như chuyển phát nhanh, đến trực tiếp, hoặc qua email tới nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số.
  • Bước 3: Nhà cung cấp tiếp nhận hồ sơ, xác minh thông tin và thực hiện thủ tục thay đổi trên chữ ký số.
  • Bước 4: Ký xác nhận về việc thay đổi thông tin và bạn có thể bắt đầu sử dụng chữ ký số mới trong các giao dịch điện tử.
  • Bước 5: Cập nhật thông tin mới trong các hệ thống quản lý thuế, bảo hiểm xã hội, phần mềm xuất hóa đơn, và các trang kê khai điện tử khác.
Đổi chữ ký số khi thay đổi tên công ty
Đổi chữ ký số khi thay đổi tên công ty

Sửa đổi thông tin về công ty trên văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là một giấy chứng nhận pháp lý do cơ quan chức năng cấp, chứng minh quyền sở hữu và bảo vệ độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 của Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ, do Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường ký ngày 08/7/2022, doanh nghiệp có thể yêu cầu cơ quan quản lý sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ:

  • Thay đổi, sửa chữa những thiếu sót liên quan đến tên và quốc tịch của tác giả, tên và địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ.
  • Thay đổi về mô tả tính chất, chất lượng đặc thù hoặc khu vực địa lý.
  • Thay đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc chứng nhận.

Lưu ý rằng doanh nghiệp có thể phải nộp các khoản phí, lệ phí liên quan để sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Những lưu ý về đặt tên công ty, doanh nghiệp

Tên công ty không chỉ là tên gọi nhãn hiệu đơn giản, mà nó còn là cơ sở xác định doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, khi chọn tên công ty, doanh nghiệp cần tránh các trường hợp trùng lặp hoặc dễ gây nhầm lẫn với công ty khác (quy định tại Điều 38, 39, 41 Luật Doanh nghiệp 2020). Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về cách đặt tên công ty bạn cần biết:

  • Không được đặt tên tiếng Việt trùng lặp hoặc đọc giống với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên toàn quốc.
  • Không được sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp mà không có sự chấp thuận từ cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Tên doanh nghiệp không được chứa các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • Tên viết tắt không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài phải được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
  • Trường hợp tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, có thể viết tắt hoặc giữ nguyên so với tên tiếng Việt của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tên bằng tiếng nước ngoài phải được hiển thị ở khổ chữ nhỏ hơn so với tên tiếng Việt trên bảng hiệu hay các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu, và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư có tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký, thì không bắt buộc phải đổi tên.
  • Nghiêm cấm đặt tên trùng với các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ quyền sở hữu.
  • Tránh đặt tên riêng của công ty chỉ khác với tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự, một chữ cái (tính cả chữ F, J, Z, W) trong bảng chữ cái tiếng Việt, một ký hiệu (như “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”) được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng đó.
  • Tránh đặt tên riêng có thêm “tân,” “mới,” hoặc các từ chỉ địa lý vùng miền như “miền Bắc, miền Nam,…” mà doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng.

Trên đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn tránh sai sót khi đặt tên doanh nghiệp của mình. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu quả tốt hơn, hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ thay đổi tên công ty trọn gói từ các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp như Dịch Vụ Thuế 24h.

Lợi thế của của chúng tôi là có thể hỗ trợ bạn dịch vụ từ A tới Z với chi phí vô cùng cạnh tranh. Theo dõi phần tiếp theo để biết chi tiết giá dịch vụ và các quyền lợi khi sử dụng dịch vụ tại Dịch Vụ Thuế 24h!

Dịch vụ thay đổi tên công ty trọn gói, giá rẻ tại Dịch Vụ Thuế 24h

Tư Vấn Luật và Dịch Vụ Thuế 24h là đơn vị uy tín có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán – thuế – luật doanh nghiệp. Chúng tôi tự hào cung cấp dịch vụ đổi tên công ty trọn gói cũng như dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh với chi phí hợp lý, mang đến giải pháp nhanh chóng và thuận tiện cho nhiều khách hàng doanh nghiệp.

Cam kết với khách hàng về dịch vụ thay đổi tên công ty

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết mang đến trải nghiệm dịch vụ thay đổi tên công ty, doanh nghiệp thuận lợi và toàn diện cho khách hàng. Chúng tôi áp dụng quy trình chuyên nghiệp, đơn giản hóa mọi thủ tục và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ khách hàng từ việc tư vấn thủ tục, soạn thảo hồ sơ, đại diện nộp hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả thay đổi.

Khi sử dụng dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ nhận được:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tên công ty mới.
  • Con dấu doanh nghiệp với tên mới.
  • Hồ sơ nội bộ để lưu trữ tại văn phòng.
  • Hướng dẫn chi tiết thủ tục sau khi đổi tên doanh nghiệp.

Báo giá dịch vụ thay đổi tên công ty

Dịch Vụ Thuế 24h đem đến dịch vụ thay đổi tên công ty trọn gói với chi phí vô cùng hợp lý. Đối với gói dịch vụ này, khách hàng chỉ cần thanh toán phí dịch vụ của chúng tôi là 400.000 đồng. Ngoài ra, Quý khách sẽ phải đóng một số lệ phí cho Cơ quan Nhà nước, bao gồm:

  • Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký: 200.000 đồng.
  • Lệ phí công bố trên Cổng thông tin quốc gia: 300.000 đồng.
  • Chi phí làm con dấu mới: 400.000 đồng.

Khi lựa chọn Dịch Vụ Thuế 24h, quý khách sẽ nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và tận tâm với báo giá chi phí minh bạch, cụ thể tùy theo nhu cầu. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn từ chuyên gia.

Chi phí thay đổi tên công ty tại Dịch Vụ Thuế 24h
Chi phí thay đổi tên công ty tại Dịch Vụ Thuế 24h

Các câu hỏi thường gặp khi thay đổi tên công ty

Ai là người chịu trách nhiệm đăng ký đổi tên doanh nghiệp?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ khi có quyết định thay đổi. Thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp cần được thực hiện đúng thời hạn để đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật, tránh các vấn đề pháp lý phát sinh.

Trường hợp nào không được phép thay đổi tên công ty?

Doanh nghiệp không thể thay đổi tên trong các trường hợp sau:

  • Đã nhận thông báo vi phạm hoặc bị yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Đang thực hiện quá trình giải thể theo quyết định của tổ chức
  • Yêu cầu từ tòa án, cơ quan thi hành án, hoặc cơ quan công an liên quan.

Thời hạn giải quyết thay đổi tên công ty mất bao lâu?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ và trả kết quả đổi tên công ty trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thời gian thực hiện một số công việc bổ sung sau đó như là đổi con dấu, hóa đơn, biển hiệu,…

Nếu sử dụng dịch vụ trọn gói tại Dịch Vụ Thuế 24h, quý khách hàng có thể hoàn thành quy trình nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi cam kết thời gian hoàn tất thủ tục đổi tên công ty chỉ từ 3-4 ngày làm việc, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức.

Thay đổi tên công ty có phải thay đổi mã số thuế?

Không, việc đổi tên công ty không làm thay đổi mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số thuế là một mã định danh duy nhất được cấp khi doanh nghiệp thành lập. Mã số thuế được duy trì nhằm đảm bảo tính nhất quán và duy nhất của thông tin thuế liên quan đến doanh nghiệp.

Việc này chỉ ảnh hưởng đến các thông tin khác như chữ ký số, hóa đơn, nhưng không liên quan đến mã số thuế. Ngoài ra, doanh nghiệp không cần phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế khi thay đổi tên công ty. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển thông tin thay đổi tới cơ quan thuế mà không yêu cầu doanh nghiệp kê khai lại.

Có phải ký lại hợp đồng với đối tác sau khi hoàn thành thủ tục thay đổi tên công ty không?

Không, việc thay đổi tên doanh nghiệp không đòi hỏi việc ký lại hợp đồng với đối tác. Hợp đồng đã được ký trước đó với tên doanh nghiệp cũ vẫn giữ nguyên giá trị và hiệu lực. Doanh nghiệp có thể sử dụng tên mới khi xuất hóa đơn, nhưng không cần thực hiện việc ký lại hợp đồng với đối tác.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về thủ tục thay đổi tên công ty theo quy định mới nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp doanh nghiệp tránh gặp rủi ro pháp lý không mong muốn và duy trì sự nhất quán trong hoạt động kinh doanh.

Dịch vụ thuế 24h tự hào cung cấp giải pháp hiệu quả và thuận tiện cho doanh nghiệp trong mọi thủ tục pháp lý phức tạp. Với đội ngũ chuyên gia và luật sư hàng đầu, chúng tôi cam kết giúp Quý khách hoàn tất thay đổi tên doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Liên hệ ngay chúng tôi qua Hotline hoặc để lại thông tin để nhận được tư vấn và hỗ trợ tận tâm và chuyên nghiệp!

Bài viết mới nhất

doanh nghiệp là gì

Khái niệm doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp không đơn thuần là một thực thể được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn bao hàm nhiều yếu tố pháp lý và cấu trúc tổ chức phức tạp. Định nghĩa về doanh nghiệp là gì? không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận, mà còn liên quan đến các quy định pháp luật, các hình thức tổ chức khác nhau và trách nhiệm của các bên liên quan. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, đặc điểm và những khía cạnh pháp lý liên quan đến các loại hình doanh nghiệp, hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá chi tiết trong bài viết này. Căn cứ pháp lý  Luật Doanh nghiệp 2020:  Thiết chế các quy phạm pháp luật quy định về những điều kiện, trình tự thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg: Hệ thống ngành nghề kinh tế hợp pháp tại Việt Nam. Tổng quan về doanh nghiệp Khái niệm doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp, theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, là tổ chức được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo

nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên

Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên?

Khi bắt đầu khởi nghiệp, việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất mà mỗi doanh nhân cần xem xét kỹ lưỡng. Đối với nhiều người, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được xem là lựa chọn phổ biến nhờ tính linh hoạt và an toàn về trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên? Mỗi loại hình đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục tiêu kinh doanh khác nhau. Bài viết này sẽ giúp các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại hình công ty TNHH, từ đó hỗ trợ có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bước đầu khởi nghiệp của mình. Văn bản pháp luật quy định về thành lập công ty TNHH Luật Doanh nghiệp 2020: quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

Nhân viên nhà nước có được mở công ty hay không

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tăng thêm thu nhập của viên chức là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, với vai trò là người làm việc trong hệ thống công quyền, việc thành lập doanh nghiệp dẫn đến sự xung đột lợi ích và minh bạch trong quản lý, gây ảnh hưởng an sinh xã hội. Do đó, viên chức cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định liên quan trước khi quyết định tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vậy công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên theo các quy định pháp luật hiện hành trong bài viết dưới đây. Văn  bản pháp luật quy định về thành lập doanh nghiệp  Luật Doanh nghiệp 2020 Luật Viên chức 2010 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 Viên chức là ai? Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Là các tổ chức do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị –

kỳ kê khai thuế gtgt

Quy định về chu kỳ kê khai thuế GTGT mới nhất

Mỗi tổ chức và cá nhân kinh doanh đều có nghĩa vụ kê khai đầy đủ các giao dịch chịu thuế GTGT phát sinh đúng hạn cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn phải chịu các khoản phạt và lãi suất cao do nộp tờ khai chậm trễ. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP về việc gia hạn thời gian nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trong nửa cuối năm 2024, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính trong giai đoạn thị trường nhiều biến động. Vậy xác định chu kỳ kê khai thuế GTGT như thế nào? Việc tuân thủ thời hạn nộp tờ khai thuế sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình đóng thuế và tránh rủi ro vi phạm pháp lý. Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các thay đổi trong kỳ khai thuế GTGT năm 2024, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi ích từ chính sách gia hạn này. Tìm hiểu ngay! Văn bản pháp luật quy định về kê khai thuế GTGT: Nghị

cổ tức là gì

Cổ tức là gì? Quy trình và cách chia cổ tức trong công ty cổ phần

Quý 2/2024 đã chứng kiến một sự tăng trưởng ấn tượng với tổng lợi nhuận sau thuế của 482 doanh nghiệp niêm yết tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2023, vượt mức tăng trưởng 16,5% của quý 1(1). Thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết cũng đã tổ chức xong đại hội đồng cổ đông 2024 (ĐHĐCĐ), và công bố kết quả kinh doanh và chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu.  Vậy cổ tức là gì và có những loại cổ tức nào? Quy trình chi trả cổ tức diễn ra như thế nào? Việc hiểu rõ những thông tin này là cần thiết để nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh gặp rủi ro tài chính không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, quy định chi trả cổ tức và cách chia cổ phần trong công ty qua bài viết dưới đây. Văn bản pháp luật quy định về cổ tức Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14: Quy định về khái niệm cổ tức là gì, hình thức và quy trình chi trả cổ tức cho cổ đông

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.