Theo báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy năm 2023 ghi nhận con số kỷ lục với gần 160.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 7,24% so với năm 2022(1).
Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh trong các lĩnh vực như Dịch vụ bán buôn, bán lẻ, Giáo dục, Y tế, một số ngành nghề đặc thù khác lại giảm mạnh. Điển hình là nhiều doanh nghiệp trong ngành Tài chính ngân hàng, Bảo hiểm và Bất động sản phải đối mặt với khó khăn về dòng tiền và các thách thức pháp lý.
Dựa trên xu hướng thị trường hiện nay, các chuyên gia dự báo trong năm 2024, nhu cầu mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tăng cao. Vậy cần những điều kiện gì để thay đổi ngành nghề kinh doanh? Thủ tục đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề như thế nào?
Để giúp bạn thực hiện đúng quy trình thay đổi ngành nghề kinh doanh và nhanh chóng nắm bắt thị trường, Dịch Vụ Thuế 24h đã tổng hợp mọi thông tin bạn cần biết trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Văn bản pháp luật về thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021: Quy định chung về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 04/01/2021: Quy định về thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2021: Cung cấp văn bản, biểu mẫu đăng ký thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/08/2018: Quy định về Hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam, bao gồm mã ngành, nghề theo cấp độ và nhóm ngành.
Thế nào là thay đổi ngành nghề kinh doanh?
Thay đổi ngành nghề kinh doanh là quá trình doanh nghiệp đăng ký điều chỉnh lĩnh vực hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc này có thể bao gồm mở rộng sang các lĩnh vực mới, thu hẹp mô hình kinh doanh hiện tại, hoặc chuyển hướng hoàn toàn sang ngành khác.
Đây là một quyết định quan trọng của doanh nghiệp, thường đến từ sự thay đổi chiến lược kinh doanh, nắm bắt nhu cầu khách hàng theo xu hướng thị trường. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh biến đổi liên tục, thay đổi ngành nghề kinh doanh là chìa khóa để giữ vững và phát triển doanh nghiệp theo thời gian.
Lấy một ví dụ tình huống như sau, một công ty X thành lập từ cuối năm 2022, hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính doanh nghiệp.
Trong năm 2023, họ nhận thức rằng nhu cầu của khách hàng cá nhân trong việc quản lý đầu tư và tài chính ngày càng tăng cao. Do đó, công ty X quyết định đăng ký bổ sung một số ngành như: Quản lý quỹ đầu tư cá nhân, Bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ tài chính khác.
Công ty mở rộng nhiều dịch vụ để cung cấp giải pháp tài chính toàn diện và cá nhân hóa cho khách hàng của mình. Sự chuyển đổi giúp họ tận dụng xu hướng tăng trưởng trong nhu cầu tư vấn tài chính cá nhân, mang lại giá trị gia tăng và mối quan hệ mạnh mẽ hơn với khách hàng.
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu thay đổi giấy phép kinh doanh có thể tham khảo ngay 29 ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh mới nhất hiện nay
Trường hợp nào doanh nghiệp được phép đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh?
Đối với doanh nghiệp, quyền được đăng ký thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề là cơ hội để đổi mới chiến lược, nâng cao hiệu suất kinh doanh. Dưới đây là những trường hợp doanh nghiệp được phép đăng ký thay đổi và một số điều kiện quan trọng kèm theo:
Trường hợp đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh |
Lưu ý |
Doanh nghiệp chưa đăng ký thông tin liên lạc của công ty |
Doanh nghiệp phải thực hiện bổ sung đầy đủ số điện thoại, số fax, địa chỉ email, địa chỉ website (nếu có). |
Doanh nghiệp đăng ký bổ sung mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam |
– Không được đăng ký bổ sung ngành nghề trùng với ngành nghề đã có. – Không bổ sung các ngành nghề cấm kinh doanh (theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020). – Không được đăng ký ngành nghề dễ gây nhầm lẫn với cơ quan, tổ chức Nhà nước như cơ quan thanh tra. – Cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể nếu ngành nghề đăng ký thuộc danh sách 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020). – Toàn bộ ngành nghề hiện có không thể bị rút bỏ hoàn toàn. |
Có đầy đủ thông tin đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trên Hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia |
Các thông tin đăng ký phải được kê khai đầy đủ và chính xác. |
Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật |
Hồ sơ đăng ký phải tuân thủ các quy định pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp. |
Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật |
Nộp lệ phí theo hướng dẫn tại Cơ quan đăng ký để hoàn tất thủ tục. |
Có thể bạn quan tâm: Thủ tục và hồ sơ chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Mặc dù thông tin ngành, nghề kinh doanh không còn xuất hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên khoản 1 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã quy định rõ, doanh nghiệp phải thông báo về thay đổi ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với Cơ quan quản lý. Sau đây là các giấy tờ hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh cần thiết mà bạn cần chuẩn bị, theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người đại diện công ty theo pháp luật (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.)
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp về thay đổi ngành, nghề kinh doanh:
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên, công ty hợp danh: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên.
- Đối với công ty cổ phần: Quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Đối với công ty TNHH một thành viên: Quyết định của chủ sở hữu công ty.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (mẫu Phụ lục II-14 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
- Văn bản ủy quyền cho người/ tổ chức khác nộp hồ sơ (nếu có).
- Bản sao công chứng một trong các giấy tờ cá nhân (còn hiệu lực) của người nộp hồ sơ:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài.
Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Quy trình thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ và nắm vững quy định pháp luật mới nhất. Sau đây, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn bạn năm bước đơn giản để thực hiện quá trình đăng ký.
- Bước 1: Tra cứu mã ngành, nghề kinh doanh muốn bổ sung
Trước hết, bạn cần tra cứu danh mục các ngành, nghề thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại Phụ lục I (ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg).
Sau đó, hãy xác định đúng ngành, nghề cần thay đổi và ghi lại chính xác mã ngành nghề cấp 4 (được mã hóa bằng bốn chữ số).
- Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
Tiếp theo, bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký theo quy định, bao gồm các loại giấy tờ đã nêu ở mục 3 trên đây.
- Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Hiện có hai cách thức nộp hồ sơ linh hoạt để bạn lựa chọn, tùy theo nhu cầu đó là:
- Đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tại Tỉnh/Thành phố nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp để nộp hồ sơ trực tiếp. Lưu ý thời gian nộp vào giờ hành chính các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
- Nộp hồ sơ trực tuyến và làm theo hướng dẫn đăng ký tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn.
- Lưu ý tại một số tỉnh thành phía Nam như TP.HCM và Bình Dương hiện chỉ chấp nhận hồ sơ trực tuyến.
Bạn cũng cần nộp đầy đủ lệ phí đăng ký và bố cáo về thay đổi ngành, nghề kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.
- Bước 4: Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy biên nhận cho bạn và tiến hành kiểm tra, xử lý hồ sơ hợp lệ trong vòng 3 ngày làm việc.
Trong trường hợp có phản hồi về việc bổ sung, điều chỉnh thông tin hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản tới bạn.
Ngoài ra, đối với hồ sơ được nộp online qua tài khoản đăng ký kinh doanh, bạn có thể theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ ngay trên Hệ thống.
- Bước 5: Nhận giấy xác nhận thay đổi ngành nghề
Khi hồ sơ đã được chấp thuận, bạn có thể tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả theo lịch hẹn trên giấy biên nhận. Trường hợp nộp online, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi giấy xác nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh qua đường bưu điện cho bạn.
Lưu ý: Nếu có thay đổi về doanh nghiệp trong thời gian gần, bạn cần cập nhật và bổ sung đầy đủ thông tin kế toán, đăng ký thuế, và thông tin liên hệ trên Cổng thông tin quốc gia.
Như vậy là bạn đã hoàn thành thủ tục thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh với năm bước cơ bản. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ hay bạn không có thời gian để tự thực hiện thủ tục phức tạp, hãy tham khảo dịch vụ thay đổi ngành nghề kinh doanh của chúng tôi.
Ngoài dịch vụ hay đổi ngành nghề kinh doanh Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ tư vấn các loại thủ tục như: thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật, thủ tục thay đổi tên công ty, thủ tục thay đổi địa chỉ công ty,….Đội ngũ chuyên gia của Dịch Vụ Thuế 24h với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thuế – luật sẽ hỗ trợ tư vấn và giúp bạn hoàn tất mọi thủ tục nhanh chóng.
Những điều cần lưu ý khi thay đổi ngành nghề kinh doanh
Ngoài việc xác định rõ mục tiêu và cẩn trọng khi quyết định thay đổi hay bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý. Nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của quá trình tiến hành thủ tục, doanh nghiệp cần chú ý đến các điểm sau:
Lưu ý khi thực hiện thủ tục
- Tránh việc viết tay trực tiếp lên các mẫu hồ sơ và sử dụng giấy kích thước A4 cho hồ sơ và các bản sao y giấy tờ để đảm bảo sự chuyên nghiệp và dễ quản lý.
- Thời hạn đăng ký thay đổi: Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ ngày có Quyết định hoặc Nghị quyết thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
- Doanh nghiệp cần đăng ký thông tin liên lạc và thay đổi mã ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, đồng thời cập nhật thông tin trên Giấy phép kinh doanh nếu chưa có.
- Kiểm tra và cập nhật thông tin liên quan đến đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để tránh sai sót và đồng bộ hóa dữ liệu quản lý.
Lưu ý khi ghi mã ngành kinh tế Việt Nam
- Thay đổi mã ngành, nghề kinh doanh cấp bốn trong hồ sơ đăng ký: Doanh nghiệp cần lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Bạn có thể tra cứu mã ngành tại Phụ lục I của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Ví dụ: Ngành “Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác” có mã ngành cấp 4 là 4511.
- Đối với ngành kinh doanh có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề: Doanh nghiệp cần tìm mã ngành cấp bốn tương ứng với tên của ngành nghề ghi trên văn bản pháp luật quy định.
Ví dụ: Nếu công ty bạn cung cấp dịch vụ “Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất”, thuộc lĩnh vực “Kinh doanh bất động sản” có mã ngành cấp 4 là 6820.
- Nếu ngành, nghề đăng ký không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam: Trường hợp này, bạn cần thông báo cho Bộ KH&ĐT để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty Pet chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc, spa và y tế cho thú cưng. Họ có thể đăng ký tên ngành nghề là “Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc thú cưng” thuộc nhóm ngành “Hoạt động thú y” – mã 7500.
- Trường hợp muốn ghi ngành nghề cụ thể: Doanh nghiệp có thể lựa chọn một ngành cấp bốn liên quan và ghi tên chi tiết ngành, nghề kinh doanh bên dưới, tuy nhiên phải đảm bảo phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty bạn là Agency quảng cáo, bạn có thể điền thông tin ngành chi tiết là “Dịch vụ truyền thông sáng tạo và tiếp thị nội dung số” dưới ngành cấp bốn: Quảng cáo – mã 7310.
Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế mới nhất hiện nay
Cần làm gì sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh?
Sau khi thực hiện thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần làm thêm một số bước công bố và cập nhật thông tin, để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của thông tin đăng ký. Một số công việc không thể thiếu bạn cần làm gồm có:
- Yêu cầu hiệu đính Giấy xác nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh:
Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trong Giấy xác nhận được cấp không chính xác so với hồ sơ đăng ký, bạn cần gửi thông báo yêu cầu hiệu đính nội dung đó cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Thông báo tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh:
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh bất cứ khi nào. Tuy nhiên bạn cần thông báo về thời điểm, thời hạn tạm ngừng và tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Ví dụ: Doanh nghiệp dịch vụ Công nghệ thông tin thông báo tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/03/2024 đến 31/03/2024 vì lý do cải thiện hệ thống và nâng cấp dịch vụ.
- Công bố thông tin thay đổi công khai trên Cổng thông tin quốc gia:
Căn cứ vào Khoản 2, khoản 3 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp cần thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu có thay đổi về ngành, nghề kinh doanh. Thời hạn công bố là 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Mức phạt về hành vi không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
Nếu doanh nghiệp không thực hiện thông báo thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh, có thể nhận hậu quả nặng nề và bị xử phạt hành chính. Không chỉ vậy, nó còn làm ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh cạnh tranh.
Các mức phạt cho từng hành vi vi phạm về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp chịu cảnh cáo đối với hành vi thông báo sau thời hạn từ 1 – 10 ngày.
- Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng: Vi phạm thời hạn thông báo từ 11 – 30 ngày.
- Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng: Vi phạm thời hạn thông báo từ 31 – 90 ngày.
- Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng: Vi phạm thời hạn thông báo từ 91 ngày trở lên.
- Phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng: Không thực hiện thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Các mức phạt này nhấn mạnh đến sự nghiêm trọng của việc không thực hiện thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh đúng hạn. Ngoài ra, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi thông báo bổ sung đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định, để khắc phục hậu quả vi phạm.
Thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh nhanh chóng với Dịch Vụ Thuế 24h
Dịch Vụ Thuế 24h tự hào là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, thuế và luật doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sự tận tâm trong mỗi dịch vụ, chúng tôi đã giúp nhiều doanh nghiệp thực hiện thành công thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Mời Quý khách tham khảo quy trình triển khai dịch vụ tại Dịch Vụ Thuế 24h:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng và tư vấn thủ tục
Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ dựa vào những thông tin khách hàng cung cấp để tư vấn chi tiết về thủ tục xin cấp phép và quy định pháp luật liên quan đến thay đổi ngành nghề kinh doanh.
- Bước 2: Hỗ trợ khách hàng soạn hồ sơ
Chúng tôi sẽ tổng hợp và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.
- Bước 3: Đại diện làm việc với Cơ quan Nhà nước
Với dịch vụ trọn gói, khách hàng chỉ cần làm giấy ủy quyền, sau đó chuyên gia của Dịch Vụ Thuế 24h sẽ thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại cơ quan quản lý.
- Bước 4: Hướng dẫn hoàn tất những công việc sau thay đổi
Doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục bổ sung sau khi hoàn thành quá trình thay đổi ngành nghề như là công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh, soạn thảo lại điều lệ công ty. Nếu khách hàng cần hỗ trợ xử lý thêm các thủ tục này, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và thực hiện.
- Bước 5: Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng
Cuối cùng, Quý khách sẽ được trao nhận tận tay giấy xác nhận thay đổi và toàn bộ các giấy tờ liên quan trước khi kết thúc và bàn giao hợp đồng dịch vụ.
Quyền lợi của khách hàng khi lựa chọn Tư Vấn Luật Và Dịch Vụ Thuế 24h:
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại TP. HCM trọn gói sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng thủ tục hành chính phức tạp, đảm bảo 100% khách hàng nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Chi phí hợp lý: Chúng tôi đem đến giải pháp toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tham khảo mức phí dịch vụ thay đổi ngành, nghề kinh doanh trọn gói là 900.000 đồng. Liên hệ ngay để nhận tư vấn và báo giá chi tiết!
- Đội ngũ chuyên nghiệp và tận tâm: Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, cam kết mang đến trải nghiệm dịch vụ xuất sắc. Chúng tôi còn hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề cho khách hàng 24/7.
- Cam kết bảo mật thông tin: Đảm bảo thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật tuyệt đối, không rò rỉ cho bên thứ ba, không chỉ trong quá trình sử dụng dịch vụ mà còn sau khi hết hạn hợp đồng.
Dịch Vụ Thuế 24h cam kết mang lại sự thuận tiện và an tâm cho doanh nghiệp trong hành trình đổi mới và phát triển trong tương lai.
Câu hỏi thường gặp về đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Thời gian xét duyệt thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh là bao lâu?
Trong thời gian từ 3-5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xử lý và xét duyệt hồ sơ. Sau khi hồ sơ được duyệt, bạn sẽ nhận được Giấy xác nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Lệ phí đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh là bao nhiêu?
Theo quy định mới nhất, lệ phí đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh bao gồm 2 loại sau:
- Lệ phí công bố thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia: 300.000 đồng
- Lệ phí nộp hồ sơ và cấp giấy xác nhận bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh tại sở Kế Hoạch và Đầu Tư: 200.000 đồng.
Tổng cộng, doanh nghiệp phải chi trả 500.000 đồng cho Cơ quan Nhà nước khi làm thủ tục này.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bên thứ ba giúp bạn thực hiện toàn bộ thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh, chi phí dịch vụ sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị cung cấp. Tham khảo chi phí dịch vụ trọn gói tại Dịch Vụ Thuế 24h là 900.000 đồng (đã bao gồm lệ phí nộp Nhà nước).
Có phải làm thủ tục tại Sở KH & ĐT khi thay đổi ngành nghề kinh doanh không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư của tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp.
Quy trình này bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề, và nộp hồ sơ theo đúng yêu cầu và quy định tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Tìm hiểu hướng dẫn thủ tục chi tiết tại mục 3 và 4 trong bài viết này.
Phải đăng ký thay đổi thế nào nếu ngành nghề kinh doanh không có mã ngành cấp 4?
Nếu ngành nghề kinh doanh không có mã ngành cấp 4, doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi theo quy trình sau:
- Lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn có sẵn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Sau đó, ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp bên dưới ngành cấp bốn đã chọn.
- Quan trọng nhất là đảm bảo rằng ngành, nghề chi tiết này phải phản ánh đúng và phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp có thể đăng ký và bổ sung ngành nghề kinh doanh một cách chính xác và đúng quy định pháp luật.
Có bị hạn chế gì khi đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh không?
Khi đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số hạn chế và điều kiện nhất định:
- Trường hợp bổ sung hoặc thay đổi ngành nghề có điều kiện (quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020), doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật để được hoạt động trong ngành nghề mới.
- Nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện tại thời điểm đăng ký, cần thực hiện thay đổi doanh nghiệp để phù hợp với ngành nghề kinh doanh mới. Ví dụ: Công ty Y muốn bổ sung ngành “Dịch vụ bảo vệ” cần đáp ứng đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy và có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp bổ sung ngành nghề có điều kiện liên quan đến vốn pháp định, doanh nghiệp cần tăng vốn điều lệ nếu vốn hiện tại không đáp ứng yêu cầu. Ví dụ: Công ty Z sở hữu mức vốn điều lệ là 100 triệu đồng, và muốn thay đổi sang ngành “Kinh doanh sản xuất phim” có điều kiện vốn điều lệ đạt 200 triệu đồng (theo quy định tại Điều 03 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP). Do đó, công ty Z cần đăng ký tăng vốn điều lệ đồng thời để được phép thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong các ngành nghề có điều kiện khi đáp ứng đủ các yêu cầu pháp luật.
Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh?
Để tra cứu mã ngành nghề kinh doanh, có thể thực hiện theo 2 cách như sau:
- Tra cứu trực tiếp tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam: Bạn có thể tra cứu thủ công mã ngành nghề kinh doanh theo danh mục ngành, nghề quy định trong Phụ lục I của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
- Tra cứu trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ mọi điều bạn cần biết về thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh theo quy định mới nhất. Quy trình thay đổi ngành nghề không chỉ nhằm đảm bảo tính pháp lý mà còn ảnh hưởng đến quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Để giúp bạn hoàn tất thủ tục nhanh chóng và hiệu quả, dịch vụ trọn gói của Dịch Vụ Thuế 24h là lựa chọn thích hợp. Liên hệ ngay với chúng tôi để trải nghiệm sự thuận tiện và chuyên nghiệp trong mọi thủ tục đăng ký kinh doanh.
*Nguồn tham khảo:
https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-1-3/INFOGRAPHIC-Tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-nam-202ngptjl.aspx