Tìm kiếm
Close this search box.

Hướng dẫn 3 cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể dễ dàng

tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh
Nội dung chính:

Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh giúp chúng ta dễ dàng xác nhận thông tin cần biết về hộ kinh doanh, đồng thời hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan, nghĩa vụ nộp thuế, quản lý thuế một cách hiệu quả hơn.

Nhưng bạn chưa biết làm thế nào để tra cứu mã số thuế (MST) hộ kinh doanh?

Không cần mất thời gian hay cảm thấy rắc rối khi không biết tìm kiếm thông tin ở đâu, sau đây là 3 cách miễn phí và vô cùng dễ thực hiện giúp bạn tra ngay mã số này. Đọc ngay bài hướng dẫn chi tiết cùng Dịch Vụ Thuế 24h bên dưới!

Mã số thuế hộ kinh doanh là gì?

Mã số thuế hộ kinh doanh là một dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế, được cấp cho các hộ kinh doanh khi họ đăng ký kinh doanh(1). Đây là một phần quan trọng của quy trình đăng ký doanh nghiệp.

mã số thuế hộ kinh doanh là gì
Mã số thuế hộ kinh doanh là gì?

Hãy xem mã số thuế hộ kinh doanh như là một “chứng minh nhận diện” cho hộ kinh doanh. Giống như một số CMND/CCCD của cá nhân, mã số này giúp chính phủ và các cơ quan liên quan xác định và theo dõi hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Bên cạnh đó nó cũng đóng vai trò như một phương tiện để cơ quan thuế dễ theo dõi và quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh.

Ví dụ, mã số này có thể là 8114559445-001. Mã số này sẽ được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh CẦM ĐỒ BẢO AN 24/7 và cũng sẽ được sử dụng để nộp thuế và thực hiện các thủ tục thuế khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ.

mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới nhất

Mã số thuế của hộ kinh doanh dùng để làm gì?

Mã số thuế của hộ kinh doanh phát huy vai trò thiết yếu trong việc quản lý thuế và các hoạt động kinh doanh của hộ. Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h điểm qua 4 lợi ích chính:

  • Phân biệt danh tính hộ kinh doanh: Khi giao dịch với các cơ quan, ngân hàng, hoặc đối tác kinh doanh, mã số thuế giúp phân biệt hộ kinh doanh này với các đơn vị khác. Ví dụ, khi một hộ kinh doanh muốn mở tài khoản ngân hàng để tiếp nhận thanh toán từ khách hàng, họ sẽ cung cấp mã số thuế của hộ kinh doanh để ngân hàng xác định danh tính của họ.
  • Hỗ trợ trong thủ tục hành chính và pháp lý: Giúp hộ kinh doanh thuận tiện hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ. Ví dụ, khi hộ kinh doanh cần chứng minh danh tính của mình trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế hộ kinh doanh là một trong những thông tin quan trọng được yêu cầu.
  • Thuận tiện trong nghĩa vụ nộp thuế, báo cáo thuế: Mã số thuế của hộ được sử dụng để nộp các loại thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh. Khi hộ kinh doanh nộp tờ khai thuế, mã số được dùng để xác định đối tượng nộp thuế và tính toán các khoản thuế cần nộp. Ngoài ra, nó còn giúp định danh và phân loại các khoản thu, chi, và ghi chép kế toán một cách chính xác, khiến cho quá trình quản lý tài chính và kế toán trở nên dễ dàng và minh bạch hơn.
  • Dễ dàng tra cứu thông tin hộ kinh doanh: Bằng cách nhập mã số này, chúng ta sẽ biết được tên hộ kinh doanh, địa chỉ đăng ký, và các thông tin liên quan khác. Chẳng hạn, một tổ chức muốn kiểm tra thông tin về một hộ kinh doanh trước khi ký kết hợp đồng cung ứng hàng hoá, họ có thể sử dụng mã số hộ kinh doanh để tra cứu thông tin này trên trang web của cơ quan thuế.

Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể đơn giản, nhanh chóng

cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh
3 cách tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể

Cách 1: Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh qua trang của Tổng cục thuế

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ trang web Tổng cục thuế tại đường dẫn: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/

Bước 2: Điền mã số thuế của hộ kinh doanh mà bạn cần tra cứu. Tiếp theo, nhập mã xác nhận và ấn nút Tra cứu.

Mẹo: Nếu bạn quên mã số thuế của hộ kinh doanh, bạn có thể sử dụng công cụ tìm mã số thuế hộ kinh doanh trực tuyến một cách nhanh chóng.

  • Mở trình duyệt web Google.
  • Nhập tên của hộ kinh doanh kèm từ khóa “mã số thuế” hay “mst” (cú pháp tham khảo nhanh: “mst + tên HKD cần tìm”)

Bước 3: Sau khi nhấn Tra Cứu, bạn sẽ nhìn thấy kết quả thể hiện các thông tin về hộ kinh doanh như:

  • Mã số thuế
  • Tên hộ kinh doanh
  • Cơ quan thuế
  • Người đại diện hộ kinh doanh
  • Địa chỉ hộ kinh doanh
tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh quang trang tổng cục thuế
Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh qua trang web của Tổng cục Thuế

Cách 2: Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh online qua trang masothue.com

Bước 1: Truy cập trang https://masothue.com/. Bạn sẽ thấy mục tra cứu mã số thuế cá nhân hiển thị ở phía trên của menu chính trên màn hình.

kiểm tra mã số thuế hộ kinh doanh
Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh online qua trang masothue.com

Bước 2: Nhập thông tin và tiến hành kiểm tra mã số thuế hộ kinh doanh cá thể bằng cách:

  • Nhập số CMND hoặc CCCD của cá nhân cần tra cứu vào ô tương ứng.
  • Sau đó, ấn vào nút Tra cứu.

Bước 3: Kết quả tra cứu thuế hộ kinh doanh sẽ hiển thị ngay sau đó, cho bạn biết thông tin về mã số tương ứng.

Cách 3: Tra cứu trực tiếp trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Căn cứ Khoản 1 Điều 5b Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT, mã số hộ kinh doanh được ghi rõ ràng trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, và mã số này đồng thời cũng là mã số thuế mà hộ kinh doanh cần sử dụng khi nộp thuế và thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế.

Như vậy, nếu bạn muốn tra cứu mã số thuế của một hộ kinh doanh, bạn cũng có thể xem trực tiếp trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mà hộ đã nhận từ cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

tra mã số thuế hộ kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Tra cứu trực tiếp trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Một số lưu ý khi tra mã số thuế hộ kinh doanh cá thể

Khi thực hiện quy trình tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể, hãy bỏ túi 5 lưu ý sau đây để giúp bạn tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả nhất:

lưu ý tra cứu mst hộ kinh doanh
Lưu ý khi tra mã số thuế hộ kinh doanh cá thể
  • Chuẩn bị thông tin trước khi tra cứu: Hãy nhớ chuẩn bị sẵn số CMND hoặc CCCD của người đại diện cho hộ cá thể. Thông tin này sẽ giúp quá trình tra mã số thuế hộ kinh doanh diễn ra nhanh chóng hơn nhiều. 
  • Cần nhập thông tin chính xác: Nhập mã số chính xác sẽ giúp hệ thống truy xuất thông tin của hộ kinh doanh một cách suôn sẻ và dễ dàng.
  • Sử dụng nguồn tin cậy: Luôn luôn sử dụng trang web hoặc hệ thống tra cứu thuế chính thống do cơ quan thuế quản lý hoặc các đơn vị dịch vụ được ủy quyền. Tránh sử dụng các trang web không đáng tin cậy để tránh rủi ro về bảo mật thông tin cá nhân và doanh nghiệp.
  • Biết được mục đích tra cứu trước khi thực hiện: Nên xác định rõ mục đích của việc tra cứu: bạn muốn kiểm tra thông tin thuế của hộ kinh doanh, xác minh tính chính xác của thông tin, hay để thực hiện các thủ tục liên quan,… Điều này sẽ hữu ích trong việc giúp bạn tìm ra ngay kết quả muốn tra cứu một cách thuận lợi. 
  • Bảo mật thông tin cá nhân: Trong quá trình check mã số thuế hộ kinh doanh, đảm bảo thông tin cá nhân và mã số thuế của bạn được bảo mật an toàn. Không chia sẻ thông tin này trên các trang web hoặc nền tảng tràn lan để tránh rủi ro về rò rỉ thông tin.

Cách đăng ký thuế lần đầu cho hộ kinh doanh cá thể

Trước khi thực hiện đăng ký thuế cho hộ kinh doanh cá thể lần đầu, bạn cần phải xác định rõ nhu cầu để tuân thủ đúng quy định. Đối với hộ kinh doanh cá thể, có 2 trường hợp phổ biến khi đăng ký thuế lần đầu, là:

  • Đăng ký thuế liên thông với quy trình đăng ký kinh doanh: Đồng nghĩa quá trình đăng ký thuế sẽ diễn ra song song với việc đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký thuế được kết hợp với hồ sơ đăng ký kinh doanh và nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. Đối tượng này thường là các hộ kinh doanh mới thành lập, thuộc đối tượng căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
  • Đăng ký thuế trực tiếp tại Chi cục Thuế: Trong trường hợp này, hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế tại địa phương mà họ hoạt động kinh doanh. Quy trình này bao gồm việc chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế hoặc Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh của hộ. Đối tượng này thường là các hộ kinh doanh đã hoạt động và cần đăng ký thuế sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh, và không thuộc vào trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 79.

Dịch Vụ Thuế 24h hướng dẫn bạn thủ tục đăng ký thuế lần đầu cho hộ kinh doanh một cách dễ dàng và nhanh chóng như sau:

Thủ tục

Đăng ký thuế lần đầu liên thông đăng ký kinh doanh

Đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế(2)

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Kèm cung cấp đầy đủ thông tin về đăng ký thuế tại Mục 5 của biểu mẫu Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 03-ĐK-TCT hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh.

Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc theo mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01(nếu áp dụng).

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có)

Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người đại diện hộ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

Tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.

Phương thức nộp hồ sơ:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nêu trên.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

Tại Chi cục Thuế hoặc Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh của hộ.

Phương thức nộp hồ sơ:

Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế, qua dịch vụ bưu chính, hoặc nộp hồ sơ điện tử.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

  • Phòng Tài chính – Kế hoạch tiếp nhận hồ sơ.
  • Ban hành Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ.
  • Gửi thông báo về mã số thuế và cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp hộ kinh doanh.

Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ và xử lý theo quy trình quy định.

Hộ kinh doanh đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế phải hoàn thành quá trình đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, hoặc đã đăng ký thủ tục, đã bắt đầu kinh doanh nhưng chưa có giấy chứng nhận.

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể nhanh chóng với Dịch Vụ Thuế 24h

Tư Vấn Luật Và Dịch Vụ Thuế 24h là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên môn hơn 11 năm kinh nghiệm. Mạng lưới khách hàng của chúng tôi có hơn 1000 doanh nghiệp lớn nhỏ có nhu cầu về dịch vụ đăng ký kinh doanh, pháp lý, kế toán,… tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh địa bàn lân cận.

Thế mạnh dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại Dịch Vụ Thuế 24h phải kể đến là:

  • Thời gian hoàn thành thủ tục nhanh chóng: Chỉ trong 03 – 05 ngày làm việc, khách hàng có ngay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể.
  • Chi phí trọn gói hợp lý: Mức phí trọn gói chỉ 1.500.000 đồng, cam kết không phí ẩn, không có chi phí phát sinh ngoài hợp đồng. Khách hàng yên tâm sẽ được tư vấn và báo giá cụ thể theo nhu cầu trước khi ký kết sử dụng dịch vụ.
  • Đội ngũ chuyên viên tận tâm, phục vụ 24/7: Đội ngũ chuyên gia sẵn lòng hỗ trợ từ A đến Z, giải đáp mọi thắc mắc liên quan hồ sơ, thủ tục, quy định giúp khách hàng hiểu rõ và đưa ra những sự lựa chọn sáng suốt nhất.
dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại Dịch Vụ Thuế 24h

Câu hỏi thường gặp về tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh

Mã số thuế của hộ kinh doanh có giống với mã số đăng ký hộ kinh doanh không?

Không. Mã số thuế hộ kinh doanh là mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh, được sử dụng để định danh và quản lý các hoạt động thuế của hộ kinh doanh. Trong khi đó, số đăng ký hộ kinh doanh là một mã số khác, được quy định trong Điều 83 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Mã số thuế của hộ kinh doanh cá thể có phải là mã số thuế cá nhân không?

Phải. Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Quản lý thuế 2019, mã số thuế được cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế được cấp cho cá nhân người đại diện của hộ kinh doanh đó. Điều này có nghĩa là mã số thuế của hộ kinh doanh cá thể thường là mã số thuế cá nhân của chủ hộ.

Như vậy, tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh có thể thực hiện qua 3 cách: tra cứu trực tuyến qua các trang web chính thống của cơ quan thuế, thông qua trang masothue.com, hoặc kiểm tra trực tiếp trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Biết được mã số thuế của hộ kinh doanh có thể hỗ trợ rất nhiều cho các cá nhân trong việc xác định danh tính, phân biệt hộ kinh doanh, thực hiện một số nghĩa vụ pháp lý như nộp thuế và báo cáo thuế một cách hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên Dịch Vụ Thuế 24h đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích làm thế nào để tra cứu MST hộ kinh doanh một cách dễ dàng và chính xác. Gọi ngay hotline hoặc để lại tin nhắn để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ mọi lúc mọi nơi!


*Nguồn tham khảo:

(1): https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-02-2023-TT-BKHDT-sua-doi-Thong-tu-01-2021-TT-BKHDT-dang-ky-doanh-nghiep-563848.aspx

(2): https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-105-2020-TT-BTC-huong-dan-dang-ky-thue-459433.aspx?anchor=khoan_8_7

Bài viết mới nhất

công ty hợp danh là gì

Khái niệm công ty hợp danh là gì? 5 Đặc điểm công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và khá được ưa chuộng ở nước ngoài. Tuy nhiên, nó chỉ chính thức được pháp luật Việt Nam ghi nhận từ năm 1999 và số lượng công ty được thành lập còn khá hạn chế. Đây là một mô hình kinh doanh mà trong đó các đối tác hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý và phát triển công ty, bao gồm cả chia sẻ lợi nhuận và rủi ro tài chính. Mặc dù còn tồn tại một số điểm bất cập trong quy định đầu tư kinh doanh, mô hình công ty hợp danh vẫn sở hữu những ưu điểm đáng giá đối với những ai mới gia nhập thị trường.  Vậy định nghĩa chính xác công ty hợp danh là gì? Quy trình thành lập và cách hoạt động ra sao? Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích khái niệm công ty hợp danh, đặc điểm và lợi ích của mô hình hợp danh, giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc và nắm bắt cơ hội thành lập loại doanh nghiệp này. Công ty hợp danh

cổ đông là gì

Cổ đông là gì? Định nghĩa, phân loại và quyền lợi cổ đông

Thị trường chứng khoán đang hồi phục mạnh mẽ sau những biến động bởi hậu Covid-19, với dự đoán của MBS lợi nhuận ròng thị trường sẽ tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành cổ phiếu để huy động vốn trước thời điểm mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 đang tới. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường chưa hiểu rõ cổ đông là gì và cảm thấy bối rối trước sự phức tạp của các loại hình cổ đông và quyền lợi đi kèm. Nắm vững các kiến thức này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn và đầu tư một cách hiệu quả. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn, cung cấp hướng dẫn đầy đủ về vai trò và quyền lợi của mỗi loại cổ đông và cách trở thành cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần. Cùng tìm hiểu ngay với Dịch Vụ Thuế 24h. Cổ đông là gì? Cổ đông (Shareholder) là những cá nhân hoặc tổ chức sở

Cách tính cổ phần góp vốn

Cách tính tỷ lệ góp vốn cổ phần và chia lợi nhuận kinh doanh

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, vốn đầu tư doanh nghiệp trên cả nước đã đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm trước(1). Vốn tăng đi cùng với thay đổi cấu trúc góp vốn trong công ty. Đặc biệt đối với công ty cổ phần, việc này càng trở nên phức tạp khi vốn điều lệ được chia đều thành cổ phần.  Số lượng cổ phần và loại cổ phần các cổ đông sở hữu sẽ quyết định phần trăm lợi nhuận họ nhận được và nghĩa vụ họ phải thực hiện trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, chủ doanh nghiệp cần có sự am hiểu về cách góp vốn kinh doanh và chia lợi nhuận theo quy định mới nhất. Vậy cách tính cổ phần góp vốn như thế nào? Làm thế nào để phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần chính xác? Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu trong bài viết sau đây. Căn cứ pháp lý quy định về việc góp vốn trong công ty cổ phần Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021:

thay đổi địa chỉ trên giấy phép kinh doanh tại thành phố Bến Cát

Thủ tục thay đổi địa chỉ trên GPKD từ thị xã lên thành phố Bến Cát

Từ ngày 01/05/2024, thị xã Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương chính thức được nâng cấp thành thành phố Bến Cát, một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển đô thị và kinh tế khu vực. Với sự thay đổi này, các doanh nghiệp đặt trụ sở tại Bến Cát cần cập nhật địa chỉ trên giấy phép kinh doanh để phù hợp với quy định và tình hình mới.  Vậy, thay đổi địa chỉ trên giấy phép kinh doanh tại thành phố Bến Cát cần làm thủ tục gì, chuẩn bị giấy tờ như thế nào, nộp hồ sơ cho cơ quan thẩm quyền nào,… Trong bài viết sau đây, Dịch Vụ Thuế 24h hướng dẫn chi tiết và cụ thể những thông tin cần biết về hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc thay đổi địa chỉ tại Bến Cát! Tại sao phải thay đổi địa chỉ công ty trên giấy phép kinh doanh tại Bến Cát? Việc thay đổi địa chỉ trên Giấy phép kinh doanh là một bước thiết yếu cho các hộ kinh doanh, công ty hoặc doanh nghiệp khi có sự thay đổi về địa giới hành chính. Điển hình là trường

giay chung nhan luu hanh tu do cfs

CFS là gì? Thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS

Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là một tài liệu quan trọng trong thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, xác nhận hàng hóa đó đủ điều kiện để lưu hành tự do trên thị trường. Vậy chính xác CFS trong xuất nhập khẩu là gì, cơ quan nào quản lý CFS cho danh mục hàng hóa mà bạn đang quan tâm, hồ sơ và thủ tục cần làm như thế nào,…  Bài viết hôm nay Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ thông tin và cụ thể các bước cần làm để đạt giấy phép CFS theo quy định mới nhất! Văn bản pháp luật quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS: Luật Quản lý Ngoại thương 2017: Định nghĩa giấy chứng nhận lưu hành tự do, các trường hợp áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do và các điều kiện cần thiết để được cấp giấy chứng nhận này. Nghị định 69/2018/NĐ-CP: Giải thích và điều chỉnh một số điều của Luật Thương mại và Luật Quản lý Ngoại thương liên quan đến hoạt động mua bán quốc tế theo dạng xuất khẩu. Bao gồm yêu cầu

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.