Trong một thị trường kinh doanh sôi động như Việt Nam, việc góp vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, mà còn là nền tảng quyết định trách nhiệm tài chính của các thành viên, cổ đông và sự uy tín của công ty đối với cơ quan quản lý, đối tác kinh doanh và người tiêu dùng.
Một doanh nghiệp có đủ vốn điều lệ cũng có khả năng huy động vốn dễ dàng hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động và mở rộng quy mô kinh doanh.
Vậy quy định về thời gian góp vốn điều lệ là gì? Doanh nghiệp phải chịu hình phạt như thế nào nếu không góp đủ số vốn cam kết? Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời hạn góp vốn điều lệ công ty và những quy định mới nhất về thủ tục đăng ký vốn góp năm 2024.
Văn bản pháp luật quy định về vốn điều lệ:
- Luật doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14 quy định chung về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn góp vốn điều lệ doanh nghiệp.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về thủ tục góp vốn điều lệ.
Nội Dung Chính
ToggleGóp vốn điều lệ là gì?
Góp vốn là việc đóng góp tài sản để hình thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm cả việc góp vốn ban đầu khi thành lập công ty và việc góp thêm vốn sau này.
Trong đó, vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu, các thành viên công ty TNHH/công ty hợp danh đã cam kết góp hoặc tổng mệnh giá số cổ phần đã bán hoặc được mua khi thành lập công ty cổ phần. Hai khái niệm này được quy định rõ tại Khoản 18 và Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.
Nhưng vốn điều lệ để làm gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người mới bắt đầu kinh doanh thường đặt ra. Tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp.
Tài sản góp vốn điều lệ có thể là một trong những đơn vị sau: Việt Nam đồng, hiện kim vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ hoặc tài sản có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tuân thủ thời hạn góp vốn để đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm tài chính và sự ổn định của công ty. Việc này cũng giúp tăng cường niềm tin từ cơ quan quản lý, đối tác kinh doanh và khách hàng.
Ví dụ, một công ty TNHH với hai thành viên sáng lập là ông A và bà B. Trong đó, ông A cam kết góp 700 triệu đồng và bà B là 300 triệu đồng khi thành lập công ty. Mỗi thành viên sẽ phải chuyển khoản đủ số tiền đã cam kết vào tài khoản của công ty đúng thời hạn quy định để tạo thành số vốn điều lệ công ty ban đầu là 1 tỷ đồng.
Quy định về thời hạn góp vốn điều lệ công ty
Thời gian góp đủ vốn điều lệ có thể chia làm hai thời điểm chính đó là góp vốn khi mới thành lập công ty và khi công ty quyết định tăng vốn. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp chỉ đưa ra quy định về thời hạn góp vốn điều lệ công ty khi thành lập doanh nghiệp, mà không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn. Thông thường, thời hạn này được ghi rõ trong Điều lệ công ty hoặc hợp đồng góp vốn.
Trên thực tế, tính đến hai tháng đầu năm 2024, tổng số vốn đăng ký bổ sung của hơn 6.300 doanh nghiệp đạt tới 519,6 nghìn tỷ đồng. Mặc dù, số lượng công ty trở lại hoạt động và mở rộng quy mô kinh doanh ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp vẫn có thể linh hoạt về thời gian góp vốn điều lệ khi tăng vốn.
Lấy ví dụ, vào tháng 3/2024, một công ty cổ phần ngành may mặc cần gấp một số vốn lớn để kịp đầu tư vào dự án xuất khẩu hàng thời trang ra thị trường nước ngoài trong giai đoạn hè 2024. Họ có thể quy định thời hạn góp vốn bổ sung là 1 tháng kể từ ngày ra quyết định tăng vốn điều lệ, tùy theo thỏa thuận của các cổ đông.
Thời hạn góp đủ vốn điều lệ khi thành lập công ty
Khi thành lập công ty, việc tuân thủ thời hạn góp đủ vốn điều lệ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khởi động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhằm tạo sự công bằng và ổn định trong môi trường kinh doanh, thương mại, Nhà nước đã quy định các mốc thời gian góp vốn khác nhau tùy vào từng loại hình doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Thời hạn góp vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, đối với công ty TNHH 1 thành viên, chủ sở hữu phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cụ thể, thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không tính thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn hoặc thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản).
Trong thời hạn này, chủ sở hữu có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết, đảm bảo hoàn tất quy trình thành lập công ty và duy trì sự ổn định tài chính của doanh nghiệp.
Thời hạn góp vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Căn cứ vào khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 2 thành viên trở lên cần góp đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời gian này, các thành viên phải góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết góp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đồng thời, mỗi thành viên góp vốn có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
Riêng trường hợp một thành viên công ty muốn góp vốn bằng loại tài sản khác với cam kết, thì cần sự tán thành của hơn nửa số thành viên còn lại. Nếu sau thời hạn 90 ngày mà có thành viên chưa góp vốn đủ, họ sẽ mất quyền làm thành viên của công ty. Ngoài ra, phần vốn góp chưa góp có thể được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH, các thành viên cần tuân thủ đúng quy trình và các quy định của pháp luật để đảm bảo sự minh bạch và hợp pháp.
Thời hạn góp vốn điều lệ công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020, các cổ đông công ty cổ phần phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trừ trường hợp có thời hạn ngắn hơn theo quy định trong Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần. Đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản, thời gian vận chuyển nhập khẩu và thực hiện thủ tục hành chính không tính vào thời hạn góp vốn.
Mỗi cổ đông theo đó sẽ sở hữu số phiếu biểu quyết và chịu trách nhiệm tài chính tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần phổ thông đã đăng ký mua. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị công ty là giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua. Nếu quá thời hạn góp vốn quy định mà số cổ phần của công ty chưa được mua hết thì sẽ xử lý như sau:
- Cổ đông chưa thanh toán mất quyền làm cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.
- Cổ đông chỉ thanh toán một phần có quyền biểu quyết và nhận lợi tức tương ứng với số cổ phần đã thanh toán. Nhưng họ không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác.
- Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần còn lại chưa được thanh toán.
- Công ty phải làm thủ tục điều chỉnh số vốn điều lệ tương đương với tổng mệnh giá cổ phần đã thanh toán, trong vòng 30 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn góp vốn.
Có thể thấy, nếu có sự thay đổi trong số lượng cổ phần hoặc các cổ đông mới tham gia sau thời hạn góp vốn, công ty cổ phần cần thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần. Thủ tục này đảm bảo thông tin minh bạch và chính xác, giúp duy trì tính pháp lý và ổn định tài chính của công ty.
Thời hạn góp vốn điều lệ công ty hợp danh
Công ty hợp danh thực chất hoạt động dựa trên sự tín nhiệm và quen biết của các thành viên hợp danh, do đó pháp luật không áp thời hạn góp vốn chính xác đối với loại công ty này. Quy định chung về góp vốn điều lệ công ty hợp danh được nêu rõ tại Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
- Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
- Trong trường hợp thành viên góp vốn không đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Hội đồng thành viên có thể khai trừ thành viên này khỏi công ty.
- Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, chứng nhận quyền lợi và trách nhiệm trong công ty hợp danh.
Thời hạn góp vốn điều lệ công ty tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh. Do đó, thời hạn góp vốn thường được quy định trong Điều lệ công ty hoặc Hợp đồng đồng sáng lập (nếu có hơn một thành viên sáng lập). Một số quy tắc góp vốn điều lệ của công ty tư nhân được xác định như sau:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, bao gồm các loại tài sản như Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, và tài sản khác (ghi cụ thể về loại, số lượng, và giá trị).
- Toàn bộ vốn và tài sản, bao gồm cả vốn vay và tài sản thuê, phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Các thành viên sáng lập phải góp vốn đầy đủ và đúng thời hạn theo cam kết trong văn bản pháp lý của công ty, tránh các hậu quả pháp lý và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Mọi thay đổi về thời hạn góp vốn cần được cập nhật trong Điều lệ công ty và thông báo cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ công ty
Trong quá trình hoạt động, chắc chắn sẽ có thời điểm doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nâng cấp cơ sở vật chất hay đầu tư vào các dự án lớn. Như đã đề cập trước đó, pháp luật hiện hành không áp dụng thời hạn góp vốn khi công ty tăng vốn điều lệ.
Tuy vậy, bạn cần nắm rõ về quy định góp vốn và những lưu ý khi tăng vốn điều lệ của công ty đã thành lập. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần dưới đây.
Đối với công ty TNHH 1 thành viên
Theo Điều 87 của Luật doanh nghiệp 2020, công ty TNHH một thành viên có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp từ người khác. Dù lựa chọn hình thức tăng vốn nào, thì mức tăng vốn điều lệ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của chủ sở hữu công ty.
Đối với hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên bằng cách huy động thêm phần vốn góp từ người khác, doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Đồng thời, công ty phải làm hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ.
Đối với công ty TNHH 2 thành viên
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty có thể tăng phần vốn góp theo một trong hai hình thức:
- Thu hút vốn từ các thành viên mới: Công ty có thể mời các thành viên mới tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Sau khi quá trình góp vốn hoàn tất, công ty sẽ thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục thay đổi số lượng thành viên trong công ty.
- Tăng khoản vốn góp của các thành viên hiện tại: Công ty cũng có thể tăng phần vốn góp từ các thành viên hiện tại. Sau khi hoàn tất quy trình, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ theo quy định.
Dù là tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên bằng cách thu hút thành viên mới hoặc tăng vốn từ các thành viên hiện tại, công ty đều có thể linh hoạt điều chỉnh vốn điều lệ sao cho phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu mở rộng, phát triển của công ty.
Đối với công ty cổ phần
Thời hạn góp vốn đối với ba hình thức tăng vốn của công ty cổ phần được quy định tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu: Công ty có thể tăng số lượng cổ phần và loại cổ phần bằng cách chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc đăng ký mua cổ phần, công ty phải thông báo bằng văn bản đến tất cả cổ đông, đảm bảo thông tin được ghi nhận đúng trong Sổ đăng ký cổ đông.
- Chào bán cổ phần ra công chúng: Việc này phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về chứng khoán. Trong vòng 10 ngày từ ngày hoàn tất đợt bán cổ phần, công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định.
- Chào bán cổ phần riêng lẻ: Trong vòng 5 ngày từ ngày quyết định thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối với công ty Hợp danh
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc tiếp nhận thêm thành viên mới, bao gồm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn của công ty.
Tuy nhiên, việc tiếp nhận thành viên mới phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Thời hạn để thành viên mới nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty là 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận (trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác).
Ngoài ra, thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, ngoại trừ có thỏa thuận khác giữa thành viên đó và các thành viên còn lại.
Mức phạt khi không góp đủ vốn đúng thời hạn quy định
Các trường hợp công ty không góp đủ vốn đúng thời hạn quy định, sẽ phải chịu hình phạt hành chính theo quy định của điểm a Khoản 3 Điều 46 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Đối với các hành vi không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập sau khi hết thời hạn góp vốn có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập.
Ví dụ cụ thể, một công ty TNHH tên ABC được thành lập vào ngày 01/01/2024 bởi 2 thành viên là ông X và bà Y, mỗi người cam kết góp 500 triệu đồng. Tuy nhiên, tới ngày 30/03/2024 tức 90 ngày sau thành lập, ông X không thực hiện góp vốn như đã cam kết.
Trong trường hợp này, công ty ABC phải thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ xuống còn 500 triệu đồng và nộp hồ sơ chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
Sau khi hoàn thành các thủ tục, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho công ty với hình thức là công ty TNHH 1 thành viên. Từ đó, công ty sẽ chỉ còn một thành viên duy nhất là bà Y và không còn nghĩa vụ pháp lý liên quan đến việc góp vốn của thành viên thứ hai.
Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ công ty
Dịch Vụ Thuế 24h tự hào là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và thay đổi vốn điều lệ trọn gói tại Thành phố Hồ Chí Minh và trên toàn quốc. Với hơn 11 năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi đã hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp xử lý các thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Dịch Vụ Thuế 24h cam kết khách hàng nhận được những lợi ích sau khi hợp tác cùng chúng tôi:
- Chất lượng hàng đầu: Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về quy trình thay đổi vốn điều lệ và hỗ trợ hoàn tất mọi thủ tục pháp lý một cách chính xác, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
- Tiết kiệm thời gian: Chúng tôi hiểu rằng thời gian là vô cùng quý giá đối với doanh nghiệp. Với quy trình linh hoạt và hiệu quả, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn tất thủ tục chỉ trong 03 – 04 ngày làm việc.
- Quy trình linh hoạt: Chuyên gia luật – thuế của chúng tôi luôn tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch cho quá trình thay đổi vốn điều lệ của công ty.
- Giá cả hợp lý: Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp dịch vụ trọn gói với mức giá chỉ từ 900.000 đồng, bao gồm toàn bộ các bước hỗ trợ cần thiết, giúp bạn tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa nguồn lực.
- Hỗ trợ tận tình: Chúng tôi cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình thay đổi vốn điều lệ. Bạn sẽ nhận được tư vấn tận tình và giải đáp mọi thắc mắc từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Hãy lựa chọn Dịch Vụ Thuế 24h để đảm bảo cho quá trình thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp được thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Liên hệ ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết!
Một số câu hỏi thường gặp về thời gian góp vốn điều lệ công ty
Doanh nghiệp góp vốn điều lệ công ty bằng hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 3, 4 Thông tư số 09/2015/TT-BTC, doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt để góp vốn, mà chỉ có thể thực hiện góp vốn điều lệ công ty bằng các hình thức thanh toán sau:
- Thanh toán bằng séc.
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi, chuyển tiền.
- Các hình thức thanh toán khác ngoài tiền mặt theo quy định.
Không góp đủ vốn điều lệ đã cam kết trong thời hạn quy định, phải xử lý thế nào?
Sau thời hạn góp vốn điều lệ quy định, nếu công ty không góp đủ vốn điều lệ đã cam kết, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng số vốn đã góp trong vòng 30 ngày, tính từ hạn chót góp vốn. Điều này được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020.
Theo đó, chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết và phải chịu toàn bộ thiệt hại tài chính của công ty nếu phát sinh do tình huống không góp, không góp đủ, hoặc không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định.
Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty TNHH hay công ty cổ phần, công ty hợp danh,… khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, yêu cầu về mức vốn điều lệ có thể thay đổi tùy thuộc vào một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hoặc lĩnh vực đặc biệt. Ví dụ, tại Việt Nam, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, số vốn tối thiểu để thành lập một ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng.
Trên đây là mọi điều bạn cần biết về thời hạn góp vốn điều lệ doanh nghiệp. Trong bối cảnh pháp luật kinh doanh ngày càng được siết chặt, việc hiểu rõ quy định và thực hiện đúng thời hạn góp vốn điều lệ không chỉ giúp doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro pháp lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Nếu bạn cần tìm sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên nghiệp, Dịch vụ Thuế 24h tự hào là đối tác pháp lý tin cậy của doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn lòng giúp bạn thực hiện mọi thủ tục liên quan đến vốn điều lệ công ty một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy liên hệ Hotline của chúng tôi ngay hôm nay và sẵn sàng đưa doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững.