Tìm kiếm
Đóng khung tìm kiếm này.

Điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh spa mới 2025

giấy phép kinh doanh spa
Nội dung chính:

Thị trường dịch vụ spa ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang chứng kiến mức tăng trưởng CAGR với tốc độ chóng mặt trong giai đoạn từ 2024 đến 2029, theo báo cáo của Mordor Intelligence(1). Đặc biệt tại Việt Nam là một thị trường đầy sôi động, với sự cạnh tranh gay gắt giữa hơn 6000 cơ sở kinh doanh thẩm mỹ, có doanh thu trung bình ước tính lên tới 20 tỷ mỗi năm(2).

Đứng trước nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người Việt và tiềm năng tạo lợi nhuận khủng, ngành spa đã và đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để gia nhập thị trường đầy hứa hẹn nhưng cũng không kém phần thách thức này, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện riêng theo quy định Nhà nước.

Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cập nhật quy định mới nhất về điều kiện đăng ký ngành nghề kinh doanh spa và hướng dẫn chi tiết thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh spa. Cùng tìm hiểu chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp khởi sắc và thành công trong lĩnh vực này.

Văn bản pháp luật quy định về giấy phép kinh doanh spa

Dịch vụ Spa là gì?

Dịch vụ spa là một thuật ngữ chuyên ngành, sử dụng cho các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, mà không thực hiện phẫu thuật sửa đổi ngoại hình con người như thẩm mỹ viện, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Ngoài ra, dịch vụ spa thuộc nhóm ngành kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi tính chuyên môn cao và tuân thủ các quy định pháp lý nghiêm ngặt.

dịch vụ spa là gì
Dịch vụ Spa là gì?

Cụ thể, spa là từ viết tắt của “Sanitas Per Aqua”, được hiểu là các liệu pháp vật lý trị liệu hỗ trợ sức khỏe, giúp thư giãn, giúp cải thiện vẻ ngoài và tinh thần cho khách hàng. Một số dịch vụ phổ biến bao gồm: xoa bóp (massage), tắm hơi (sauna), bấm huyệt, tắm trắng, chăm sóc da, cắt tóc – gội đầu, làm móng, trang điểm,…

Tuy nhiên, về mặt pháp lý, doanh nghiệp không được sử dụng từ “dịch vụ spa” để đăng ký ngành nghề kinh doanh. Thay vào đó, bạn có thể đăng ký các nhóm ngành sau trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam:

  • Mã ngành 9610 – Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự.
  • Mã ngành 9631 – Dịch vụ cắt tóc, làm đầu, gội đầu.

Điều kiện đăng ký ngành nghề kinh doanh Spa

điều kiện đăng ký ngành nghề kinh doanh spa
Điều kiện đăng ký ngành nghề kinh doanh Spa

Khi quyết định mở Spa tại Việt Nam, doanh nghiệp cần nắm rõ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh Spa theo quy định pháp luật. Cùng tìm hiểu các điều kiện cơ bản, để doanh nghiệp bắt đầu hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực này. 

Loại hình đăng ký kinh doanh

Hiện nay, có hai hình thức kinh doanh spa mà bạn có thể xem xét lựa chọn, tùy thuộc vào khả năng tài chính và mục tiêu của chủ sở hữu.

  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Loại hình này phù hợp với các chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cá nhân mong muốn tự quản lý hoạt động kinh doanh của mình một cách linh hoạt.

Ví dụ: Chị A là một chuyên gia trang điểm có hơn 10 năm kinh nghiệm quyết định mở một spa chuyên cung cấp dịch vụ trang điểm, chăm sóc da mặt cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể.

  • Đăng ký thành lập công ty

Thích hợp với những ai muốn mở rộng quy mô kinh doanh, thu hút nhiều vốn đầu tư và tối ưu hóa khả năng pháp lý cũng như tài chính doanh nghiệp.

Ví dụ: Nhóm ba người muốn mở một chuỗi spa chuyên nghiệp, cung cấp đa dạng các dịch vụ từ massage thư giãn đến liệu trình chăm sóc sức khỏe và làm đẹp toàn diện, quyết định đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Một điều kiện quan trọng đối với đăng ký kinh doanh spa, đó là lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp và ghi chính xác loại hình dịch vụ thực tế cung cấp có hay không có massage (xoa bóp). Cụ thể chia thành hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Hoạt động kinh doanh bao gồm massage – xoa bóp

Cơ sở kinh doanh phải cung cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và chứng chỉ hành nghề cho nhân viên, đồng thời đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Ví dụ: Một spa ở TP.HCM mở rộng dịch vụ bằng cách thêm phòng massage yêu cầu nhân viên có chứng chỉ hành nghề và spa đó phải đạt tiêu chuẩn về an ninh, trật tự. Họ cần bổ sung thêm mã ngành 9610 vào nội dung đăng ký kinh doanh.

  • Trường hợp 2: Không bao gồm hoạt động massage – xoa bóp

Cơ sở spa có thể tiến hành kinh doanh ngay sau khi nhận giấy đăng ký kinh doanh, với mã ngành nghề đăng ký thể hiện rõ các dịch vụ cung cấp. Ví dụ: Một salon kinh doanh làm đẹp cung cấp dịch vụ cắt tóc, gội đầu và làm móng, không bao gồm massage, có thể đăng ký mã ngành 9631.

Điều kiện với chủ sở hữu kinh doanh

Vậy chủ sở hữu cơ sở kinh doanh khi mở spa cần những giấy tờ gì? Tùy từng loại hình dịch vụ cung cấp mà họ cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đối với hộ kinh doanh: Bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề spa được cấp sau khi hoàn thành khóa đào tạo spa chuyên nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp: Khi làm thủ tục xin giấy phép con, chủ cơ sở cần xuất trình giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người làm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền. 
  • Ví dụ:
    • Chủ sở hữu spa sử dụng liệu pháp đông y cần có chứng chỉ hành nghề đông y.
    • Chủ spa đăng ký kinh doanh chăm sóc da phải hoàn thành khóa học và có chứng chỉ trước khi đăng ký kinh doanh mã ngành chăm sóc da.
    • Spa massage cần chứng chỉ đào tạo nghề massage chuyên nghiệp và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an ninh trật tự.
    • Chủ spa phun xăm cần sở hữu giấy chứng nhận kinh doanh và chứng chỉ từ khóa đào tạo nghề phun xăm.

Có thể bạn quan tâm: Bạn muốn đăng ký kinh doanh dạy thêm học thêm nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn bạn quy trình, thủ tục và các yêu cầu cần thiết để mở lớp học thêm hợp pháp. 

Điều kiện với nhân viên, chuyên viên

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh spa có dịch vụ massage phải tuân thủ các quy định về nhân sự như sau:

  • Trang phục, đồng phục nhân viên cần gọn gàng, lịch sự với thẻ tên nhân viên gắn trên ngực áo, hiển thị rõ tên cơ sở và chức vụ nhân viên kèm ảnh 3×4. Nhằm tạo sự chuyên nghiệp và tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Chuyên viên massage và thực hiện động tác vật lý trị liệu phải là kỹ thuật viên, bác sĩ, y sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực vật lý trị liệu, y học cổ truyền, phục hồi chức năng, hoặc có chứng chỉ liên quan do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
  • Nhân viên tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện phun xăm, thêu trên da (không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm) phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề cấp bởi cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp.
  • Nhân viên spa thực hiện kiểm tra sức khỏe từ 3-6 tháng một lần và có giấy xác nhận sức khỏe từ cơ sở y tế cấp quận, huyện.
  • Nhân viên nếu mắc bệnh tâm thần, viêm gan B, da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác đang điều trị không được hành nghề. Điều này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng.

Có thể bạn quan tâm: Bạn đang có ý định thành lập một hộ kinh doanh riêng? Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, trong đó có mẫu giấy đăng ký hộ kinh doanh, là bước đầu tiên vô cùng quan trọng. Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cung cấp cho bạn mẫu giấy chuẩn nhất, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh những sai sót không đáng có. 

Điều kiện với cơ sở vật chất

Nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn cho cả nhân viên và khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín của spa, cơ sở vật chất tại spa cần đạt các tiêu chuẩn sau:

  • Địa điểm kinh doanh phải cố định, có địa chỉ trụ sở phù hợp quy định.
  • Cơ sở có đủ điều kiện ánh sáng và không gian tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
  • Đảm bảo các điều kiện vệ sinh đối với buồng tắm, phòng vệ sinh, khu vực massage.
  • Phòng xoa bóp cần có chuông cấp cứu nối một chiều tới phòng bác sĩ hoặc kỹ thuật viên phụ trách.
  • Trong mỗi phòng massage cần dán hoặc treo tường bản hướng dẫn quy trình thực hiện kỹ thuật massage tại nơi dễ thấy và dễ đọc.
  • Lắp đặt đầy đủ giường khám bệnh, tủ thuốc và các dụng cụ y tế cần thiết như ống nghe, máy đo huyết áp, nhiệt kế, kim tiêm,…
  • Diện tích phòng massage trên 4m2, chiều cao trần nhà tối thiểu 2,5m
  • Không sử dụng chốt khóa từ bên trong phòng và đảm bảo mọi thiết bị và dụng cụ cần thiết cho hoạt động massage đều sẵn có và dễ tiếp cận.

Có thể bạn quan tâm: Nếu bạn đang lên kế hoạch mở cửa hàng và cần biết về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng, liên hệ ngay Dịch Vụ Thuế 24h để nhận tư vấn miễn phí.

Muốn mở Spa cần những giấy tờ gì?

Theo quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh Spa cần bao gồm các thành phần chính sau đây:

Tên giấy tờ

Đối với hộ kinh doanh cá thể

Đối với doanh nghiệp

1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập Spa

2. Biên bản họp nhóm thống nhất thành lập hộ kinh doanh cá thể (Nếu nhóm cá nhân thành lập HKD)

Không

3. Bản sao chứng chỉ hành nghề spa hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh spa (nếu có)

4. Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân của chủ hộ kinh doanh/cổ đông/thành viên góp vốn/người đại diện công ty theo pháp luật

5. Danh sách cổ đông hoặc thành viên góp vốn (tùy loại hình doanh nghiệp đăng ký)

Không

6. Điều lệ công ty

Không

7. Hợp đồng thuê mặt bằng trụ sở, địa điểm kinh doanh (nếu có)

Không

8. Giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đăng ký (nếu có)

Xem thêm: Bạn đang có ý định kinh doanh quán cafe nhưng chưa biết xin giấy phép kinh doanh quán cafe ở đâu? Thủ tục xin giấy phép mở quán cafe như thế nào?. Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn bạn tìm đúng địa điểm để nộp hồ sơ, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh những rắc rối không đáng có.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh Spa

Hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp cần tuân thủ quy trình các bước thủ tục sau đây để bắt đầu hoạt động kinh doanh Spa:

thủ tục đăng ký kinh doanh chăm sóc da
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh Spa
  • Bước 1: Đăng ký kinh doanh

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Nơi tiếp nhận hồ sơ cụ thể như sau: 

  • Đối với hộ kinh doanh: Nộp tại Phòng Kế hoạch – tài chính thuộc UBND cấp huyện, nơi đặt cơ sở kinh doanh.
  • Đối với doanh nghiệp: Nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính công ty.

Thời gian cơ quan đăng ký xử lý và trả kết quả đăng ký giấy phép kinh doanh spa là khoảng 3 – 5 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

  • Bước 2: Xin giấy phép hoạt động kinh doanh Spa

Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị các giấy phép con cần thiết để chứng minh cơ sở đủ điều kiện kinh doanh như bằng cấp, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đạt điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự, phòng cháy chữa cháy (PCCC), an ninh trật tự,…

  • Bước 3: Thông báo hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ

Sau khi hoàn tất đăng ký giấy phép kinh doanh spa, cơ sở cần nộp văn bản thông báo đăng ký hoạt động của cơ sở tới Sở Y tế địa phương. Mẫu đơn tại Phụ lục VIII, ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.

Xem thêm: Nếu bạn đang muốn mở shop quần áo và băn khoăn liệu mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh, liên hệ Dịch Vụ Thuế 24h để nhận câu trả lời chính xác nhất.

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh Spa nhanh chóng tại Dịch Vụ Thuế 24h

Công ty TNHH Tư Vấn Luật Và Dịch Vụ Thuế 24h là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp thuế – luật cho doanh nghiệp với hơn 11 năm kinh nghiệm. Dịch vụ Thuế 24h tự hào là đối tác đáng tin cậy, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh spa. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi không ngừng nỗ lực đem đến dịch vụ chất lượng và trải nghiệm hài lòng với mỗi khách hàng.

Dưới đây là những dịch vụ liên quan tới giấy phép kinh doanh mà Dịch vụ Thuế 24h cung cấp:

  • Dịch vụ thành lập công ty và đăng ký kinh doanh hộ cá thể: Từ 1.500.000 đồng với thời gian hoàn tất trong 3-5 ngày làm việc.
  • Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh: Chi phí trọn gói từ 900.000 – 2.300.000 đồng, tùy thuộc vào nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh.
  • Dịch vụ thay đổi/bổ sung ngành nghề kinh doanh: Chỉ với giá 900.000 đồng, doanh nghiệp sẽ nhận hỗ trợ từ A-Z trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh.

Một số quyền lợi khách hàng nhận được khi lựa chọn Dịch Vụ Thuế 24h:

quyền lợi khách hàng khi lựa chọn dịch vụ đăng ký kinh doanh spa
Quyền lợi khách hàng nhận được khi lựa chọn Dịch Vụ Thuế 24h
  • Tiết kiệm thời gian: Quy trình linh hoạt, giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh.
  • Chuyên nghiệp và đáng tin cậy: Dịch vụ chất lượng cao từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
  • Tư vấn miễn phí: Chúng tôi cung cấp lời khuyên và hướng dẫn chính xác về mọi vấn đề pháp lý, đảm bảo tuân thủ pháp luật.
  • Chi phí cạnh tranh: Mức giá hợp lý, minh bạch, không phát sinh chi phí ngoài dự kiến.
  • Hỗ trợ toàn diện: Từ việc đăng ký kinh doanh đến quản lý thuế và kế toán sau này, Dịch Vụ Thuế 24h luôn sẵn lòng hỗ trợ Quý khách.

Đến với Dịch Vụ Thuế 24h, chủ sở hữu Spa sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện, giúp mở cửa và vận hành doanh nghiệp một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết theo yêu cầu.

Ngoài ra tại Dịch Vụ Thuế 24h còn hỗ trợ tư vấn xin một số loại giấy phép kinh doanh khác cho khách hàng như:

Câu hỏi thường gặp về kinh doanh Spa

Kinh doanh Spa cần bằng cấp gì?

Kinh doanh spa đòi hỏi chủ sở hữu và nhân viên phải có các chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đảm bảo dịch vụ chất lượng và tuân thủ quy định pháp luật. Một số chứng chỉ phổ biến bao gồm:

  • Chứng chỉ hành nghề spa: Cung cấp kiến thức về các liệu pháp làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và kỹ thuật massage.
  • Chứng chỉ về vật lý trị liệu: Dành cho những người thực hiện các dịch vụ massage y tế hoặc phục hồi chức năng.
  • Chứng chỉ y học cổ truyền: Đối với các spa sử dụng phương pháp trị liệu dựa trên y học cổ truyền.
  • Chứng chỉ chăm sóc & điều trị da liễu: Đối với nhân viên trực tiếp thực hiện các dịch vụ liên quan đến chăm sóc và điều trị vấn đề về da. 

Đăng ký giấy phép kinh doanh Spa ở đâu?

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh spa, mà cơ sở cần làm thủ tục đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền sau đây:

  • Phòng Kế hoạch – Tài chính của UBND cấp huyện nơi dự định đặt trụ sở kinh doanh, đối với hộ kinh doanh cá thể.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, đối với doanh nghiệp.

Mở spa nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không?

Mở một spa nhỏ, đặc biệt là mô hình spa tại nhà mà không bao gồm dịch vụ massage, thì không yêu cầu phải xin giấy phép hoạt động spa cụ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể để hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Quá trình đăng ký này giúp đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của bạn tuân thủ theo quy định pháp luật, từ đó tránh những rắc rối về sau liên quan đến quản lý thuế và các quy định khác của nhà nước.

Mã ngành nghề kinh doanh Spa là bao nhiêu?

Hai mã ngành nghề kinh doanh spa thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng, gồm có:

  • Mã ngành 9610: Dành cho dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự, trừ hoạt động thể thao.
  • Mã ngành 9631: Bao gồm các dịch vụ cắt tóc, làm đầu, gội đầu, phục vụ nhu cầu chăm sóc cá nhân.

Những mã ngành này giúp xác định rõ ràng phạm vi hoạt động của spa trong hệ thống ngành nghề kinh doanh, đồng thời hỗ trợ trong việc quản lý đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.

Điều kiện hoạt động dịch vụ massage có gì khác so với kinh doanh dịch vụ Spa?

Hoạt động dịch vụ massage đòi hỏi các điều kiện khắt khe hơn so với kinh doanh dịch vụ spa thông thường. Cụ thể, để mở rộng dịch vụ bao gồm cả massage, bạn cần:

  • Cung cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
  • Chứng chỉ hành nghề cần thiết cho nhân viên và kỹ thuật viên massage, đảm bảo họ có đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
  • Đủ điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc và thiết bị liên quan đến dịch vụ massage.

Giữa bối cảnh thị trường ngành spa ngày càng cạnh tranh, việc nắm vững và tuân thủ đúng các điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh spa là bước đầu tiên để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Mỗi bước chuẩn bị hồ sơ đăng ký, đáp ứng các điều kiện về nhân viên, cơ sở vật chất cho đến thủ tục pháp lý, đều cần được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác.

Trong quá trình này, Dịch vụ Thuế 24h sẽ là đối tác đắc lực của bạn, hỗ trợ toàn diện  giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hoàn tất thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Hãy để Dịch vụ Thuế 24h đồng hành cùng bạn trong hành trình khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp spa của mình. Liên hệ chúng tôi qua Hotline để nhận tư vấn và báo giá dịch vụ chi tiết!


*Nguồn tham khảo:

(1): https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/spa-market

(2): https://bepos.io/blogs/thi-truong-spa-tai-viet-nam

Bài viết mới nhất

định danh điện tử cho doanh nghiệp

Cách đăng ký định danh điện tử online cho doanh nghiệp trên VNeID

Trong thời đại chuyển đổi số, định danh điện tử đã trở thành công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các giao dịch hành chính trực tuyến một cách an toàn, minh bạch và hiệu quả.  Với ứng dụng VNeID do Bộ Công an phát triển, doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký và sử dụng tài khoản định danh điện tử để quản lý hồ sơ, ký số, và thực hiện các thủ tục pháp lý.  Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết từng bước cách đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp trên VNeID, đồng thời giải đáp các thắc mắc phổ biến. Với sự hỗ trợ từ Dịch Vụ Thuế 24h – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kế toán, luật, và thuế doanh nghiệp, bạn sẽ hoàn thành quy trình nhanh chóng và chính xác. Văn bản pháp luật quy định về định danh điện tử cho doanh nghiệp: Nghị định 69/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc định danh và xác thực điện tử Định danh điện tử là gì và tại sao doanh nghiệp cần thực hiện? Định danh điện tử

thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thủ tục thay đổi, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn FDI chất lượng, IRC trở thành một tấm hộ chiếu cho doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập thị trường hơn 100 triệu dân.  Tuy nhiên, khi chiến lược kinh doanh thay đổi, khi nhà đầu tư mới góp vốn, hoặc ngành nghề được mở rộng – doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là bước pháp lý quan trọng, không thể làm qua loa nếu doanh nghiệp muốn duy trì tính hợp pháp và thuận lợi trong vận hành dự án đầu tư tại Việt Nam. Không ít doanh nghiệp đã gặp vướng mắc chỉ vì sai sót nhỏ trong hồ sơ. Bài viết dưới đây Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn nhà đầu tư nhận diện đúng trường hợp cần điều chỉnh và thủ tục thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Tìm hiểu chi tiết! Văn bản pháp luật quy định thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Luật Đầu tư 2020 Luật Doanh nghiệp 2020 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Giấy chứng

Doanh nghiệp cần làm gì khi sáp nhập tỉnh

Sáp nhập đơn vị hành chính, doanh nghiệp cần làm gì?

​Tính đến tháng 4/2025, Việt Nam đang triển khai kế hoạch sáp nhập 52 tỉnh, thành phố để hình thành 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, theo Nghị quyết 60-NQ/TW. Mục tiêu là tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.  Đáng chú ý, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (tỉnh và xã) được đề xuất, loại bỏ cấp huyện để đơn giản hóa hệ thống hành chính. Đồng thời, việc lấy ý kiến nhân dân được thực hiện qua nhiều hình thức như phát phiếu, họp dân và trực tuyến. Dự kiến, các đề án sáp nhập sẽ được trình Bộ Nội vụ trước ngày 1/5/2025. Việc sáp nhập tỉnh không chỉ là thay đổi về địa giới hành chính mà còn ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức chính quyền, phân bổ nguồn lực và đời sống người dân. Đối với doanh nghiệp, đây là bước ngoặt không thể xem nhẹ.  Đây là thời điểm các doanh nghiệp cần chủ động rà soát lại hồ sơ pháp lý, chuẩn bị phương án cập nhật và theo sát diễn biến chính sách mới.

tạm ngừng kinh doanh

Quy định mới về thủ tục xin tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Năm 2025, quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh có nhiều điểm mới, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Những thay đổi này nhằm đơn giản hóa quy trình, tăng tính minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Cập nhật thông tin kịp thời giúp doanh nghiệp tránh sai sót, đảm bảo tuân thủ pháp luật và duy trì hoạt động kinh doanh sau thời gian tạm ngừng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các quy định mới, và hướng dẫn thực hiện thủ tục tạm dừng kinh doanh mới nhất hiện nay. Văn bản pháp luật quy định về tạm ngừng kinh doanh: Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Nghị định 126/2020/NĐ-CP: Quy định về quản lý thuế, trong đó có nghĩa vụ thuế khi tạm ngừng hoạt động. Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Liên quan đến lệ phí môn bài khi tạm ngừng hoạt động. Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT: Sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2020: Đưa ra

đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên và các cơ sở dạy thêm phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh để đảm bảo hoạt động hợp pháp. Quy định này nhằm tăng cường quản lý, minh bạch hóa lĩnh vực giáo dục ngoài giờ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Vậy điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm như thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay! Văn bản pháp luật quy định về đăng ký kinh doanh dạy thêm học thêm: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT: Quy định về nguyên tắc, tổ chức, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, đồng thời xác định các trường hợp không được phép tổ chức dạy thêm. Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT: Sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký doanh nghiệp, trong đó có đăng ký hộ kinh doanh. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, trình tự đăng ký hộ kinh doanh, đảm bảo tuân thủ pháp luật khi hoạt động dạy thêm có thu phí.  Quy định về dạy thêm, học thêm

Bài viết mới cùng chuyên mục

thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Kiến Thức Doanh Nghiệp, Kiến Thức

Thủ tục thay đổi, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn FDI chất lượng, IRC trở thành một tấm hộ chiếu cho doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập thị trường hơn 100 triệu dân.  Tuy nhiên, khi chiến lược kinh doanh thay đổi, khi nhà đầu tư mới góp vốn, hoặc ngành nghề được […]

tạm ngừng kinh doanh
Kiến Thức Doanh Nghiệp, Kiến thức Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Quy định mới về thủ tục xin tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Năm 2025, quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh có nhiều điểm mới, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Những thay đổi này nhằm đơn giản hóa quy trình, tăng tính minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Cập nhật thông tin kịp […]

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.