Việt Nam có hơn 42.000 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô vừa và nhỏ. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thực phẩm, việc ưu tiên đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ phía thị trường. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm để tăng tính cạnh tranh và khẳng định uy tín.
Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h hướng dẫn bạn đọc chi tiết điều kiện và thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm theo quy định mới nhất. Tìm hiểu ngay cùng chúng tôi!
Văn bản pháp luật quy định về cơ sở sản xuất thực phẩm:
- Luật An toàn thực phẩm 2010: Nền tảng pháp lý quan trọng về an toàn thực phẩm tại Việt Nam, quy định về các yêu cầu an toàn, vệ sinh thực phẩm, phân tích nguy cơ và kiểm tra chất lượng thực phẩm, cùng với các biện pháp phòng ngừa, khắc phục vi phạm.
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP: Quy định các biện pháp xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm như vi phạm điều kiện đảm bảo sản xuất và kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn,…
- Nghị định 09/2016/NĐ-CP: Quy định về việc tăng cường chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm, đặc biệt là những loại thực phẩm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
Nội Dung Chính
ToggleSản xuất thực phẩm là gì?
Sản xuất thực phẩm là quá trình thực hiện các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản, nhằm chuyển đổi nguyên liệu thô thành các sản phẩm thực phẩm sẵn sàng sử dụng.
Quá trình này bao gồm các công đoạn từ việc lựa chọn nguyên liệu đến sản xuất sản phẩm cuối cùng được đưa đến tay người tiêu dùng.
Lấy ví dụ, để sản xuất bánh mì sandwich mà bạn thường sử dụng, nhà sản xuất thực phẩm sẽ trải qua các giai đoạn cụ thể như:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Lựa chọn và chuẩn bị các nguyên liệu như bột mì, men, nước, đường, muối, dầu ăn, thịt, rau cải, sữa, phô mai, sốt,…
- Chế biến bột mì: Trộn bột mì với men, nước và các nguyên liệu khác để tạo thành bột bánh mì.
- Nướng bánh mì: Đặt bột vào lò nướng để nướng thành bánh mì.
- Chế biến thành phẩm: Chuẩn bị các thành phần khác như thịt, rau cải, phô mai và sốt để tạo thành những chiếc bánh mì sandwich.
- Đóng gói và bảo quản: Đóng gói bánh mì sandwich và bảo quản trong điều kiện phù hợp để đảm bảo an toàn thực phẩm và giữ cho bánh mì tươi ngon.
- Cuối cùng là phân phối: Vận chuyển bánh mì đến các cửa hàng, quán ăn hoặc điểm bán lẻ để bán cho khách hàng.
Cơ sở sản xuất thực phẩm là gì?
Cơ sở sản xuất thực phẩm là nơi sản xuất các loại thực phẩm từ nguyên liệu đầu vào. Các cơ sở này có thể là nhà máy, xưởng sản xuất hoặc các cơ sở nhỏ hơn như nhà bếp gia đình. Quy mô và phạm vi hoạt động của cơ sở sản xuất thực phẩm có thể khác nhau, từ sản xuất hàng loạt đến sản xuất thủ công.
Còn cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm chính là các đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm, từ việc tạo ra thực phẩm đến vận chuyển hoặc buôn bán trên thị trường.
Điều kiện cần đảm bảo để hoạt động cơ sở sản xuất thực phẩm
Cơ sở sản xuất thực phẩm cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về hoạt động một cách chặt chẽ. Điều này giúp cơ sở hoạt động thuận lợi, đồng thời luôn đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm, và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Dưới đây là các điều kiện quan trọng mà chủ cơ sở cần lưu ý:
Về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Căn cứ pháp luật theo Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 (được hướng dẫn bởi Điểm 8 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013). Để hoạt động một cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn, cơ sở cần đáp ứng:
- Địa điểm và diện tích phù hợp: Cần có không gian đủ và đảm bảo khoảng cách an toàn với các nguồn gây ô nhiễm hay độc hại.
- Nguồn nước đạt chuẩn: Đảm bảo có nguồn nước sạch đủ để sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Cụ thể là tuân thủ tiêu chuẩn mẫu nước quốc gia được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
- Trang thiết bị đảm bảo: Cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho việc xử lý, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm.
- Hệ thống vệ sinh và khử trùng: Đảm bảo có các thiết bị, dụng cụ và phương tiện để rửa, khử trùng và bảo vệ sản phẩm khỏi sự ô nhiễm.
- Xử lý chất thải: Có hệ thống xử lý chất thải phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
- Tuân thủ quy định về sức khỏe và kiến thức: Đào tạo nhân viên có đủ kiến thức và thực hành đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ví dụ, một cơ sở sản xuất và kinh doanh mỳ gói cần có không gian rộng rãi để vận hành các dây chuyền sản xuất. Ngoài ra đảm bảo nước sử dụng trong quá trình sản xuất là nước đã qua xử lý, và có các thiết bị máy trộn bột, máy ép, hệ thống đóng gói đúng chuẩn để sản xuất thực phẩm phù hợp.
Về việc bảo quản thực phẩm
Giả sử một nhà máy đóng gói đồ hộp cần phải có khu vực lưu trữ rộng rãi để phân loại và bảo quản các sản phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, còn cần trang bị một hệ thống điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo chất lượng của đồ hộp.
Theo quy định Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010, các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ các điều kiện để đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình bảo quản như sau:
- Diện tích và phương tiện bảo quản: Cần có không gian đủ rộng để phân loại và bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo vệ sinh và an toàn trong quá trình xếp dỡ và bảo quản.
- Ngăn ngừa tác động bên ngoài: Ngăn chặn được tác động của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm từ môi trường xung quanh.
- Điều chỉnh điều kiện bảo quản: Lưu ý sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, giữ thực phẩm được bảo quản ở điều kiện phù hợp nhất.
- Tuân thủ quy định: Phải tuân thủ các yêu cầu về bảo quản thực phẩm do cả tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đề ra.
Về việc vận chuyển thực phẩm
Điều 21 của Luật An toàn thực phẩm 2010 đặt ra 3 điều kiện cần thiết để các cơ sở sản xuất thực phẩm tuân thủ, đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình vận chuyển thực phẩm.
Theo đó, các tổ chức và cá nhân khi thực hiện vận chuyển thực phẩm cần:
- Phương tiện vận chuyển an toàn: Sử dụng phương tiện được làm từ vật liệu không gây ô nhiễm cho thực phẩm và dễ dàng làm sạch. Ví dụ để vận chuyển thịt đông lạnh, cần sử dụng các phương tiện vận chuyển đặc biệt được thiết kế để duy trì nhiệt độ đông lạnh an toàn, như các xe tải có hệ thống làm lạnh chuyên dụng hoặc các container đặc biệt có khả năng duy trì nhiệt độ ổn định.
- Bảo quản thực phẩm trong vận chuyển: Lưu ý điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thường bao gồm kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm,…
- Ngăn chặn ô nhiễm và nhiễm chéo: Không vận chuyển thực phẩm cùng với hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo. Cần phân loại và đóng gói thực phẩm một cách cẩn thận để tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại hàng hóa khác.
Về trang thiết bị, dụng cụ
Trang thiết bị và dụng cụ trong sản xuất thực phẩm cần tuân thủ các điều kiện cơ bản sau:
- Thiết kế và bảo dưỡng: Nên sử dụng thiết bị, dụng cụ dễ vệ sinh, làm sạch, khử trùng và bảo dưỡng. Điều này giúp ngăn chặn ô nhiễm thực phẩm và duy trì an toàn vệ sinh.
- Phương tiện rửa và khử trùng tay: Cần có đủ trang thiết bị như bồn rửa tay, nước sạch và nước sát trùng để đảm bảo vệ sinh cá nhân và an toàn thực phẩm, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.
- Làm từ vật liệu không độc hại và có tính bền vững: Thiết bị và dụng cụ cần được chế tạo từ vật liệu không gây độc hại và có độ bền cao để tránh gây ô nhiễm thực phẩm và mài mòn.
- Phòng chống côn trùng và động vật gây hại: Trang thiết bị phòng chống côn trùng và động vật cần được làm từ vật liệu không gỉ và dễ dàng vệ sinh để ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào khu vực sản xuất, lưu trữ thực phẩm.
- Thiết bị giám sát chất lượng và an toàn: Cần trang bị công cụ như các máy đo nhiệt độ, độ pH; máy phân tích vi khuẩn và vi sinh vật; thiết bị đo tia cực tím để kiểm tra mức độ ô nhiễm bề mặt sản phẩm,… đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định an toàn.
Về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm
Liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện quan trọng mà chủ cơ bao cần lưu ý để đảm bảo hoạt động gồm:
- Xác định nguồn gốc rõ ràng: Nguồn nguyên liệu phải có xuất xứ rõ ràng, từ các nhà cung cấp có uy tín. Phải có hồ sơ rõ ràng về nguồn gốc và xuất xứ của các nguyên liệu này.
- Kiểm soát chất lượng nguyên liệu trong quá trình sản xuất: Cần có quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ khi nhận nguyên liệu đến khi sản xuất thành phẩm. Đảm bảo rằng không có chất ô nhiễm nào từ môi trường sản xuất hay thiết bị sản xuất.
- Ngăn chặn ô nhiễm: Đối với các hóa chất độc hại, cơ sở không được lưu trữ hoặc vận chuyển cùng với thực phẩm để tránh nhiễm chéo gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Ví dụ: Cơ sở sản xuất sữa chua tự nhiên lấy nguồn cung cấp sữa tươi từ trang trại địa phương. Họ cần chọn lựa những trang trại tuân thủ các tiêu chuẩn về chăm sóc động vật, vệ sinh trang trại và quy trình vận chuyển sữa an toàn.
Cơ sở sản xuất sữa chua này cũng cần thực hiện kiểm tra chất lượng để đảm bảo sữa đáp ứng các tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng và không có chất ô nhiễm. Ngoài ra, ghi lại thông tin về các trang trại cung cấp, ngày nhận sữa và kết quả kiểm tra chất lượng, luôn đảm bảo theo dõi nguồn gốc rõ ràng.
Về người trực tiếp sản xuất thực phẩm
Người trực tiếp sản xuất thực phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, trang bị kiến thức và thực hành an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Điều này nhằm mục đích đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Như vậy, người trực tiếp sản xuất cần tuân thủ:
- Có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Công Thương.
- Kiểm tra sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh trước khi tham gia sản xuất. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như kiểm tra phân và xét nghiệm cho các tác nhân gây dịch bệnh,…
- Thực hiện biện pháp bảo hộ và vệ sinh cá nhân như mang trang phục bảo hộ, đội mũ, đeo găng tay và khẩu trang trong quá trình sản xuất.
- Tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh, giữ móng tay ngắn và sạch sẽ, không đeo đồ trang sức và không ăn uống trong khu vực sản xuất thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm tốt nhất.
Quyền và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất thực phẩm
Các cơ sở sản xuất thực phẩm đều phải tuân thủ quyền và nghĩa vụ để đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Dưới đây là một số điểm chính:
Quyền lợi của các cơ sở sản xuất thực phẩm
Các cơ sở sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây, theo Điều 7 Luật An toàn thực phẩm 2010:
- Quyết định và công bố tiêu chuẩn sản phẩm của mình.
- Thực hiện biện pháp kiểm soát nội bộ để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Yêu cầu các bên hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không an toàn.
- Chọn lựa tổ chức đánh giá sự phù hợp và cơ sở kiểm nghiệm.
- Sử dụng các dấu hợp chuẩn cho sản phẩm.
- Từ chối, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Được áp dụng bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 1: Cơ sở sản xuất sữa chua có quyền tự quyết định và công bố các tiêu chuẩn về hàm lượng vi khuẩn trong sản phẩm của họ, đảm bảo sữa chua của họ đáp ứng các yêu cầu an toàn và chất lượng.
Ví dụ 2: Cơ sở chế biến thịt có quyền yêu cầu các nhà cung cấp thịt phải đảm bảo thịt đạt các tiêu chuẩn về nguồn gốc và chất lượng, như không sử dụng hormone tăng trưởng và thuốc kháng sinh.
Nếu cơ sở chế biến thịt phát hiện thịt có mùi lạ hoặc màu sắc không bình thường, họ có quyền khiếu nại với nhà cung cấp và yêu cầu điều tra với cơ quan chức năng liên quan.
Nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất thực phẩm
Cơ sở sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các nghĩa vụ về an toàn và chất lượng thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh như sau:
- Tuân thủ các điều kiện an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.
- Cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về sản phẩm trên bao bì, nhãn mác, tài liệu hướng dẫn đi kèm.
- Đảm bảo thực phẩm cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của người tiêu dùng, tuân thủ các quy định về việc tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
- Xây dựng quy trình tự kiểm tra khi thực hiện sản xuất.
- Thông báo kịp thời về nguy cơ an toàn của sản phẩm và có biện pháp phòng ngừa.
- Ngừng sản xuất và thông báo khi phát hiện sản phẩm không an toàn.
- Lưu giữ hồ sơ và mẫu thực phẩm theo quy định.
- Thu hồi và xử lý sản phẩm quá hạn sử dụng hoặc không an toàn.
- Tuân thủ các quy định pháp luật và thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước.
- Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định.
- Bồi thường thiệt hại nếu sản phẩm không an toàn do cơ sở sản xuất gây ra.
Tham khảo: Giấy chứng nhận VSATTP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn cho thực phẩm. Việc nắm rõ thời hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng cần thiết để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Các loại giấy phép cơ sở sản xuất thực phẩm cần có tại Việt Nam
Loại giấy phép |
Khái niệm |
Có bắt buộc |
Áp dụng cho cơ sở sản xuất |
Cơ quan cấp phép |
Là giấy cấp phép cho một tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh hợp pháp theo quy định. |
Có |
Tất cả |
|
|
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm |
Giấy chứng nhận một cơ sở sản xuất thực phẩm đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Có |
Tất cả, trừ trường hợp đã có bản cam kết ATTP hoặc được miễn xin giấy VSATTP |
|
Cam kết của cơ sở sản xuất thực phẩm về tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và kinh doanh. |
Có |
Các hộ kinh doanh (bánh kẹo, sữa,…) do Bộ Công Thương quản lý |
|
|
Giấy tờ về công bố chất lượng sản phẩm |
Giấy tờ mô tả các thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm, như thành phần, nguồn gốc, cách sử dụng,… |
Có |
Tất cả, trừ trường hợp được miễn thủ tục tự công bố sản phẩm |
|
Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch |
Giấy xác nhận dùng để định danh sản phẩm của cơ sở sản xuất. |
Không |
Tất cả |
Tổng cục đo lường chất lượng |
Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu |
Giấy xác nhận quyền sở hữu và bảo hộ thương hiệu của cơ sở sản xuất. |
Không |
Tất cả |
Cục sở hữu trí tuệ |
Giấy cấp phép một sản phẩm hoặc hàng hóa được lưu hành trên thị trường một cách tự do |
Không |
Theo yêu cầu của thương nhân xuất khẩu hoặc của đơn vị nước nhập khẩu |
Bộ Công Thương |
|
Giấy chứng nhận HACCP & tiêu chuẩn GMP |
Giấy xác nhận cơ sở sản xuất thực phẩm đã thực hiện và tuân thủ các quy trình HACCP và tiêu chuẩn GMP |
Không |
Tất cả |
Bộ Y tế |
Giấy chứng nhận ISO 22000 |
Giấy xác nhận cơ sở sản xuất thực phẩm đã tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. |
Không |
Tất cả |
Các tổ chức chứng nhận và có quyền giấy chứng chỉ ISO 22000 tại Việt Nam |
Xem thêm: Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tham khảo bài viết xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm ở đâu? để hiểu rõ hơn về quy trình và địa điểm xin cấp giấy chứng nhận VSATTP, đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm
Để hoạt động hợp pháp và tuân thủ đúng quy định, các chủ cơ sở cần thực hiện thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm với các cơ quan ban ngành liên quan. Quá trình thông thường sẽ gồm 3 bước: đăng ký kinh doanh theo mô hình phù hợp, xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, và xin cấp các giấy phép con liên quan (nếu có).
Bước 1: Đăng ký kinh doanh: Thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh
Để mở cơ sở sản xuất thực phẩm, tổ chức hoặc cá nhân cần phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Đăng ký kinh doanh có thể thực hiện thông qua 2 phương thức:
- Đối với doanh nghiệp: nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư, địa chỉ tại nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Hoặc nộp hồ sơ online thông qua đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/, sử dụng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Đối với hộ kinh doanh: nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại bộ phận một cửa – Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hoặc thực hiện thủ tục đăng ký hộ online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở sản xuất thực phẩm cần liên hệ với Ban quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm để xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP. Đây là bước quan trọng để đảm bảo sản phẩm được đưa ra thị trường đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh.
Tùy theo mặt hàng, quy mô và hoạt động của cơ sở sản xuất, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép ATTP có thể là Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc Bộ Y tế. Để được hỗ trợ tư vấn kỹ lưỡng nên xin giấy phép thế nào, với cơ quan nào, thủ tục cụ thể, bạn có thể liên hệ với đội ngũ Dịch Vụ Thuế 24h để được giải đáp tận tình!
Bước 3: Xin cấp các giấy phép con cần thiết khác
Ngoài giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất cũng cần xin cấp các giấy phép con khác tương ứng với hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ về các loại giấy phép cơ sở sản xuất này có thể là giấy phép về môi trường, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy phép an toàn lao động, và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật và ngành nghề cụ thể.
Có thể bạn quan tâm: Cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá nội dung chi tiết về vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? điều kiện và tiêu chuẩn đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất hiện nay.
Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh chóng tại Dịch Vụ Thuế 24h
Nếu bạn cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP.HCM, hãy đến với Dịch Vụ Thuế 24h. Chúng tôi là đối tác tin cậy của hơn 1000 khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký kinh doanh, thủ tục thuế, dịch vụ kế toán chuyên nghiệp,… Với đội ngũ chuyên gia hơn 11 năm kinh nghiệm và quy trình làm việc minh bạch, chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ chất lượng và hiệu quả cho quý khách hàng.
Quy trình dịch vụ xin giấy chứng nhận VSATTP
- Tư vấn miễn phí: Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về quy trình và yêu cầu giấy tờ cụ thể.
- Xử lý hồ sơ: Đội ngũ chuyên viên của Dịch Vụ Thuế 24h sẽ xử lý hồ sơ của quý khách một cách nhanh chóng và chính xác.
- Nộp hồ sơ: Chúng tôi thay khách hàng soạn thảo và nộp bộ hồ sơ chuẩn quy định đến cơ quan thẩm quyền, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian
- Hỗ trợ thẩm định: Chúng tôi sẽ thay khách hàng làm việc và hỗ trợ theo sát đoàn thẩm định thanh tra thực tế cơ sở của khách hàng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết để quá trình diễn ra thuận lợi,
- Nhận giấy chứng nhận: Sau khi hồ sơ được xử lý thành công, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận VSATTP và chúng tôi bàn giao tận nơi cho quý khách.
Dịch Vụ Thuế 24h cam kết mang đến dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói, uy tín và nhanh chóng nhất, đảm bảo quý khách có thể tập trung vào kinh doanh của mình mà không phải lo lắng về các thủ tục pháp lý.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ thành lập công ty và hộ kinh doanh nhanh chóng chỉ từ 03 – 05 ngày làm việc. Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn!
Câu hỏi thường gặp
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào không cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gồm cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, sơ chế nhỏ lẻ, kinh doanh không có địa điểm cố định, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ hoặc bao gói sẵn, sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, nhà hàng nằm trong các khách sạn, bếp ăn tập thể, kinh doanh thức ăn đường phố,…
Ngoài ra, nếu cơ sở sản xuất đã được cấp một trong các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có giá trị tương đương khác như GMP, chứng chỉ HACCP, IFS,… thì cũng không phải xin giấy phép VSATTP.
Cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp cần giấy phép gì?
Một cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp thường phải đáp ứng các giấy tờ và giấy phép như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả kiểm nghiệm sản phẩm, bản tự công bố, đăng ký thương hiệu, đăng ký bản quyền bao bì, và các giấy tờ liên quan khác.
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có cần phải có giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt không?
Có. Căn cứ quy định tại Điều 28 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc Giấy chứng nhận GMP.
Cơ sở sản xuất thực phẩm đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng thực phẩm hiện nay. Việc đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm thực phẩm từ quy trình sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu. Để đạt được điều này, các cơ sở sản xuất thực phẩm cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vệ sinh và an toàn thực phẩm, giấy phép cơ sở sản xuất, cũng như các yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn thực hành, kiểm soát liên quan.
Đừng ngần ngại liên hệ Dịch Vụ Thuế 24h để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và hỗ trợ đắc lực về dịch vụ đăng ký kinh doanh, xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, và nhiều vấn đề pháp lý liên quan khác!