Theo thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đã thanh tra hơn 21.000 cơ sở kinh doanh thực phẩm, phát hiện 2.816 trường hợp vi phạm và xử phạt 638 cơ sở, tổng số tiền phạt là 13,4 tỉ đồng(1). Trong đó, số lượng đáng kể cơ sở vi phạm quy định không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hoặc giấy cam kết đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn với thủ tục xin cấp phép VSATTP do quy trình phức tạp, yêu cầu nghiêm ngặt và thời gian giải quyết khá lâu. Nhằm hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề này, Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói. Trong bài viết này, cùng chúng tôi khám phá gói dịch vụ này có những gì và tại sao đây là giải pháp hữu ích đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đối tượng nào cần làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo quy định đã được nêu tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/02/2018 như sau:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Giấy phép này thể hiện sự uy tín về chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời, đối với nhà nước, việc quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm trở nên hiệu quả hơn, giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trong đó, ba loại hình doanh nghiệp ngành thực phẩm phổ biến nhất gồm có:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, dịch vụ tổ chức tiệc cưới và sự kiện,…
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Xưởng/nhà máy sản xuất thực phẩm, tiệm bánh, chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa,…
- Cơ sở chế biến thức ăn: Căng-tin, bếp ăn trường học, công ty, xưởng chế biến thực phẩm đông lạnh,…
Có thể bạn quan tâm: Để hiểu rõ hơn về quy trình và yêu cầu cần thiết để được cấp giấy phép cơ sở sản xuất, tìm hiểu ngay bài viết của chúng tôi giúp bạn nắm bắt được các bước chuẩn bị hồ sơ và thủ tục pháp lý liên quan.
Đồng thời, cũng tại Điều 12 trong Nghị định 15 có quy định danh sách 10 đối tượng không cần cấp giấy chứng nhận VSATTP sau đây:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.
- Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
- Cơ sở sơ chế thực phẩm nhỏ lẻ.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu, dụng cụ bao gói, chứa đựng thực phẩm.
- Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
- Nhà hàng nằm trong khu vực khách sạn.
- Bếp ăn tập thể không đăng ký kinh doanh.
- Cơ sở đã được cấp một trong những chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực sau: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc các chứng nhận tương đương.
Nếu doanh nghiệp bạn thuộc một trong các trường hợp trên, bạn chỉ cần nộp một bản biểu mẫu cam kết an toàn thực phẩm lên cơ quan quản lý có thẩm quyền. Liên hệ Dịch Vụ Thuế 24h để được tư vấn và làm thủ tục xin giấy cam kết nhanh chóng theo quy định!
Thủ tục và hồ sơ cần thiết xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi đã xác định được cơ sở bạn cần cấp loại giấy phép an toàn thực phẩm (ATTP) nào, bạn cần tiến hành rà soát điều kiện của cơ sở và chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết. Vậy, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm xin ở đâu và như thế nào. Với kinh nghiệm hơn 11 năm trong ngành tư vấn luật và thuế, chúng tôi chia sẻ chi tiết tới bạn quy trình các bước quan trọng khi làm hồ sơ xin cấp phép dưới đây .
Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc tự làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhiều thời gian chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ. Những loại giấy tờ sau đều cần có trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp:
- Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh trong ngành thực phẩm.
- Đơn đề nghị xin cấp phép theo Mẫu số 01, Phụ lục I trong Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, và dụng cụ sử dụng đạt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh (cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên).
- Giấy xác nhận chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tình huống giả định: Bạn làm chủ một xưởng bánh ngọt nhỏ. Theo hồ sơ quy định, bạn cùng nhân viên trực tiếp làm bánh cần hoàn thành tập huấn kiến thức về ATTP.
Khi đó, bạn sẽ phải dành thời gian tự chuẩn bị tài liệu tập huấn, ôn luyện và tổ chức kiểm tra kiến thức cho nhân viên. Ngoài ra, việc chuẩn bị đầy đủ và duy trì vệ sinh giá, kệ trưng bày bánh để đáp ứng yêu cầu cấp phép cũng là một nhiệm vụ khó khăn đối với một tiệm bánh mới mở.
Để giải quyết những khó khăn này, việc sử dụng dịch vụ làm giấy chứng nhận VSATTP trọn gói sẽ là lựa chọn thông minh. Bằng cách này, bạn có thể giảm bớt gánh nặng công việc, tiết kiệm chi phí đào tạo và hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng chuẩn quy định với chi phí tối ưu.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Dưới đây là hướng dẫn từng bước quy trình xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm để giúp bạn tiến hành thủ tục này một cách hiệu quả:
- Bước 1: Làm hồ sơ xin cấp phép ATTP
Điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp vào mẫu đơn đề nghị và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu như đã nêu ở mục 2.1 trên.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng quản lý
Bạn cân nhắc cơ sở của mình thuộc cơ quan nào quản lý và gửi trực tiếp hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan quản lý có thẩm quyền theo địa phương.
- Bước 3: Xét duyệt hồ sơ và thẩm định cơ sở
Kể từ khi nhận hồ sơ của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc. Nếu có yêu cầu bổ sung hay điều chỉnh giấy tờ, cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản tới bạn.
Căn cứ vào Khoản 2b Điều 36 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, đoàn thẩm định cơ sở (từ 3-5 người) sẽ được thành lập để đánh giá tình hình thực tế tại cơ sở. Thời gian thẩm định sẽ diễn ra trong vòng 15 ngày kể từ khi hồ sơ được duyệt.
- Bước 4: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP
Nếu cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện đảm bảo ATVSTP và hồ sơ được chấp thuận, cơ quan quản lý sẽ cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong 05 ngày làm việc. Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu, bạn sẽ nhận được văn bản thông báo từ chối.
*Lưu ý:
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ nghỉ Lễ, Tết và ngày nghỉ theo quy định).
- Quy trình có thể được điều chỉnh tùy theo quy định cụ thể của từng địa phương.
Xem ngay mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm mới nhất với đa dạng ngành nghề kinh doanh cho bạn tham khảo!
Làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói, uy tín ở đâu tại TP. HCM?
Bạn đã mệt mỏi với thủ tục làm giấy phép VSATTP phức tạp? Dịch Vụ Thuế 24h chính là địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực tư vấn thuế luật tại TP. HCM. Không cần phải tự mò mẫm trong vòng luẩn quẩn giấy tờ và quy định, chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được giấy chứng nhận ATTP.
Dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Dịch Vụ Thuế 24h
Tư Vấn Luật Và Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói – giải pháp toàn diện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực phẩm.
Đội ngũ chuyên gia tận tâm và giàu kinh nghiệm của chúng tôi đã thành công giúp nhiều khách hàng trong quá trình làm thủ tục xin cấp phép và giải quyết các vấn đề liên quan giấy tờ.
Chúng tôi hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp và cam kết cung cấp giải pháp tối ưu, với chi phí hợp lý. Với phương châm “Sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu”, Dịch Vụ Thuế 24h không ngừng nỗ lực để đáp ứng mọi kỳ vọng và yêu cầu của mỗi khách hàng. Chúng tôi cam kết:
- 100% nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cấp bởi cơ quan quản lý.
- Đảm bảo hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.
- Không phát sinh bất kỳ chi phí nào ngoài hợp đồng.
- Thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối, kể cả sau hạn hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm về mọi lỗi phát sinh về hợp đồng và giấy tờ cung cấp.
Quy trình dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Với quy trình làm việc linh hoạt và chuyên nghiệp, chúng tôi tự tin đảm nhiệm mọi thủ tục từ A đến Z, bao gồm các bước sau:
- Tiếp nhận yêu cầu: Bắt đầu bằng việc lắng nghe và ghi nhận yêu cầu cụ thể từ khách hàng về nhu cầu xin giấy chứng nhận VSATTP.
- Tư vấn về thủ tục và các giấy tờ pháp lý: Tư vấn khách hàng về các quy định pháp lý liên quan và điều kiện cần có để xin giấy phép.
- Khảo sát cơ sở: Thực hiện khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh của khách hàng và đề xuất các biện pháp khắc phục để đạt điều kiện xin giấy chứng nhận nếu cần thiết.
- Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ và thủ tục hành chính: Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện mọi giấy tờ liên quan và hỗ trợ nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại các cơ quan có thẩm quyền.
- Hỗ trợ thẩm định: Tiếp đón và theo sát đoàn thẩm định khi họ kiểm tra cơ sở của khách hàng để đảm bảo đạt yêu cầu thẩm định.
- Theo dõi tiến độ và báo cáo: Liên tục theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ tại cơ quan chức năng, đồng thời thông báo và cập nhật thông tin cho khách hàng.
- Nhận kết quả: Sau khi hồ sơ được xử lý, đại diện khách hàng nhận kết quả và bàn giao giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho khách hàng.
Bảng phí dịch vụ giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ vào biểu phí trong công tác ATTP được ban hành cùng Thông tư 67/2021/TT-BTC ngày 05/08/2021 và Quyết định số 371/QĐ-BNN-QLCL ngày 19/01/2023, Nhà nước áp dụng thu mức lệ phí khác nhau tùy theo loại hình kinh doanh và quy mô cơ sở xin cấp phép VSATTP. Tham khảo một số chi phí liên quan dưới đây:
Loại phí |
Cơ sở áp dụng |
Lệ phí (đồng/lần/cơ sở) |
Lệ phí xin cấp giấy phép |
Cấp phép lần đầu |
150.000 |
Cấp phép lại (gia hạn giấy phép) |
150.000 |
|
Phí thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm |
Sản xuất nhỏ lẻ |
500.000 |
Sản xuất khác (bao gồm cả cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) |
2.500.000 |
|
Kinh doanh thực phẩm |
1.000.000 |
|
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) |
22.500.000 |
|
Phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống |
Phục vụ dưới 200 suất |
700.000 |
Phục vụ từ 200 suất trở lên |
1.000.000 |
|
Phí thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản |
Cấp bởi Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2.000.000 |
Cấp bởi cơ quan địa phương – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
700.000 |
*Lưu ý: Chi phí trên chỉ áp dụng cho một cơ sở, nếu bạn có nhiều chi nhánh sản xuất, kinh doanh, chi phí sẽ tăng theo cấp số nhân.
Ví dụ: Bạn có chuỗi 10 chi nhánh quán ăn phục vụ trên 200 suất, tổng chi phí xin cấp phép lần đầu của bạn sẽ là:
150.000 + 1.000.000 x 10 (chi nhánh) = 10.150.000 (đồng)
Theo đó, Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp gói dịch vụ giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói với chi phí linh hoạt.
- Đối với công ty, mức phí bắt đầu từ 12 triệu đồng
- Đối với hộ kinh doanh có giá khởi điểm từ 10 triệu đồng.
Đây là chi phí cơ bản cho những cơ sở đáp ứng đủ điều kiện. Khi khảo sát và đánh giá cụ thể từng cơ sở, chúng tôi sẽ cung cấp báo giá chính xác và hỗ trợ đầy đủ để doanh nghiệp thuận tiện hoàn thành thủ tục.
Bao lâu thì Dịch vụ Thuế 24h hoàn thành xin giấy chứng nhận VSATTP?
Khi bạn lựa chọn dịch vụ trọn gói, chúng tôi cam kết mang đến trải nghiệm nhanh chóng và hiệu quả trong quá trình xin giấy chứng nhận VSATTP. Thay vì mất vài tháng hoặc thậm chí cả năm nếu tự làm, chúng tôi chỉ cần:
- 1 – 5 ngày tiếp nhận yêu cầu, tư vấn quy trình và soạn hồ sơ.
- 5 – 10 ngày để đón đoàn thẩm định xuống kiểm tra cơ sở.
- 7 – 10 ngày để trao giấy chứng nhận.
Với quy trình làm việc chuyên nghiệp và linh hoạt, bạn sẽ sớm có trong tay giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
Câu hỏi thường gặp về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do ai cấp?
Theo quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010, ba cơ quan Nhà nước sau đây chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:
- Bộ Y tế: Quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và cơ sở chế biến thức ăn.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Cấp phép cho các cơ sở sản xuất nông – lâm – thủy sản, muối và các chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản.
- Bộ Công thương: Phụ trách quản lý các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?
Nếu bạn đang thắc mắc là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu thì căn cứ theo Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày cấp. Ngoài ra, trước 06 tháng giấy chứng nhận hết hạn, hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ gia hạn để tiếp tục hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Không xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm có bị phạt không?
Theo các quy định mới được sửa đổi và bổ sung theo Nghị định 124/2021/NĐ-CP, cơ sở không xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị phạt tùy thuộc vào loại hành vi vi phạm.
Cụ thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoặc sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận đã hết hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy chứng nhận, không áp dụng mức phạt.
Cơ quan có thẩm quyền có kiểm tra cơ sở trước khi cấp giấy chứng nhận VSATTP không?
Có, theo quy định nêu tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, các cơ quan có thẩm quyền sẽ lập đoàn thẩm định cơ sở trước khi cấp giấy chứng nhận VSATTP trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Quá trình kiểm tra này nhằm đảm bảo rằng cơ sở đáp ứng đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo các quy định của pháp luật. Thông thường, đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình sản xuất, và các điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
Cơ quan nào thực hiện tập huấn kiến thức và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm?
Căn cứ Thông tư 13/2020/TT-BCT, Nghị định 155/2018/ND-CP, Nghị Định 123/2018/NĐ-CP, ba cơ quan chức năng gồm Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương không còn phụ trách tổ chức tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
Thay vào đó, chủ cơ sở có trách nhiệm tự mở lớp tập huấn và kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm cho người trực tiếp chế biến, sản xuất, gia công, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở. Sau đó, nộp biểu mẫu có chữ ký xác nhận kèm theo danh sách thành viên đã hoàn thành tập huấn kiến thức ATTP tới cơ quan quản lý. Chi tiết hướng dẫn như sau:
- Đối với cơ sở thuộc quản lý của Bộ Công thương: Sử dụng biểu mẫu số 01 và mẫu số 02 tại Phụ lục I đính kèm Thông tư 13/2020/TT-BCT.
- Đối với cơ sở thuộc quản lý của Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT: Có thể tự lập biểu mẫu xác nhận tập huấn kiến thức ATTP theo mẫu quy định.
Trong bối cảnh ngày nay, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng thủ tục pháp lý và được cấp phép trong thời gian sớm nhất.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về quy trình cấp phép, Dịch vụ Thuế 24h hân hạnh đồng hành cùng doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói.
*Nguồn tham khảo:
(1) https://vneconomy.vn/tp-hcm-tang-cuong-kiem-tra-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-cac-bep-an-truong-hoc.htm