Trong bối cảnh thực tế ngày nay, vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là một yêu cầu mà còn là cam kết bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thống kê từ “Tháng hành động Vì an toàn thực phẩm năm 2023” càng làm nổi bật tầm quan trọng của đề tài này.
Theo thống kê của Cục Quản lý Thị trường TP. Hồ Chí Minh, trong số hơn 4.500 vụ kiểm tra chuyên ngành kết hợp cùng liên ngành, đã xử phạt 340 triệu đồng xử phạt và tạm giữ gần 5.600 sản phẩm cùng hơn 1,4 tấn thực phẩm(1). Trong những trường hợp, các hành vi không tuân thủ như thiếu giấy chứng nhận hoặc giấy chứng nhận đã hết hạn là phổ biến và xuất hiện đáng kể.
Từ những “con số biết nói” này, chúng ta đặt ra mối quan tâm: Thời hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu? Liệu các chủ cơ sở, doanh nghiệp đã tuân thủ đúng quy trình gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn và tin cậy trong ngành thực phẩm?
Hãy cùng Dịch vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết về thời hạn, trình tự, và các lưu ý cần biết khi gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm!
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?
Theo Điều 37, Luật An Toàn Thực Phẩm, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn hiệu lực là 03 năm kể từ ngày cấp. Doanh nghiệp cần xin gia hạn ít nhất 06 tháng trước khi hết hạn để tránh gián đoạn sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
Quy định này giúp đảm bảo cơ sở duy trì và cập nhật các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm liên tục, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình kiểm soát chất lượng thực phẩm được thực hiện hiệu quả. Tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần lưu ý rằng trước khi hết hiệu lực 06 tháng, họ phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận.
Ngoài ra, nếu cơ sở kinh doanh của bạn chưa có sở hữu giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và không biết xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, đọc ngay bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết!
Tại sao cần phải gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là một trách nhiệm pháp lý, mà còn là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm. Dưới đây là một số lý do quan trọng vì sao các doanh nghiệp cần thiết phải tuân thủ thời hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trước hết, việc gia hạn giấy chứng nhận giúp doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro bị xử phạt hành chính nặng.
Lấy ví dụ: Một nhà máy chế biến thực phẩm không thực hiện gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều vi phạm về quy trình sản xuất và an toàn thực phẩm. Kết quả là, nhà máy này có thể bị xử phạt nặng và buộc phải thu hồi hàng loạt sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín và lợi nhuận của nhà máy.
Bạn nên biết một số quy định xử phạt quan trọng mà Dịch vụ Thuế 24h đã lưu ý dưới đây:
- Theo quy định của Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP(2), mức phạt có thể lên đến 60.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
- Điều 3 của cùng Nghị định này được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP cũng đưa ra quy định mức phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các quy định xử phạt cho các trường hợp vi phạm, hãy theo dõi tại Phần 3 của bài viết này.
Ngoài ra, việc gia hạn giấy chứng nhận còn giúp doanh nghiệp kiểm tra định kỳ các quy trình hiện có để đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm an toàn và chất lượng. Điều này giúp giảm nguy cơ có thể xảy ra về bảo vệ an toàn thực phẩm, từ việc sử dụng nguyên liệu đến quy trình sản xuất và bảo quản.
Cụ thể tình huống: Một đơn vị sản xuất thực phẩm gia đình với sản phẩm chính là đậu phộng sấy. Đơn vị này được cấp Giấy Chứng nhận An Toàn Thực Phẩm từ năm 2018 và thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận sắp hết. Việc thực hiện gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đã mang lại một số lợi ích thiết thực cho đơn vị như:
- Là cơ hội cho đơn vị kiểm tra định kỳ quy trình sản xuất, có thể phát hiện và khắc phục những vấn đề tiềm ẩn trong quy trình sản xuất sấy đậu phộng, giảm nguy cơ về an toàn thực phẩm (nếu có).
- Tái công bố gia hạn và thông tin này có thể được chia sẻ với khách hàng tại cửa hàng, trên các trang mạng xã hội chính chủ của đơn vị; giúp tăng uy tín của sản phẩm đậu phộng và tạo niềm tin từ phía người tiêu dùng.
- Gia hạn giấy an toàn thực phẩm gắn liền với việc đơn vị đã đáp ứng tiêu chuẩn cho quy trình sản xuất. Điều này tạo điều kiện cho việc mở rộng kinh doanh và đẩy mạnh đơn hàng. Công ty có thể thu hút khách hàng mới và duy trì sự hài lòng từ khách hàng hiện tại tốt hơn.
Quy định xử phạt về việc sử dụng giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đã hết hạn
Căn cứ theo Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 quy định chi tiết xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Tư Vấn Luật Và Dịch Vụ Thuế 24h điểm qua các hành vi vi phạm điển hình, mức phạt, và biện pháp khắc phục hậu quả.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bảng thông tin dưới đây.
Phạm vi |
Hành vi Vi phạm |
Mức phạt |
Biện pháp khắc phục hậu quả(3) |
Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống |
Không có Giấy Chứng Nhận (GCN) Cơ Sở đáp ứng Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm Hoăc có Giấy Chứng Nhận nhưng đã hết hiệu lực. |
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
Cơ sở phải thu hồi các thực phẩm khi phát hiện vi phạm các quy định an toàn thực phẩm |
Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm |
Không có GCN Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm Hoăc có Giấy Chứng Nhận nhưng đã hết hiệu lực. |
Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
Phải thu hồi thực phẩm khi vi phạm quy định. |
Sản Xuất Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe |
Không có GCN Cơ Sở đáp ứng Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm đạt yêu cầu GMP Hoặc đã đạt Giấy Chứng Nhận GMP nhưng không còn hiệu lực (hết hạn). |
Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
Phải thu hồi thực phẩm khi vi phạm quy định. Cần điều chỉnh mục đích sử dụng hoặc quy trình tái chế, hoặc phải thực hiện quá trình tiêu hủy, loại bỏ thực phẩm đối với vi phạm các quy định. |
Kinh Doanh và Phân Phối Sản Phẩm Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe |
Không thực hiện bổ sung Giấy Chứng Nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi bắt đầu quá trình sản xuất (Dù sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam hoặc nhập khẩu, đã được cấp Giấy xác nhận công bố theo quy định về an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01/07/2019). |
Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
Phải thu hồi thực phẩm khi vi phạm quy định. Cần điều chỉnh mục đích sử dụng hoặc quy trình tái chế, hoặc phải thực hiện quá trình tiêu hủy, loại bỏ thực phẩm đối với vi phạm các quy định. |
Vậy mức phạt tối đa dành cho cá nhân và tổ chức nếu rơi vào các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm là bao nhiêu? Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP giải thích sửa đổi và bổ sung Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, bạn nên lưu ý các tiêu điểm như sau:
- Mức phạt về an toàn thực phẩm đối với:
-
- Cá nhân: Mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng.
- Tổ chức: Mức phạt tiền tối đa là 200.000.000 đồng.
- Trường hợp đặc biệt về xác định mức phạt:
-
- Đối với một số trường hợp cụ thể như quy định tại các điều 4 (khoản 1 và 5), điều 5 (khoản 6), điều 6 (khoản 5), điều 11 (khoản 7), điều 22 (khoản 1 và 9), và điều 26 (khoản 6), các quy định về mức phạt tối đa có thể không áp dụng theo quy định cụ thể của Nghị định này.
- Đối với các hành vi vi phạm tại điều 4 (khoản 1), điều 22 (khoản 1), và điều 26 (khoản 6), mức phạt tối đa có thể áp dụng theo quy định tại điều 23, Luật Xử lý Vi Phạm Hành Chính. Xin lưu ý nếu mức phạt tối đa theo Luật Xử lý Vi Phạm Hành Chính vẫn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm, thì mức phạt tối đa sẽ là 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.
Như bạn đã thấy, các quy định về mức phạt an toàn thực phẩm, xử phạt về việc sử dụng mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đã hết hạn là một hệ thống ràng buộc rõ ràng và minh bạch nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
Điều này đồng thời khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức về an toàn thực phẩm tuân thủ các quy định một cách nghiêm túc hơn.
Liên hệ với đội ngũ chuyên viên của Tư Vấn Luật Và Dịch Vụ Thuế 24h bất kỳ lúc nào để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc, và cung cấp dịch vụ chất lượng về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy trình gia hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin gia hạn
Theo Khoản 1 Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu sau đây:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu quy định.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để chứng minh tình trạng hợp pháp của doanh nghiệp.
- Bản mô tả cụ thể, chi tiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị, và dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chấp hành theo quy định ban hành của cơ quan quản lý thẩm quyền.
- Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe đầy đủ của chủ doanh nghiệp và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi các cơ sở y tế ở cấp huyện trở lên.
- Giấy chứng nhận về việc đã tham gia khóa đào tạo về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, được cấp cho chủ doanh nghiệp và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Sau đây là mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy chuẩn bạn có thể tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …………, ngày …. tháng …. năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Kính gửi: ………………………………………………. Họ và tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………………………………………………………………………………. Tên cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận: ……………………………………………………………………………………… ………………………….. Địa chỉ cơ sở sản xuất: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điện thoại: …………………………….Fax: ……………………………………………………………………………………………… Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sản xuất (loại thực phẩm và dạng sản phẩm…): …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
|
Bước 2: Nộp hồ sơ đến đơn vị có thẩm quyền
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ theo yêu cầu như trên, chủ cơ sở sẽ tiến hành thủ tục nộp hồ sơ và đề xuất cấp Giấy chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền. Trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định Khoản 2 Điều 36.
Tại bước này, Đoàn đánh giá sẽ kiểm tra và đánh giá tại cơ sở sản xuất kinh doanh, yêu cầu khắc phục nếu có phát hiện vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dịch vụ Thuế 24h xin lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng cho bạn đọc trong quy trình này, đó là:
- Cơ quan Nhà nước có thể yêu cầu thêm thông tin hoặc kiểm tra bổ sung trong quá trình xem xét hồ sơ. Chủ cơ sở cần sẵn sàng cung cấp mọi thông tin cần thiết để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ.
- Như đã đề cập ở trên, thời hạn giấy cam kết an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Bạn, với vai trò như chủ kinh doanh, nếu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sẽ phải nộp hồ sơ xin cấp lại trước ít nhất 06 tháng trước khi Giấy chứng nhận hiện tại hết hạn.
Nếu cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận. Ngược lại, trong trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan sẽ phải trả lời bằng văn bản và thông tin đến các chủ cơ sở về lý do từ chối.
Nếu bạn là chủ hộ kinh doanh cá thể và vẫn chưa biết phải nộp hồ sơ ở đâu, xem ngay bài viết về Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh tại đây!
Bước 3: Báo cáo khắc phục và chờ kết quả
Nếu rơi vào trường hợp nhận yêu cầu khắc phục từ Đoàn đánh giá trong bước trên, sau khi kết thúc giai đoạn khắc phục, các chủ cơ sở phải trình bày một báo cáo chi tiết về các biện pháp đã thực hiện để khắc phục các vấn đề được phản ánh trong đợt kiểm tra trước đó.
Nếu báo cáo không đạt yêu cầu hoặc nếu quá thời hạn khắc phục, các cơ sở sẽ không được gia hạn chứng nhận an toàn thực phẩm.
Lấy ví dụ, một nhà máy sản xuất thực phẩm đóng gói đã được Đoàn thanh tra kiểm tra và phát hiện ra một số vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cụ thể, họ phát hiện rằng một số dụng cụ đóng gói không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, và không được thực hiện đúng cách. Do đó, có dấu hiệu vi phạm yêu cầu về bảo quản thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm.
Theo Điều 4 Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm:
“Các giá, kệ bảo quản phải được làm từ vật liệu chắc chắn và hợp vệ sinh, đồng thời phải đảm bảo ánh sáng và che chắn an toàn. Nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm cần được đóng gói và bảo quản ở các vị trí có khoảng cách tối thiểu 20cm từ nền, 30cm từ tường và 50cm từ trần.”
Với việc phát hiện dụng cụ đóng gói không đạt yêu cầu, Đoàn thanh tra xác định rằng có vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà máy nhận được thông báo về các vấn đề phát hiện và được yêu cầu báo cáo khắc phục.
Nếu nhà máy không chủ động và nghiêm túc thực hiện các biện pháp cần thiết để sửa chữa dụng cụ đóng gói và cải thiện quy trình kiểm soát chất lượng, chứng nhận sẽ không được gia hạn.
Dịch vụ gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm – Tiết kiệm thời gian, kết quả nhanh chóng
Dịch vụ Thuế 24h tự hào là một trong những đơn vị đứng đầu chuyên cung cấp các dịch vụ đa dạng, bao gồm thành lập doanh nghiệp, kế toán – thuế và giấy phép con, phục vụ cho hơn 1000 doanh nghiệp, từ những tên tuổi lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phương châm “Đồng hành pháp lý cùng bạn” là tôn chỉ chúng tôi hướng đến, thông qua những cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ và chính sách giá hợp lý, chúng tôi là đối tác đồng hành chặt chẽ trong hành trình pháp lý của quý khách hàng.
Lựa chọn Dịch vụ Thuế 24h, khách hàng sẽ được hưởng lợi từ những điều sau:
- Chi phí hợp ý: Chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ với chi phí hợp lý nhất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm và tối ưu hóa nguồn lực tài chính.
- Thời gian nhanh chóng: Với quy trình làm việc tối ưu và hiệu quả, các chuyên viên pháp lý đảm bảo hoàn thành các dịch vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Hỗ trợ 24/7: Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc, giải quyết mọi vấn đề và thắc mắc của quý khách hàng một cách nhanh nhất.
- Đồng hành toàn diện: Không chỉ cung cấp dịch vụ, Tư Vấn Luật Và Dịch Vụ Thuế 24h còn là đối tác đáng tin cậy, cùng đồng hành trong mọi thách thức pháp lý mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Sau đây là quy trình thực hiện dịch vụ giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Dịch vụ thuế 24h:
- Tiếp nhận thông tin: Chúng tôi lắng nghe và tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến doanh nghiệp để định rõ nhu cầu và yêu cầu cụ thể của khách hàng; từ đó giúp khách hàng xây dựng kế hoạch pháp lý tối ưu.
- Khảo sát chi tiết: Đội ngũ chuyên gia, chuyên viên pháp lý của chúng tôi tìm hiểu về vấn đề và tư vấn quy trình và giấy tờ cần thiết cho khách hàng.
- Lập kế hoạch và báo giá minh bạch: Dựa trên thông tin khảo sát, chúng tôi lập kế hoạch và báo giá cụ thể về thủ tục và tư vấn khắc phục các vấn đề để đảm bảo các điều kiện xin cấp phép được đáp ứng.
- Chuẩn bị hồ sơ: Đội ngũ chúng tôi sẽ hỗ trợ khách chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
- Đại diện liên lạc: Chúng tôi đại diện và làm việc với cơ quan quản lý để giải quyết mọi thủ tục cần thiết trong quá trình xin cấp giấy phép.
- Theo dõi tiến độ: Liên tục cập nhật tiến độ của quá trình xin cấp phép, cung cấp thông tin và cập nhật đầy đủ và kịp thời cho quý khách hàng.
- Đại diện nhận giấy phép: Chúng tôi sẽ đại diện doanh nghiệp, cơ sở của khách hàng để nhận giấy phép VSATTP từ cơ quan quản lý và hỗ trợ giao tận nơi.
Đảm bảo thời hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một yếu tố then chốt và quan trọng trong môi trường kinh doanh. Bởi lẽ, duy trì giấy chứng nhận không chỉ ảnh hưởng đến uy tín mà còn liên quan đến sự liên tục của sản xuất và kinh doanh.
Xin hãy ghi nhớ: Giấy chứng nhận này có hiệu lực trong thời kỳ 03 năm, đảm bảo rằng cơ sở sản xuất và kinh doanh duy trì đủ điều kiện an toàn. Trong suốt thời gian hiệu lực, doanh nghiệp cần liên tục tuân thủ các quy định vệ sinh, và nếu muốn tiếp tục hoạt động, hồ sơ gia hạn phải được nộp ít nhất 06 tháng trước khi giấy chứng nhận cũ hết hạn. Điều này giúp đảm bảo sự liên tục và ổn định trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Hãy đảm bảo mọi thủ tục và chuẩn bị đều được hoàn thành một cách kỹ lưỡng để duy trì tiêu chuẩn an toàn và đáp ứng các yêu cầu quy định.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. Nếu cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp trong quá trình gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ Thuế 24h để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tận tình!
*Nguồn tham khảo:
(1) https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tp-ho-chi-minh-xu-phat-tren-340-vu-vi-pham-ve-an-toan-thuc-pham-105416.htm
(2) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-124-2021-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-115-2018-ND-CP-va-117-2020-ND-CP-499187.aspx
(3) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-115-2018-ND-CP-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-an-toan-thuc-pham-360333.aspx