Tìm kiếm
Close this search box.

Giấy chứng nhận HACCP là gì? 5 Lợi ích của chứng chỉ HACCP

Chứng nhận HACCP
Nội dung chính:

Chứng nhận HACCP, còn được gọi là Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, là một tiêu chuẩn quan trọng dành cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu, và đã trở thành quy định bắt buộc trong các quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm ở nhiều quốc gia.

Tại Việt Nam, áp dụng HACCP bắt đầu được áp dụng trong ngành chế biến thủy sản từ những năm 1990, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Hiện nay, tuân thủ HACCP cũng liên quan đến tiêu chuẩn ISO 22000. Điều này càng chứng minh tính cần thiết của việc thực hiện HACCP, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn tạo lợi thế uy tín về đảm bảo an toàn thực phẩm và mở rộng thị trường toàn cầu.

Dưới đây, Dịch vụ Thuế 24h cung cấp đầy đủ hướng dẫn về chứng nhận HACCP là gì, quy trình và lợi ích của việc áp dụng HACCP. Mời bạn đọc ngay bài viết!

HACCP là gì?

HACCP là viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế thông qua phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. 

Nói một cách dễ hiểu hơn, hệ thống này bao gồm các tiêu chuẩn, nguyên tắc giúp các doanh nghiệp xác định, đánh giá, và kiểm soát nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm bằng cách đặt ra các điểm quan trọng cần kiểm soát trong quá trình sản xuất.

Lấy ví dụ: Trong quá trình chế biến thịt, HACCP đảm bảo an toàn với việc xác định rủi ro, như vi khuẩn Salmonella. Trong trường hợp này, việc kiểm soát nhiệt độ nấu chín là một điểm kiểm soát quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. 

Cơ sở sản xuất cần đảm bảo quá trình nấu chín thịt với giới hạn nhiệt độ cụ thể (giả sử ít nhất 165 độ F trong 15 giây), đồng thời có biện pháp kiểm soát và điều chỉnh khi cần thiết trong quá trình chế biến. 

Hiện nay HACCP là nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm được nhiều quốc gia trên thế giới bắt buộc, được CODEX (Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế) khuyến cáo áp dụng. Một số quốc gia tiêu biểu đã thiết lập các chương trình HACCP bắt buộc cho các sản phẩm cụ thể bao gồm: Úc, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu(1).

HACCP Certificate là gì?
HACCP Certificate là gì?

Chứng nhận HACCP là gì?

Chứng nhận HACCP (HACCP Certificate) là một tài liệu chứng minh rằng một tổ chức hoặc doanh nghiệp đã áp dụng và tuân thủ các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn HACCP trong quá trình sản xuất, chế biến, và phân phối thực phẩm. 

Đây là một bằng chứng rõ ràng về sự cam kết đối với an toàn thực phẩm và tuân thủ các quy định của HACCP. Quá trình này bao gồm việc các doanh nghiệp đã thực hiện:

  • Phân tích rủi ro, nguy cơ trên đa phương diện: sinh học, hóa học và vật lý từ quá trình sản xuất nguyên liệu, thu mua và xử lý, đến sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm
  • Tìm ra những điểm kiểm soát quan trọng (CCP)
  • Thiết lập các biện pháp kiểm soát như xác định giới hạn tới hạn, thực hiện quy trình giám sát, hành động khắc phục, quy trình xác minh, đảm bảo hồ sơ và tài liệu hướng dẫn phù hợp,…

Chứng nhận HACCP thường được cấp bởi các tổ chức chứng nhận độc lập, không liên quan đến đơn vị tư vấn thực hiện tiêu chuẩn HACCP.

Sau khi triển khai và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng HACCP, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá thực tế tại doanh nghiệp để kiểm tra việc áp dụng HACCP. Nếu kết quả thẩm tra phù hợp, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp. 

Chứng nhận HACCP là gì?
Mẫu giấy chứng nhận HACCP (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, giấy chứng nhận HACCP có giá trị tương đương giấy chứng nhận GMP, chứng nhận ISO 9001,… tại Việt Nam. Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin như các tiêu chuẩn, hồ sơ và thủ tục về giấy chứng nhận GMP đầy đủ nhất tại đây.

Tại sao doanh nghiệp nên sở hữu giấy chứng nhận HACCP?

  • Đảm bảo uy tín và tin cậy

Giấy chứng nhận HACCP là bằng chứng thể hiện doanh nghiệp đã áp dụng và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiêu chuẩn quốc tế hiệu quả. Sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất, tăng cường uy tín của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm, với khách hàng, và đối tác. 

  • Nâng cao giá trị cạnh tranh

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một “khốc liệt” trong thị trường công nghiệp thực phẩm như hiện nay, giấy chứng nhận HACCP giúp sản phẩm của doanh nghiệp gia tăng lợi thế, củng cố niềm tin cho khách hàng trong quyết định lựa chọn sản phẩm an toàn, chất lượng. 

  • Cơ hội mở rộng thị trường quốc tế

Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng xuất khẩu và tham gia vào thị trường quốc tế như EU, Nhật thì giấy chứng nhận HACCP có thể là điều kiện tiên quyết, giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập và tuân thủ yêu cầu của thị trường nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Còn một yếu tố quan trọng khác mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu sản phẩm, đó là giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS). Vậy CFS là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết của chúng tôi để đảm bảo sản phẩm được phép lưu thông trên thị trường quốc tế và đáp ứng các quy định an toàn thực phẩm.

  • Quản lý rủi ro về an toàn thực phẩm

HACCP giúp doanh nghiệp xác định và kiểm soát các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng người tiêu dùng. 

  • Giảm thiểu chi phí liên quan đến rủi ro vi phạm an toàn thực phẩm

Sở hữu giấy chứng nhận gián tiếp giúp giảm chi phí thu hồi, bồi thường và duy trì mối quan hệ với người tiêu dùng. 

Ví dụ trường hợp công ty X xảy ra một lô sản phẩm bị thu hồi do phát hiện vấn đề an toàn thực phẩm; nguyên nhân thiếu quá trình đánh giá và kiểm soát mối nguy từ các khâu sản xuất, chế biến.

Giấy chứng nhận HACCP là gì?
Tại sao doanh nghiệp nên sở hữu giấy chứng nhận HACCP?

Cơ sở kinh doanh nào cần áp dụng chứng nhận HACCP?

Chứng nhận HACCP không chỉ là yêu cầu quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm mà còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác. Dưới đây là một số cơ sở kinh doanh cần áp dụng chứng nhận HACCP:

  • Nhà sản xuất cấp 1, nơi sản xuất nguyên liệu và thành phẩm chủ yếu
  • Cơ sở chế tạo, nơi sản xuất các thành phần và phụ gia thực phẩm
  • Cơ sở chế biến thực phẩm, bao gồm cả những nơi chế biến, đóng gói, và chuẩn bị sản phẩm cuối cùng
  • Cơ sở hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn công nghiệp bao gồm cả việc chế biến và đóng gói
  • Cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản, như các nhà máy chế biến cá
  • Đơn vị chuyên kinh doanh thực phẩm đóng gói, nhà máy đóng gói thực phẩm
  • Đơn vị cung ứng nguyên liệu, vận chuyển thực phẩm, lưu trữ và phân phối thực phẩm
  • Tổ chức dịch vụ thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống, như nhà hàng, khách sạn, và các địa điểm cung cấp thực phẩm
  • Tổ chức nghiên cứu thực phẩm, trung tâm kiểm soát chất lượng thực phẩm

Các tiêu chuẩn phân tích của giấy chứng nhận HACCP 

HACCP dựa trên một quy trình tiên tiến đặt sự an toàn và chất lượng thực phẩm vào tâm điểm. Tiêu chuẩn phân tích của chứng nhận HACCP phản ánh các đặc trưng tiêu biểu sau: tính hệ thống, cơ sở khoa học, phòng ngừa, tính chuyên biệt, và sự luôn thích hợp.

Tính hệ thống

  • HACCP xem xét và rà soát tất cả các bước trong quá trình sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm. Mục đích là xác định kịp thời các mối nguy, đề ra các biện pháp kiểm soát phù hợp, đảm bảo tính an toàn thực phẩm xuyên suốt quá trình sản xuất.
  • Ví dụ: Trong một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn, tính hệ thống được đảm bảo bằng việc kiểm soát tại từng khâu:
    • Lựa chọn nguyên liệu: Kiểm soát chất lượng và nguồn gốc của nguyên liệu như ngũ cốc, thực phẩm chế biến, và các thành phần khác.
    • Quá trình chế biến: Cần đảm bảo các biện pháp nhiệt độ và thời gian chế biến đúng để loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố có thể gây hại.
    • Đóng gói và bảo quản: Kiểm soát vệ sinh và điều kiện bảo quản để tránh ô nhiễm và đảm bảo tính chất dinh dưỡng của thức ăn.

Cơ sở khoa học

  • Các mối nguy về an toàn thực phẩm và biện pháp kiểm soát chúng được xác định dựa trên bằng chứng và cơ sở khoa học. Để đảm bảo tiêu chuẩn này, cần áp dụng kiến thức khoa học để phân tích và đánh giá các nguy cơ liên quan đến thực phẩm.
  • Ví dụ: Khi đánh giá nguy cơ vi khuẩn trong sản xuất thịt động vật, cơ sở khoa học sẽ quyết định liệu việc nhiệt độ hay thời gian chế biến có đủ để giảm số lượng vi khuẩn không an toàn hay không.

Tính phòng ngừa

  • HACCP hướng tới việc phòng ngừa hơn là kiểm tra khi sản phẩm đã hoàn tất. Điều này đòi hỏi các cơ sở phải áp dụng các biện pháp kiểm soát từ đầu quá trình để ngăn chặn nguy cơ và đảm bảo tính an toàn ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào.
  • Ví dụ: Để ngăn chặn nguy cơ nhiễm bẩn và đảm bảo tính an toàn của bánh quy, nhà máy sản xuất thực hiện những biện pháp phòng ngừa như: 
    • Lựa chọn nguyên liệu chủ yếu như bột, đường, và bơ cần tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, nguyên liệu đầu vào không bị ô nhiễm từ các yếu tố gây hại.
    • Áp dụng các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt, giữ gìn sạch sẽ các thiết bị chế biến, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật có thể gây nhiễm bẩn cho sản phẩm.
    • Các nhân viên nhà máy sản xuất bánh quy được đào tạo về các quy trình vệ sinh, sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân, và thực hiện đúng các quy trình làm việc an toàn.

Tính chuyên biệt

  • Tùy thuộc vào đặc trưng của từng loại thực phẩm, HACCP giúp doanh nghiệp xác định các mối nguy thường gặp và xây dựng các biện pháp kiểm soát phù hợp với loại thực phẩm đó.

Ví dụ: Trong cơ sở sản xuất thực phẩm đóng gói, nếu mối nguy là ô nhiễm từ vật liệu đóng gói, cơ sở đó cần áp dụng các biện pháp kiểm soát như kiểm tra chất lượng vật liệu đóng gói và đảm bảo an toàn vệ sinh của dây chuyền sản xuất.

Luôn thích hợp

  • HACCP không duy trì ở một trạng thái duy nhất sau khi được thiết lập. Thay vào đó, hệ thống này luôn được xem xét và điều chỉnh để phản ánh sự thay đổi trong cơ sở vật chất, công nghệ, con người, và thông tin về an toàn thực phẩm.
  • Ví dụ: Khi có sự thay đổi về công nghệ sản xuất, nhà máy chế biến thực phẩm X đã quyết định nâng cấp hệ thống máy móc chế biến thực phẩm để tăng cường hiệu suất và chất lượng. 

Họ cần tiến hành xem xét và điều chỉnh hệ thống HACCP của mình như: đánh giá rủi ro mới phát sinh từ sự thay đổi trong công nghệ và thiết bị sản xuất mới; cập nhật quy trình kiểm soát; định kỳ kiểm tra hiệu suất,…

Chứng chỉ HACCP
Các tiêu chuẩn phân tích của giấy chứng nhận HACCP

7 nguyên tắc xây dựng nên chứng nhận HACCP

Tiến hành phân tích mối nguy sinh học, vật lí và hóa học  

Nguyên tắc này tập trung vào việc đánh giá và nhận diện các mối nguy trong quá trình sản xuất. Các mối nguy này bao gồm:

  • Nguy cơ vật lý: có thể là sự nhiễm kim loại trong quá trình sản xuất thực phẩm. Giả sử trong quá trình chế biến thực phẩm, nếu bạn không kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng và bảo quản các công cụ làm việc, kim loại có thể nhiễm vào sản phẩm.
  • Nguy cơ hóa học: có thể là sự ô nhiễm do sử dụng các sản phẩm làm sạch, chẳng hạn như sử dụng chất tẩy rửa dẫn đến ô nhiễm hóa chất trong thực phẩm. 
  • Nguy cơ sinh học: Nếu quy trình vệ sinh không đảm bảo, vi khuẩn có thể xâm nhập vào thực phẩm, đặc biệt là trong môi trường dễ ẩm ướt và không được kiểm soát đúng cách.

Doanh nghiệp cần làm gì sau khi xác định nguy cơ?

Sau khi xác định và đánh giá mỗi mối nguy, bước tiếp theo là xác định các điểm kiểm soát quan trọng tại những giai đoạn chính trong quá trình sản xuất, như: nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, kiểm soát an toàn vệ sinh, bảo quản – vận chuyển,…

Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)

Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp cần xác định những điểm quan trọng trong quá trình sản xuất mà nếu không kiểm soát chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Một số điểm kiểm soát giới hạn thường gặp gồm:

Yếu tố thời gian: Trong quy trình lên men trong sản xuất nước giải khát, thời gian lên men có thể là một CCP. Nếu thời gian lên men không đủ, sản phẩm cuối cùng có thể không đạt được mức độ cacbonat hóa an toàn và chất lượng mong muốn.

Yếu tố độ pH: Việc kiểm soát độ pH của dung dịch chất bảo quản có thể là một CCP đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm đóng gói. 

Yếu tố áp suất: Trong một số quá trình sản xuất, như chế biến thực phẩm đóng gói hộp hơi, áp suất là một yếu tố quyết định để đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm. Áp suất chính xác trong hộp đóng gói giúp ngăn chặn vi khuẩn và vi sinh vật gây hại từ việc xâm nhập vào sản phẩm.

Yếu tố nhiệt độ phù hợp: Nếu không kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ, có thể xảy ra tình trạng ô nhiễm và gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Do đó, nhiệt độ trong quá trình nấu chín, hay nhiệt độ lưu giữ sau chín có thể là CCP đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Thiết lập các giới hạn kiểm soát tới hạn

Doanh nghiệp cần xác định rõ giới hạn mà mỗi điểm kiểm soát CCP phải tuân thủ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Bạn có thể tham khảo các bước gợi ý sau:

  • Xác định giới hạn: Hãy đưa ra các giới hạn tối đa/tối thiểu cho mỗi yếu tố như nhiệt độ, độ pH, thời gian,…, trong quá trình sản xuất.
  • Đặt ra các tiêu chí cho từng điểm kiểm soát quan trọng: Chuẩn bị một checklist câu hỏi chi tiết như:
    • Có giới hạn nhiệt độ tối thiểu hay không
    • Điều kiện cụ thể, giới hạn bắt buộc phải đáp ứng để đảm bảo CCP tại thời điểm đó (ví dụ: Nếu CCP là nhiệt độ, bạn có cần xác định giữa khoảng nào là an toàn?)
    • Có điều kiện đặc biệt nào mà điểm kiểm soát cần phải đối mặt, chẳng hạn như môi trường sản xuất hay yếu tố nguy cơ ngoại lai không dễ dàng kiểm soát
    • Làm thế nào bạn đo lường và kiểm tra việc đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra tại điểm kiểm soát

Lấy ví dụ, trong quy trình chế biến sản phẩm từ cá tẩm bột, nhiệt độ nấu chín được xác định là một CCP để đảm bảo an toàn thực phẩm. Chủ cơ sở phục vụ quán ăn cần xác định để tiêu diệt mọi vi khuẩn có thể gây nguy hiểm, sản phẩm cần phải nướng ở nhiệt độ ít nhất 155 độ F trong khoảng 15 giây. Điều này giúp đảm bảo thực phẩm đạt đến mức nhiệt độ an toàn và loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn.

Doanh nghiệp cần làm gì tiếp theo?

Khi giới hạn được xác định, quá trình sản xuất cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo rằng mọi yếu tố đều tuân thủ giới hạn đã thiết lập, và hành động khắc phục được thực hiện nếu cần.

Thiết lập hệ thống theo các điểm kiểm soát tới hạn

Thiết lập giám sát các điểm kiểm soát tới hạn nghĩa là bạn cần lên kế hoạch theo dõi sự tuân thủ giới hạn tới hạn, và đảm bảo quá trình sản xuất không vượt quá mức nguy cơ đã được xác định.

Bước 1: Cần biết đo lường cái gì và đo như thế nào

  • Xác định những yếu tố cần đo lường, ví dụ như nhiệt độ, độ PH, thời gian xử lý,…
  • Mô tả cụ thể phương pháp đo lường, sử dụng các công cụ đo lường như nhiệt kế, pH-metr, đồng hồ đếm thời gian,…

Bước 2: Theo dõi quá trình, ghi lại hồ sơ, đánh giá dữ liệu

  • Thiết lập các quy định quy trình theo dõi tại điểm CCP, bao gồm ai, khi nào, và làm thế nào để thực hiện giám sát. 
  • Lưu trữ hồ sơ chứng minh rằng các CCP đã được đáp ứng, bao gồm dữ liệu đo lường, biện pháp khắc phục, và kết quả kiểm tra.

Bước 3: Áp dụng kiểm soát liên tục

  • Nếu có khả năng, thiết lập hệ thống giám sát liên tục tại các điểm kiểm soát, như cảm biến, hệ thống theo dõi tự động,…
  • Nếu không thể theo dõi liên tục, xác định các phép đo thường xuyên cần thực hiện để lên quá trình kiểm tra định kỳ, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ.

Thiết lập các hành động khắc phục CCP

Nguyên Tắc V của HACCP yêu cầu: Khi một CCP không đáp ứng đúng giới hạn tới hạn, doanh nghiệp phải đưa ra các hành động ngay lập tức để khắc phục tình hình và ngăn chặn nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

Bảng thông tin dưới đây đưa ra một số gợi ý mục đích và biện pháp thực hiện của nguyên tắc hành động khắc phục trong HACCP:

Mục Đích

Biện Pháp Thực Hiện

Kiểm soát bất kỳ sản phẩm nào đã mất kiểm soát và có thể không an toàn.

– Ngưng sản xuất tại CCP, ngưng chuyển giao sản phẩm.

– Giữ lại sản phẩm để kiểm tra hoặc thực hiện xử lý đặc biệt, đảm bảo rằng sản phẩm không an toàn không đi vào lưu thông.

– Ghi chép chi tiết về sự cố, biện pháp khắc phục, và thời gian áp dụng.

– Báo cáo vấn đề và biện pháp khắc phục cho những người liên quan trong tổ chức.

Xác định nguyên nhân gốc của vấn đề và triển khai biện pháp ngăn chặn để tránh tái diễn.

– Tiến hành điều tra sâu rộng về nguyên nhân.

– Sửa chữa thiết bị, điều chỉnh quy trình sản xuất,…

– Đào tạo nhân viên về việc ngăn chặn sự cố tái diễn.

– Thực hiện biện pháp nguy cơ phù hợp ngay lập tức để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.

Thiết lập quy trình xác minh để xác nhận rằng hệ thống HACCP đang hoạt động hiệu quả

Nguyên tắc này giúp doanh nghiệp đảm bảo đã tuân thủ hiệu quả thủ tục kiểm tra sản phẩm cuối cùng và xác minh rằng quy trình đang hoạt động theo kế hoạch HACCP.  

Tình huống: Cơ sở chế biến thực phẩm X, chuyên sản xuất sản phẩm sốt cà chua cho thị trường địa phương, đã áp dụng nguyên tắc VI của HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm như sau:

  • Đo lường và giám sát thiết bị có kiểm soát: Cơ sở X đã sử dụng thiết bị đo pH để kiểm soát độ acid trong sốt, đảm bảo nó nằm trong giới hạn an toàn.
  • Hành động khắc phục “sự cố”: Đề xuất kế hoạch xử lý khi đo pH mà phát hiện giá trị nằm ngoài khoảng an toàn, nhưng sốt vẫn chưa đóng gói. Các lô sản phẩm liên quan phải được đánh dấu và kiểm tra.
  • Hồ sơ được lưu trữ theo yêu cầu: Hồ sơ sản xuất và kiểm soát độ acid được duy trì và lưu giữ đầy đủ, bao gồm cả các kết quả kiểm tra định kỳ.

Thiết lập thủ tục lưu trữ tài liệu và hồ sơ HACCP

Đối với nguyên tắc VII, doanh nghiệp cần thiết lập và duy trì một hệ thống tài liệu chặt chẽ liên quan đến mọi khía cạnh của kế hoạch HACCP, bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để mô tả, triển khai, và duy trì kế hoạch HACCP. Điều này mang lại lợi ích trong việc hỗ trợ quá trình đánh giá và cải thiện liên tục của hệ thống HACCP.

Lưu ý: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nên xây dựng một hệ thống tài liệu hợp lý và dễ quản lý. Các gợi ý về tài liệu quan trọng nên có là:

  • Hướng dẫn về thực hiện các bước HACCP
  • Hồ sơ về các điểm kiểm soát tới hạn, kết quả kiểm tra, các hành động khắc phục, và bất kỳ thông tin quan trọng nào khác liên quan đến sự phát triển hoạt động hệ thống. 

Quy trình tư vấn chứng nhận HACCP tại Dịch Vụ Thuế 24h

Bước 1: Đăng ký dịch vụ tư vấn chứng nhận HACCP

Khách hàng đăng ký dịch vụ tư vấn chứng nhận HACCP tại Dịch vụ Thuế 24h, và cung cấp các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, như ngành nghề hoạt động, hình thức sản xuất, danh mục sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh,… 

Các chuyên viên của Dịch vụ Thuế 24h sẽ tiến hành xác định nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp và mục tiêu cần đạt được. Sau đó, hai bên sẽ thảo luận, thỏa thuận và ký kết hợp đồng tư vấn, kèm theo các điều khoản và điều kiện chi tiết.

Bước 2: Dịch Vụ Thuế 24h đánh giá thử 

Sau bước đăng ký, Dịch vụ Thuế 24h sẽ tiến hành đánh giá thử với 2 giai đoạn: đánh giá sơ bộ và đánh giá tài liệu.

  • Đánh giá sơ bộ: Đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ, tập trung đánh giá tổng thể về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp. Từ đó đưa ra đánh giá về khả năng áp dụng HACCP trong thực tế của doanh nghiệp.
  • Đánh giá tài liệu: Chuyên gia tư vấn sẽ thực hiện xem xét các hồ sơ và tài liệu liên quan đến áp dụng HACCP. Thời gian đánh giá tài liệu sẽ phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp. 

Các công tác này giúp đơn vị Tư Vấn Luật và Dịch vụ Thuế 24h xác định mức độ chuẩn bị và tính sẵn sàng hệ thống của quý khách hàng trước khi tiếp tục vào các giai đoạn tiếp theo trong quy trình tư vấn chứng nhận HACCP.

Bước 3: Dịch Vụ Thuế 24h tổ chức tập huấn 

Nếu sau đánh giá thử doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn, Dịch vụ Thuế 24h sẽ thực hiện tổ chức tập huấn và đào tạo để nâng cao nhận thức và kỹ năng của nhân viên trong việc thực hiện và duy trì HACCP.

Mục tiêu của đào tạo tập huấn nhằm:

  • Đào tạo nhận thức để đảm bảo mọi nhân viên có hiểu biết đầy đủ về HACCP, cung cấp kiến thức cơ bản và nhận thức về các nguyên tắc và tiêu chuẩn của HACCP.
  • Giúp đội ngũ nhân viên trở thành nguồn lực có khả năng thích ứng và duy trì hệ thống HACCP một cách hiệu quả.
  • Đồng thời, Dịch vụ Thuế 24h sẽ thực hiện các đánh giá nội bộ để đánh giá hiệu quả đào tạo đối với nhân viên về HACCP. Việc này cũng giúp xác định những điểm cần cải thiện và điều chỉnh trong quá trình xin chứng nhận HACCP.

Bước 4: Đoàn chuyên gia (tổ chức cấp chứng nhận) đến đánh giá cơ sở kinh doanh.

Đoàn thanh tra từ tổ chức chứng nhận sẽ đến đánh giá, kiểm tra tình hình thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn HACCP và được cấp giấy chứng nhận.

Xin lưu ý, tổ chức chứng nhận là các đơn vị được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng (Bộ Khoa học – Công nghệ) chỉ định. Đó là những cơ quan độc lập, không phải là đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP. 

Đoàn chuyên gia sẽ kiểm tra để đảm bảo mọi khía cạnh của hệ thống HACCP được triển khai đúng theo tiêu chuẩn. Nếu có bất kỳ sự không phù hợp nào được phát hiện, đoàn chuyên gia sẽ đưa ra các kiến nghị cụ thể cho doanh nghiệp để khắc phục.

Bước 5: Rà soát và điều chỉnh hồ sơ

Dựa trên các yêu cầu cần khắc phục (nếu có) từ tổ chức chứng nhận, Dịch vụ Thuế 24h hỗ trợ khách hàng tiến hành rà soát lại tình trạng và tư vấn thực hiện các điều chỉnh cần thiết. 

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận HACCP

Sau khi hồ sơ đánh giá được thẩm xét và đảm bảo đầy đủ theo yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp. Với giấy chứng nhận HACCP, doanh nghiệp được công nhận có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn HACCP. 

Giấy chứng nhận HACCP
Quy trình tư vấn chứng nhận HACCP tại Dịch Vụ Thuế 24h

Giấy chứng nhận HACCP có thời hạn là 03 năm. Và trong thời gian này, doanh nghiệp sẽ được tiếp tục được theo dõi và giám sát hàng năm để luôn đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được duy trì hiệu quả.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp đang mong muốn xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể tìm hiểu thêm dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của Dịch Vụ Thuế 24h. Chúng tôi đảm bảo cung cấp hỗ trợ chuyên nghiệp trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ, tư vấn về các yêu cầu cụ thể của pháp luật, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong quá trình xin giấy phép.

Một số câu hỏi thường gặp về HACCP Certificate

Chi phí cấp giấy chứng nhận HACCP là bao nhiêu?

Chi phí để được cấp giấy chứng nhận HACCP thường dao động tùy thuộc vào quy mô và loại hình kinh doanh của từng doanh nghiệp. Dưới đây là một ước lượng tham khảo về các khoản chi phí thường gặp:

  • Chi phí tư vấn xây dựng hệ thống HACCP: Khoảng 25 triệu – 70 triệu đồng, bao gồm dịch vụ tư vấn để xây dựng và triển khai hệ thống HACCP cho doanh nghiệp. 
  • Chi phí đánh giá chứng nhận: Khoảng 15 triệu – 30 triệu đồng, là phí chi trả cho giai đoạn đánh giá thực tế của đoàn chuyên gia từ tổ chức chứng nhận.
  • Chi phí giám sát hàng năm: Khoảng 10 triệu – 20 triệu đồng/mỗi lần

Dịch vụ Thuế 24h cung cấp dịch vụ tư vấn trọn gói xin chứng nhận HACCP từ 28.000.000 đồng. Từ hỗ trợ đào tạo nội bộ đến đơn giản hóa quy trình đăng ký, với chi phí hợp lý, chúng tôi tư vấn kỹ lưỡng các thủ tục pháp lý, tích hợp các tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc ISO 22000, đáp ứng linh hoạt nhu cầu cụ thể của từng quý khách hàng. 

Thời gian cấp giấy chứng nhận HACCP bao lâu?

  • Quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn HACCP tại doanh nghiệp thường kéo dài từ 03 – 06 tháng.
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận của Tổ chức chứng nhận thường là 01 – 02 ngày.

Tuy nhiên, quá trình này có thể kéo dài nếu doanh nghiệp cần phải tái đánh giá và thực hiện các biện pháp khắc phục do kết quả thẩm định từ đoàn thanh tra không đạt yêu cầu.

Dịch vụ tư vấn cấp giấy chứng nhận HACCP tại Dịch vụ Thuế 24h hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá nội bộ, tư vấn xây dựng và triển khai áp dụng tiêu chuẩn HACCP với thời gian nhanh chóng: dự kiến là 10 – 15 ngày làm việc.

Ai có thẩm quyền cấp chứng chỉ HACCP?

Nếu bạn đang thắc mắc xin cấp chứng chỉ HACCP hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm xin ở đâu? Câu trả lời là hoạt động đánh giá và cấp giấy chứng nhận HACCP được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận có thẩm quyền. Đặc điểm của tổ chức chứng nhận này là:

  • Là các đơn vị được chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng (Bộ Khoa học – Công nghệ) trong lĩnh vực chứng nhận.
  • Là cơ quan độc lập, không liên quan với đơn vị tư vấn.

Tại Việt Nam, một số tổ chức chứng nhận như: ICI (International Certification Inspection) và SGS (Société Générale de Surveillance SA – tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam) thường thực hiện các hoạt động cấp chứng chỉ HACCP (.

Có cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu đã có chứng chỉ HACCP không?

Theo Điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nếu cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận, trong đó có Giấy chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) còn thời gian hiệu lực, thì không thuộc diện cấp giấy chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm(2).

Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn đã có chứng chỉ HACCP cho cơ sở sản xuất thực phẩm, bạn không cần phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chứng nhận HACCP phản ánh cam kết của doanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như giữ vững niềm tin của khách hàng. Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, áp dụng các nguyên tắc, quy trình sản xuất và các điểm kiểm soát quan trọng theo tiêu chuẩn HACCP sẽ là một quá trình đòi hỏi sự tuân thủ liên tục của doanh nghiệp.

Dịch vụ Thuế 24h không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn chứng chỉ HACCP trọn gói, chuyên nghiệp mà còn là một đối tác đồng hành hỗ trợ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi qua hotline 0916.707.744 hoặc để lại tin nhắn để được tư vấn ngay!


* Nguồn Tham Khảo:

(1) https://www.fao.org/3/j3207e/j3207e.htm

(2) https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/chung-nhan-haccp-la-gi-da-co-chung-nhan-haccp-thi-co-can-xin-giay-phep-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-nu-314067-83140.html

Bài viết mới nhất

kỳ kê khai thuế gtgt

Quy định về chu kỳ kê khai thuế GTGT mới nhất

Mỗi tổ chức và cá nhân kinh doanh đều có nghĩa vụ kê khai đầy đủ các giao dịch chịu thuế GTGT phát sinh đúng hạn cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn phải chịu các khoản phạt và lãi suất cao do nộp tờ khai chậm trễ. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP về việc gia hạn thời gian nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trong nửa cuối năm 2024, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính trong giai đoạn thị trường nhiều biến động. Vậy xác định chu kỳ kê khai thuế GTGT như thế nào? Việc tuân thủ thời hạn nộp tờ khai thuế sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình đóng thuế và tránh rủi ro vi phạm pháp lý. Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các thay đổi trong kỳ khai thuế GTGT năm 2024, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi ích từ chính sách gia hạn này. Tìm hiểu ngay! Văn bản pháp luật quy định về kê khai thuế GTGT: Nghị

cổ tức là gì

Cổ tức là gì? Quy trình và cách chia cổ tức trong công ty cổ phần

Quý 2/2024 đã chứng kiến một sự tăng trưởng ấn tượng với tổng lợi nhuận sau thuế của 482 doanh nghiệp niêm yết tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2023, vượt mức tăng trưởng 16,5% của quý 1(1). Thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết cũng đã tổ chức xong đại hội đồng cổ đông 2024 (ĐHĐCĐ), và công bố kết quả kinh doanh và chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu.  Vậy cổ tức là gì và có những loại cổ tức nào? Quy trình chi trả cổ tức diễn ra như thế nào? Việc hiểu rõ những thông tin này là cần thiết để nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh gặp rủi ro tài chính không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, quy định chi trả cổ tức và cách chia cổ phần trong công ty qua bài viết dưới đây. Văn bản pháp luật quy định về cổ tức Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14: Quy định về khái niệm cổ tức là gì, hình thức và quy trình chi trả cổ tức cho cổ đông

bán hàng online có phải đóng thuế không

Bán hàng online có phải nộp thuế không? Quy định 2024

Thị trường kinh doanh trực tuyến đang phát triển, với hàng nghìn người Việt Nam tham gia mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến mỗi ngày. Sự tiện lợi và khả năng tiếp cận rộng rãi của thương mại điện tử đã thu hút một lượng lớn người kinh doanh, từ những cá nhân nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chóng mặt của thương mại điện tử, một câu hỏi được đặt ra là bán hàng online có phải đóng thuế không? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên, đồng thời cung cấp thêm thông tin để bạn hiểu rõ hơn về các quy định về thu thuế bán hàng online hiện nay. Theo dõi ngay! Bán hàng online có phải đóng thuế không? “Bán hàng online có phải đóng thuế không?” là vấn đề được nhiều người kinh doanh trực tuyến quan tâm. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, nguyên tắc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh được áp dụng theo các quy định

công ty tnhh 2 thành viên là gì

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì? Những điều cần biết

Bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng phân vân về mô hình kinh doanh phù hợp? Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn hợp tác cùng bạn bè, người thân để xây dựng doanh nghiệp. Với cơ cấu tổ chức linh hoạt, hệ thống quản lý đơn giản và thủ tục pháp lý dễ dàng, mô hình này mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy công ty TNHH 2 thành viên là gì? Công ty TNHH có đặc điểm gì, ưu nhược điểm ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về công ty TNHH 2 thành viên trở lên, giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình doanh nghiệp này và đưa ra quyết định phù hợp cho kế hoạch kinh doanh của mình. Văn bản pháp luật quy định về công ty TNHH 2 thành viên Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định về việc thành lập, quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg: Chi tiết Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, được sử dụng trong hoạt động

giấy phép kinh doanh hộ gia đình

Xin giấp phép kinh doanh hộ gia đình ở đâu? Thủ tục chi tiết

Theo thống kê, tại Việt Nam hiện có gần 1,9 triệu hộ kinh doanh gia đình đang hoạt động trên cả nước, chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động thương mại và dịch vụ. Cụ thể, trong sáu tháng đầu năm 2024 có hơn 254.000 hộ kinh doanh được thành lập mới, với số vốn đăng ký đạt 81.000 tỷ đồng(1). Đây là nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế khu vực và tạo việc làm cho người lao động địa phương.  Nhằm thúc đẩy hộ kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số, Chính phủ đang tăng cường đổi mới quy định pháp lý và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ hợp lý. Vậy xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình ở đâu? Thủ tục và điều kiện cấp phép như thế nào? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách các bước cần thiết để xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình, theo quy định mới nhất. Tìm hiểu ngay! Văn bản pháp luật quy định về giấy phép kinh doanh hộ gia đình Nghị định số 01/2021/NĐ-CP: Quy định về đối tượng, điều kiện và thủ tục

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.