Giữa bối cảnh thị trường kinh doanh đầy biến động, việc điều chỉnh vốn điều lệ là quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp.
Theo đó, vào ngày 20/2/2024 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 184/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện thoái vốn, giữ nguyên phần vốn nhà nước đến hết năm 2025 đối với doanh nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Hải Dương.
Qua đây, không khó để nhận ra sự ảnh hưởng sâu rộng của vốn điều lệ đối với hoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Vốn điều lệ không chỉ đảm bảo tính thanh khoản, mà còn là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư và phát triển quy mô kinh doanh.
Vậy bạn đã hiểu rõ vốn điều lệ là gì và phân biệt được sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định? Quy định mới về thủ tục thay đổi vốn điều lệ ra sao? Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá sâu hơn về khái niệm này và bắt đầu đăng ký vốn điều lệ phù hợp với định hướng kinh doanh của bạn.
Văn bản pháp luật quy định về vốn điều lệ của công ty:
- Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14, quy định chung về vốn điều lệ doanh nghiệp.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về thủ tục thay đổi vốn điều lệ.
Nội Dung Chính
ToggleKhát quát chung về vốn điều lệ
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đã góp hoặc cam kết góp, là số cổ phần mà công ty cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp.
Điều này được quy định rõ tại Khoản 34, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. Nói cách khác đây là số tiền mà các cá nhân, tổ chức hoặc nhà đầu tư muốn đóng góp vào công ty để trở thành chủ sở hữu công ty hoặc đồng sở hữu công ty.
Số vốn điều lệ được ghi trong Điều lệ công ty cũng như trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn điều lệ có thể được góp dưới dạng tiền mặt, tài sản hoặc quyền sử dụng đất đai trong một thời hạn nhất định.
Ví dụ, một công ty TNHH có 2 thành viên, ông A và bà B. Ông A cam kết góp 400 triệu đồng và bà B góp 600 triệu đồng. Tổng giá trị của hai khoản góp này (400 + 600 = 1 tỷ đồng) chính là vốn điều lệ đăng ký của công ty.
Vốn điều lệ để làm gì?
Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Cam kết trách nhiệm và tín dụng: Vốn điều lệ thể hiện cam kết của các cổ đông, thành viên trong doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh. Số vốn mà họ góp vào công ty là cơ sở để đảm bảo về khả năng thanh toán nợ và thực hiện các cam kết với đối tác, khách hàng.
- Cơ sở phân chia lợi nhuận và rủi ro: Số vốn mà mỗi cổ đông, thành viên góp vào doanh nghiệp sẽ quyết định tỷ lệ sở hữu và tham gia vào phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong quá trình hoạt động của công ty.
- Điều kiện kinh doanh hợp pháp: Vốn điều lệ còn là một trong những yếu tố để doanh nghiệp được phép thành lập đối với các ngành nghề kinh doanh có quy định về vốn tối thiểu. Nó cũng giúp doanh nghiệp có thể xác lập địa vị pháp lý và duy trì tư cách pháp nhân trước pháp luật.
- Cơ hội phát triển và mở rộng kinh doanh: Số vốn mà doanh nghiệp sở hữu có thể dùng để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để các tổ chức tài chính đánh giá và hỗ trợ cho việc phát triển của doanh nghiệp.
Phân biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
Tiêu chí đánh giá |
Vốn Điều Lệ |
Vốn Pháp Định |
Định nghĩa |
Tổng số vốn góp hoặc cam kết góp của chủ sở hữu, cổ đông hoặc thành viên trong một thời hạn nhất định, được ghi trong điều lệ công ty. |
Mức vốn tối thiểu cần có để thành lập doanh nghiệp, áp dụng cho một số ngành nghề cụ thể. |
Mức vốn đăng ký |
Không có mức vốn tối thiểu, thường được quy định linh hoạt theo nhu cầu và chiến lược kinh doanh của công ty. |
Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề kinh doanh, có thể là một con số cố định hoặc một khoảng giá trị. |
Thời hạn góp vốn |
Được cam kết góp hoặc ghi vào điều lệ công ty trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty. |
Không có thời hạn góp vốn cụ thể, vốn pháp định chỉ là yêu cầu tối thiểu cần có để thành lập công ty trong lĩnh vực có điều kiện. |
Lưu ý |
Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định của công ty => Nhằm đảm bảo khả năng duy trì hoạt động kinh doanh và thanh toán các khoản nợ, vấn đề tài chính của công ty. |
Các trường hợp biến động vốn điều lệ
Biến động vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu công ty cam kết góp. Đây là cơ sở quan trọng để xác định trách nhiệm và quyền lợi của chủ sở hữu đối với công ty, cũng như để đảm bảo khả năng hoạt động và thanh toán nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.
Theo Điều 87 cùng bộ Luật, công ty TNHH một thành viên có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn từ người khác. Quá trình tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên này có thể được thực hiện thông qua quyết định của chủ sở hữu công ty, và mức tăng vốn cũng được quyết định dựa trên nhu cầu và chiến lược kinh doanh của công ty.
Đối với việc giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên, công ty có thể hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 2 năm trở lên và đảm bảo thanh toán đủ các nghĩa vụ tài chính khác.
Hoặc trong trường hợp vốn điều lệ không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn, công ty cũng có thể giảm vốn điều lệ. Quá trình giảm vốn này cũng phải tuân thủ các quy định pháp lý và thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước.
Lưu ý: Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên trong công ty không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty Tuy nhiên, việc chuyển nhượng chỉ được nằm trong phạm vi vốn góp của thành viên đó và cần thực hiện một cách minh bạch và công khai để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan. Xem ngay bài viết về thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH để hiểu rõ hơn về quy trình này.
Biến động vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp. Điều này thể hiện cho sự cam kết của các thành viên đối với công ty và là cơ sở quan trọng để xác định trách nhiệm và quyền lợi của họ.
Các hình thức tăng vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm:
- Tăng vốn góp của thành viên hiện tại: Thành viên có thể góp thêm vốn vào công ty, và việc này được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
- Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới: Công ty có thể tiếp nhận vốn góp từ các thành viên mới, mà sau đó sẽ được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
Các hình thức giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên: Nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 2 năm trở lên và đảm bảo thanh toán đủ các nghĩa vụ tài chính, công ty có thể hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ.
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên: Theo quy định của Luật doanh nghiệp, công ty có thể mua lại phần vốn góp của thành viên.
- Nếu các thành viên không thanh toán đầy đủ và đúng hạn vốn góp theo quy định, công ty cũng có thể giảm vốn điều lệ.
Bạn có thể tham khảo chi tiết về thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên.
Biến động vốn điều lệ của công ty cổ phần
Khoản 1, 5 Điều 112 và Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020 đã nêu rõ khái niệm vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá của các loại cổ phần đã bán. Khi công ty được thành lập, vốn điều lệ được xác định bằng tổng mệnh giá cổ phần đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Trong đó, các hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bao gồm:
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu: Công ty có thể tăng vốn bằng cách chào bán cổ phần cho cổ đông hiện tại, cho họ quyền mua thêm cổ phần với tỷ lệ sở hữu hiện tại.
- Chào bán cổ phần riêng lẻ: Công ty có thể tăng vốn bằng cách chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư riêng lẻ.
- Chào bán cổ phần ra công chúng: Công ty có thể tăng vốn bằng cách chào bán cổ phần ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán.
Các hình thức giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần bao gồm:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông: Nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong ít nhất 2 năm và đáp ứng các điều kiện được quy định, công ty có thể hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông.
- Công ty mua lại cổ phần đã bán: Theo quy định của Luật doanh nghiệp, công ty có thể mua lại cổ phần từ cổ đông.
- Nếu các cổ đông không thanh toán đầy đủ và đúng hạn vốn góp theo quy định, công ty cũng có thể giảm vốn điều lệ.
Biến động vốn điều lệ công ty hợp danh
Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản mà các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Theo đó, công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới, hoặc thông qua việc thành viên hiện tại góp thêm vốn. Quá trình này giúp nâng cao khả năng huy động vốn và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty.
Ngược lại, công ty hợp danh cũng có thể giảm vốn điều lệ bằng cách chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Quyết định này có thể do các thành viên đồng ý chấm dứt hoặc theo quy định của pháp luật. Việc giảm vốn này có thể phản ánh sự thay đổi trong cấu trúc hoặc mục tiêu kinh doanh của công ty.
Thời hạn góp vốn điều lệ doanh nghiệp mới nhất
Thời hạn góp vốn điều lệ được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp, và có những lưu ý riêng đối với mỗi loại hình công ty khác nhau như sau:
Theo quy định, chủ sở hữu/thành viên/cổ đông phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với công ty TNHH, nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính tương ứng. Tương tự đối với các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Đối với công ty cổ phần, nếu có vi phạm về thời hạn góp vốn điều lệ, công ty cũng phải điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ. Cổ đông không đóng đủ vốn cổ phần cũng phải chịu trách nhiệm tài chính đối với công ty.
Dưới đây là bảng quy định mức phạt dành cho các trường hợp vi phạm về thời hạn góp vốn điều lệ doanh nghiệp, căn cứ vào Điều 46 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP:
Mức phạt |
Hành vi vi phạm |
Biện pháp khắc phục hậu quả |
20.000.000 – 30.000.000 đồng |
|
Buộc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập. |
30.000.000 – 50.000.000 đồng |
|
Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập. Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp. |
Các loại tài sản hợp pháp để góp vốn điều lệ
Theo Điều 34 của Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn bao gồm nhiều loại như:
- Tiền mặt (Đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi);
- Vàng;
- Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật;
- Các loại tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Tuy nhiên, quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của tài sản này phải thuộc về cá nhân hoặc tổ chức có đủ thẩm quyền.
Ngoài ra, các thành viên của công ty phải thực hiện chuyển quyền sở hữu của tài sản góp vốn cho công ty theo quy định tại Điều 35 của Luật Doanh nghiệp 2020. Việc này đòi hỏi các thủ tục pháp lý nhất định, như chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hoặc thực hiện các thủ tục giao nhận tài sản góp vốn. Mọi quy đổi giá trị của tài sản sang tiền mặt cần được thực hiện một cách minh bạch và công bằng, thông qua việc định giá hoặc thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ các tài sản mà cá nhân hoặc tổ chức có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp mới có thể được sử dụng để góp vốn. Bên cạnh đó, việc góp vốn bằng tài sản cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định về định giá và ghi nhận tài sản trong quá trình góp vốn.
Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ, cao hay thấp tốt hơn?
Vốn điều lệ của một doanh nghiệp không có mức đích thị cụ thể được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Doanh nghiệp nên đánh giá cẩn thận trước khi quyết định về mức vốn điều lệ dựa trên các yếu tố sau:
- Khả năng tài chính của chủ sở hữu: Mức vốn điều lệ cần phản ánh khả năng tài chính và sẵn sàng đầu tư của chủ sở hữu. Nếu chủ sở hữu có khả năng tài chính mạnh mẽ, họ có thể quyết định đăng ký một mức vốn điều lệ cao hơn để có cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh.
- Phạm vi và quy mô hoạt động của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có kế hoạch hoạt động quy mô lớn, mở rộng ra các thị trường mới cần một mức vốn điều lệ đủ lớn để hỗ trợ quá trình phát triển.
- Chi phí hoạt động thực tế: Mức vốn điều lệ cần đủ để đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng duy trì hoạt động sau khi thành lập một cách ổn định mà không gặp phải các vấn đề tài chính đáng lo ngại.
- Mục tiêu kinh doanh: Nếu doanh nghiệp có kế hoạch triển khai các dự án kinh doanh lớn, họ có thể cần một mức vốn điều lệ cao hơn để đảm bảo sự thành công của các dự án này.
Ngoài ra, bạn cần nắm rõ mức thu lệ phí môn bài khác nhau tùy thuộc vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp, được quy định tại Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng nộp lệ phí môn bài 3 triệu đồng/năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới hoặc bằng 10 tỷ đồng phải nộp lệ phí môn bài là 2 triệu đồng/năm.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác nộp lệ phí môn bài là 01 triệu đồng/năm.
Hoàn tất thủ tục thay đổi vốn điều lệ nhanh chóng với Dịch Vụ Thuế 24h
Dịch Vụ Thuế 24h là đối tác đáng tin cậy của hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ, với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán – thuế – luật. Chúng tôi tự hào mang đến giải pháp nhanh chóng và hiệu quả trong các thủ tục thay đổi vốn điều lệ. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, chúng tôi cam kết mang lại sự tiện lợi và an tâm cho khách hàng.
Khi quyết định lựa chọn Dịch Vụ Thuế 24h, khách hàng sẽ nhận được những quyền lợi sau:
- Đảm bảo tiến độ hoàn tất thủ tục thay đổi vốn điều lệ nhanh chóng và hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
- Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và đầy đủ về các quy định pháp lý liên quan, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và minh bạch.
- Cam kết về chất lượng và tuân thủ mọi quy định của pháp luật, đảm bảo rằng mọi thủ tục được thực hiện một cách hoàn hảo nhất.
- Chi phí hợp lý và minh bạch, bạn sẽ không phải lo lắng về các chi phí phát sinh không đáng có.
Đối với chúng tôi, sự hài lòng của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Liên hệ ngay hoặc để lại thông tin để được tư vấn dịch vụ và hỗ trợ tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.
Câu hỏi thường gặp về vốn điều lệ
Khi thành lập doanh nghiệp có phải chứng minh vốn điều lệ không?
Không, khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam, pháp luật không yêu cầu chứng minh vốn điều lệ trước Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Cơ quan thuế. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần góp đủ số vốn đã đăng ký trong thời hạn quy định.
Trong trường hợp có vấn đề hoặc rủi ro phát sinh, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về số vốn điều lệ đã đăng ký. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của các doanh nghiệp trước pháp luật.
Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu?
Hiện tại, theo Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định mức tối thiểu về vốn điều lệ để thành lập công ty TNHH, áp dụng chung cho mọi ngành nghề. Tuy nhiên, một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ.
Dùng tài sản cá nhân để góp vốn điều lệ có được không?
Có, bạn có thể sử dụng tài sản cá nhân để góp vốn điều lệ cho công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn sẽ phải chuyển đổi chủ sở hữu tài sản từ cá nhân sang công ty. Quy trình này đòi hỏi bạn phải thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để chuyển quyền sở hữu tài sản từ tư cách cá nhân sang tư cách công ty. Việc này nhằm đảm bảo tính pháp lý và minh bạch trong quá trình góp vốn và quản lý tài sản của công ty.
Nếu không góp đủ vốn điều lệ theo quy định thì có bị ảnh hưởng không?
Sau đây là các mức phạt cụ thể nếu không góp đủ vốn điều lệ theo quy định, theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP:
- Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
- Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu vi phạm góp vốn không đúng hình thức, hoặc thực hiện mua cổ phần mà không có quyền.
- Phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập sau khi kết thúc thời hạn góp vốn.
Biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào mức độ vi phạm của doanh nghiệp đó là buộc thay đổi thành viên, thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn, hoặc đăng ký lại thành lập doanh nghiệp.
Có bị xử phạt nếu kê khai không chính xác số vốn điều lệ không?
Nếu kê khai không chính xác số vốn điều lệ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP. Cụ thể, mức phạt phụ thuộc vào giá trị của vốn điều lệ được khai khống như sau:
- Khai khống giá trị vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng: Phạt từ 20 – 30 triệu đồng.
- Kê khai sai số vốn điều lệ từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng: Phạt từ 30 – 40 triệu đồng.
- Kê khai sai số vốn điều lệ từ 20 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng: Phạt từ 40 – 60 triệu đồng.
- Kê khai sai số vốn điều lệ từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng: Phạt từ 60 – 80 triệu đồng.
- Kê khai sai số vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên: Phạt từ 80 – 100 triệu đồng.
Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ vốn điều lệ là gì và những quy định mới nhất về vốn điều lệ của doanh nghiệp. Vốn điều lệ không chỉ là cơ sở pháp lý quan trọng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn cần sự hỗ trợ trong việc thực hiện thủ tục liên quan đến vốn điều lệ một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Thuế 24h qua hotline. Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trên chặng đường phát triển bền vững.