Cùng với triển vọng thu hút đầu tư trong năm 2024, thị trường kinh doanh tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ ngay từ những tháng đầu năm. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, số vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp mới thành lập đạt mức ấn tượng 9,9 tỷ đồng, tăng 18.2% so với cùng kỳ năm trước.(1)
Đứng trước sự cạnh tranh cao như vậy, các nhà đầu tư muốn góp vốn thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), cần hiểu rõ các loại vốn góp và quy định về góp vốn trước khi bước chân vào thị trường.
Vốn điều lệ không chỉ là yếu tố cơ bản quyết định quy mô và khả năng tài chính của doanh nghiệp, mà còn là cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động kinh doanh. Vậy để thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn? Đâu là sự khác biệt giữa vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn ký quỹ thành lập công ty? Hãy cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc về số vốn cần thiết để bạn khởi nghiệp thành công trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý quy định thành lập công ty TNHH
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14: Quy định chung về góp vốn khi thành lập công ty TNHH.
- Luật Đầu tư số 03/2022/QH15: Quy định về danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về vốn.
Nội Dung Chính
ToggleThành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn điều lệ?
Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty TNHH, cố định cho mọi ngành nghề. Trừ một số ngành nghề kinh doanh sẽ có thêm yêu cầu về vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ. Có thể hiểu là khả năng góp vốn của các thành viên và mục tiêu kinh doanh của công ty càng lớn mạnh thì số vốn thành lập công ty càng cao.
Đối với những lĩnh vực thông thường, nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn mức vốn phù hợp với khả năng tài chính và mục tiêu kinh doanh của mình. Thực tế cho thấy, cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn cấp phép cho một số doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ để thành lập công ty TNHH khoảng 10 triệu đồng.
Mặc dù, điều này không vi phạm pháp luật, nhưng sẽ gây ra không ít trở ngại cho doanh nghiệp trong giao dịch với đối tác, ngân hàng và cơ quan thuế sau này.
Ngược lại, trong các ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định và mức ký quỹ như bảo hiểm, tài chính – ngân hàng, giáo dục, du lịch lữ hành, giao thông vận tải, sản xuất phim,… mức vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH phải tương ứng hoặc cao hơn mức vốn pháp định/vốn ký quỹ.
Do đó, để giúp doanh nghiệp mới nâng cao cơ hội thành công trong môi trường cạnh tranh, bạn cần lưu ý các điểm sau đây trước khi quyết định số vốn đăng ký:
- Phạm vi, quy mô hoạt động công ty.
- Số lượng thành viên góp vốn.
- Chi phí vận hành dự kiến.
- Yêu cầu pháp lý của ngành nghề kinh doanh.
- Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp.
Vốn thành lập công ty TNHH gồm những loại nào?
Để xác định được thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn, bạn cần nắm rõ các loại vốn trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu về 3 loại vốn thành lập công ty TNHH quan trọng dưới đây.
Vốn điều lệ để thành lập công ty TNHH
Vốn điều lệ là loại vốn bắt buộc phải có khi thành lập công ty. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu và các thành viên của công ty TNHH cam kết góp và được phản ánh trong điều lệ công ty. Đây là cơ sở pháp lý quyết định mức thuế môn bài doanh nghiệp cần đóng hàng năm.
Do vậy, vốn điều lệ tối thiểu của công ty TNHH không được quy định cụ thể, mà doanh nghiệp có thể linh hoạt xác định số vốn phù hợp với quy mô và nhu cầu hoạt động.
Ví dụ, anh A và chị B muốn mở công ty TNHH 2 thành viên kinh doanh mặt hàng thời trang với vốn điều lệ dự kiến là 3 tỷ đồng. Trong đó: Anh A góp 2,1 tỷ đồng bằng tiền mặt (tương ứng 70% vốn điều lệ) và chị B góp 500 triệu đồng bằng tiền mặt và 400 triệu đồng giá trị quyền sử dụng đất (tương ứng 30% vốn điều lệ). Như vậy, công ty có thể sử dụng 3 tỷ để thiết kế sản phẩm, marketing và đầu tư cửa hàng thời trang,…
Ngoài ra, để bắt đầu kinh doanh, anh A và chị B cần hoàn tất thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên, bao gồm chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, công ty sẽ chính thức hoạt động.
Vốn pháp định của công ty TNHH
Vốn pháp định của công ty TNHH áp dụng riêng đối với hơn 100 lĩnh vực thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có để được phép hoạt động trong những ngành nghề có yêu cầu về vốn như bảo hiểm, tài chính – ngân hàng, an ninh trật tự, lao động – việc làm, giáo dục,… Bạn có thể tra cứu chi tiết tại danh sách các ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định tại đây.
Mỗi ngành nghề lại yêu cầu mức vốn pháp định khác nhau. Lấy ví dụ một công ty TNHH hai thành viên, chuyên hoạt động vận chuyển hàng không nội địa với quy mô 8 tàu bay, cần có một mức vốn pháp định tối thiểu là 700 tỷ đồng.
Mức vốn này nhằm đảm bảo công ty có đủ ngân sách để mua sắm tàu bay, bảo trì, bảo dưỡng tàu bay, và các chi phí phát sinh để dự phòng an toàn bay.
Vốn ký quỹ thành lập công ty
Vốn ký quỹ là một yếu tố bắt buộc trong quá trình thành lập công ty TNHH khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp cần gửi tại một tổ chức tín dụng có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn, để đảm bảo duy trì hoạt động và khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính phát sinh.
Lợi ích của vốn ký quỹ không chỉ giới hạn ở việc bảo đảm tuân thủ pháp lý mà còn hỗ trợ công ty trong việc giảm thiểu rủi ro tài chính, và tạo dựng mối quan hệ đối tác bền vững.
Cụ thể, một công ty TNHH kinh doanh dịch vụ việc làm có thể yêu cầu phải ký quỹ ít nhất 300 triệu đồng tại một ngân hàng được chỉ định. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để đảm bảo công ty có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ và cam kết với người lao động và nhà tuyển dụng.
Quy định về việc góp vốn thành lập công ty TNHH
Điều 75 và Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020 đã thiết lập các quy định cụ thể về góp vốn thành lập công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Dưới đây là bảng so sánh các đặc điểm chính liên quan đến vốn góp của hai loại hình doanh nghiệp này:
Công ty TNHH 1 thành viên |
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên |
|
Khái niệm |
Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu công ty cam kết góp và được ghi rõ trong Điều lệ công ty. |
Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị phần vốn góp mà các thành viên cam kết và được ghi trong Điều lệ công ty. |
Thời hạn góp vốn |
90 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. |
90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời gian này, doanh nghiệp có thể thực hiện việc tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên để cải thiện năng lực tài chính và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. |
Đối tượng góp vốn |
Chủ sở hữu công ty là người duy nhất góp vốn, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. |
Cá nhân/tổ chức có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài (không thuộc trường hợp bị cấm đầu tư). Số lượng thành viên góp vốn từ 02 – 50 thành viên. |
Tài sản |
Tài sản góp vốn có thể bao gồm tiền mặt, bất động sản, quyền sử dụng đất, cổ phần, cổ phiếu, quyền sở hữu trí tuệ, và các loại tài sản có giá trị khác. |
– Tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, bất động sản, quyền sử dụng đất, tài sản có giá trị tương đương,… – Chỉ được phép thay đổi loại tài sản cam kết góp nếu có sự đồng ý của trên 50% các thành viên còn lại. |
Trách nhiệm |
– Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty. – Chủ sở hữu không được phép rút vốn đã góp dưới bất kỳ hình thức nào ngoài trường hợp chuyển nhượng vốn theo quy định pháp luật. – Phải xác định và tách biệt tài sản cá nhân với tài sản của công ty. Việc xác định rõ ràng trách nhiệm trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên giúp chủ sở hữu hiểu rõ hơn về các nghĩa vụ pháp lý cũng như quản lý tài chính hiệu quả. |
– Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên. – Thành viên phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết trong hợp đồng hoặc điều lệ công ty. – Thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. – Thành viên không được phép rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức (trừ các trường hợp quy định tại Điều 51, 52, 53, 68 Luật Doanh nghiệp 2020). – Thành viên phải tuân thủ điều lệ công ty. – Thành viên phải chấp hành nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên. – Thành viên phải chịu trách nhiệm cá nhân cho bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật. |
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ |
– Nếu không góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày, chủ sở hữu phải đăng ký giảm vốn điều lệ công ty TNHH MTV trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn góp vốn. – Trong trường hợp này, chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết cho đến khi vốn điều lệ được điều chỉnh. |
– Thành viên không góp (đủ) số vốn cam kết sẽ mất quyền thành viên và phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian chưa góp đủ vốn. – Phần vốn chưa góp sẽ được chào bán cho thành viên khác hoặc những người đủ điều kiện theo nghị quyết của Hội đồng thành viên. – Công ty cần làm thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc thời hạn góp vốn. |
Trong quá trình tìm hiểu về thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn, việc nắm chắc các quy định về góp vốn và thực hiện đúng các yêu cầu về tài sản hay thời gian góp vốn điều lệ để thành lập công ty TNHH là cực kỳ quan trọng.
Nếu bạn cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ sau khi đã thành lập công ty, Dịch Vụ Thuế 24h sẵn sàng hỗ trợ. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp nhanh chóng và chính xác, giúp bạn đảm bảo tuân thủ pháp lý và tránh gặp phải rắc rối không đáng có. Liên hệ tư vấn ngay!
Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ trọn gói nhanh chóng của Dịch Vụ Thuế 24h
Dịch Vụ Thuế 24h là một trong những đơn vị hàng đầu tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế và pháp lý cho doanh nghiệp. Với hơn 11 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi cam kết giúp bạn hoàn tất thủ tục thay đổi vốn điều lệ và giấy phép kinh doanh nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp giải pháp trọn gói cho việc thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH, giúp doanh nghiệp điều chỉnh vốn phù hợp với nhu cầu và quy mô hoạt động Các dịch vụ chính của chúng tôi bao gồm:
- Tăng/giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên.
- Tăng/giảm vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên.
Chỉ với chi phí trọn gói từ 900.000 đồng, bạn sẽ nhận được sự trợ giúp toàn diện từ khâu tư vấn sơ bộ, soạn thảo hồ sơ, đến nộp và theo dõi hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi công việc cần thiết xuyên suốt quá trình đăng ký thành lập công ty.
Dịch Vụ Thuế 24h cam kết khách hàng nhận được những quyền lợi sau đây:
- Chuyên nghiệp và tận tâm: Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp một cách nhiệt tình và chuyên nghiệp.
- Nhanh chóng và hiệu quả: Cam kết hoàn tất các thủ tục chỉ trong 03-04 ngày làm việc, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nhanh chóng trở lại hoạt động kinh doanh.
- Minh bạch và rõ ràng: Mọi chi phí và quy trình đều được thông báo rõ ràng tới khách hàng, cam kết không phát sinh thêm chi phí ẩn ngoài hợp đồng.
- Đảm bảo tính pháp lý: Mọi thủ tục được chuyên gia thực hiện theo quy định pháp luật mới nhất, giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro về sau.
Đến với Dịch Vụ Thuế 24h, quá trình thay đổi vốn điều lệ của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ và là bước đệm vững chắc cho sự phát triển và mở rộng trong tương lai của doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ tốt nhất!
Câu hỏi liên quan đến vốn thành lập công ty TNHH
Có cần phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH không?
Pháp luật hiện hành về thành lập công ty TNHH ở Việt Nam không yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng minh vốn điều lệ công ty TNHH hay quỹ tài chính công ty tại thời điểm đăng ký kinh doanh. Điều này áp dụng cho hầu hết các ngành nghề, trừ những lĩnh vực kinh doanh đặc thù yêu cầu mức vốn ký quỹ.
Mặc dù Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan thuế không kiểm tra tiến độ góp vốn thực tế, nhưng doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo góp đủ số vốn đã cam kết trong khoảng thời gian quy định và phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro phát sinh từ số vốn điều lệ đó.
Nên để vốn điều lệ thành lập công ty TNHH cao hay thấp?
Thông thường, công ty TNHH có thể tự do quyết định số vốn điều lệ phù hợp dựa trên vào nhiều yếu tố như năng lực tài chính thành viên, quy mô và mục tiêu kinh doanh,… Trừ các trường hợp kinh doanh ngành nghề có yêu cầu mức vốn pháp định (tối thiểu) hay mức ký quỹ.
Vốn điều lệ thành lập công ty cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng: Thuế môn bài 3.000.000 đồng/năm.
- Doanh nghiệp với vốn 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, và các tổ chức khác: 1.000.000 đồng/năm.
Ngoài ra, vốn quá thấp sẽ dễ gây mất niềm tin nơi khách hàng và đối tác, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Vốn điều lệ cao sẽ làm tăng uy tín, tạo dựng niềm tin với các bên liên quan, thuận lợi hơn trong đấu thầu và hoạt động kinh doanh quy mô lớn, tuy nhiên lại đối mặt với rủi ro tài chính và nghĩa vụ nộp thuế lớn hơn.
Do vậy, theo kinh nghiệm của Dịch Vụ Thuế 24h, khi mới thành lập công ty, bạn nên cân nhắc thiết lập một mức vốn điều lệ ban đầu vừa phải, phản ánh đúng năng lực tài chính và không quá cao so với nhu cầu thực tế.
Sau khi doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, bạn có thể cân nhắc tăng vốn điều lệ để đầu tư vào các dự án và hợp đồng lớn, cũng như cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay mở rộng. Chọn một mức vốn phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích kinh tế đồng thời duy trì sự linh hoạt cần thiết để phát triển bền vững trong tương lai.
Xem thêm hướng dẫn thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên mới nhất của chúng tôi để biết chi tiết về quy trình nộp hồ sơ, sửa đổi điều lệ và thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ có được sử dụng không?
Vốn điều lệ là số tiền mà các thành viên hoặc chủ sở hữu công ty cam kết góp vào và được sử dụng để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định trong điều lệ công ty. Do đó, vốn điều lệ không chỉ cơ sở pháp lý cần thiết cho việc thành lập công ty mà còn được phép sử dụng cho các mục đích phát triển doanh nghiệp.
Vốn điều lệ tối thiểu của công ty TNHH là bao nhiêu?
Vốn điều lệ tối thiểu của công ty TNHH phụ thuộc chủ yếu vào ngành nghề mà doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh.
- Nếu ngành nghề không có yêu cầu về vốn pháp định, thì không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu. Doanh nghiệp có thể tự quyết định mức vốn phù hợp với khả năng và nhu cầu kinh doanh của mình.
- Nếu ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục yêu cầu vốn pháp định, mức vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH sẽ bằng với mức vốn pháp định đó.
Vì vậy, việc xác định vốn điều lệ để thành lập công ty TNHH cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên yêu cầu của pháp luật và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ về các loại vốn trong doanh nghiệp và có thể xác định thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn. Quyết định đặt vốn ban đầu hay thay đổi vốn điều lệ cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bởi chúng thể hiện sự uy tín và khả năng hoạt động lâu dài của doanh nghiệp.
Để đảm bảo quá trình thành lập công ty diễn ra suôn sẻ và chính xác, việc lựa chọn một đối tác uy tín trong lĩnh vực tư vấn tài chính và thuế là hết sức cần thiết. Dịch Vụ Thuế 24h tự hào là sự lựa chọn hàng đầu với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ bạn xác định và đăng ký vốn điều lệ phù hợp, đồng thời giải quyết mọi thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng và chính xác. Hãy liên hệ với chúng tôi để biến kế hoạch kinh doanh của bạn thành hiện thực.
(1) https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/03/tin-hieu-tich-cuc-cua-hoat-dong-dang-ky-kinh-doanh-trong-2-thang-dau-nam-2024/