Trước “bão suy thoái” của nền kinh tế thế giới trong năm 2023, thị trường kinh doanh tại Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Các ngành trụ cột như ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng, phân bón, và ngành xuất khẩu đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này đang đi lùi, thậm chí có công ty lỗ cả chục tỷ đồng.
Trong bối cảnh này, nhiều công ty cổ phần cần xem xét điều chỉnh vốn điều lệ để thích nghi với tình hình thực tế và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh cho năm 2024.
Vậy công ty cổ phần cần đáp ứng những điều kiện gì để giảm vốn điều lệ? Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty như thế nào? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu những quy định mới nhất về quá trình giảm vốn điều lệ công ty cổ phần trong bài viết dưới đây.
Văn bản pháp luật quy định việc giảm vốn điều lệ công ty cổ phần:
- Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định chung về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn hồ sơ và thủ tục giảm vốn điều lệ công ty, có hiệu lực thi hành từ ngày 04/01/2021.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT cung cấp mẫu hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2021.
Các hình thức và điều kiện giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Hiện nay, công ty cổ phần có thể lựa chọn giữa đa dạng hình thức giảm vốn điều lệ tùy theo tình hình quản lý tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể ba trường hợp được phép giảm vốn điều lệ công ty cổ phần được quy định tại Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020, gồm có:
- Trường hợp giảm vốn do công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông.
- Trường hợp công ty mua lại một số cổ phần đã phát hành trước đó từ các cổ đông.
- Trường hợp giảm vốn do cổ đông không thanh toán đầy đủ và đúng hạn số cổ phần đã đăng ký.
Dưới đây là các hình thức giảm vốn điều lệ và điều kiện chi tiết kèm theo để bạn tham khảo:
Hình thức giảm vốn điều lệ công ty cổ phần do hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông
Đối với công ty cổ phần đã hoạt động kinh doanh liên tục trong thời gian từ 2 năm trở lên có thể giảm vốn điều lệ thông qua hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông. Nếu chọn cách này, bạn cần đảm bảo thực hiện các bước quan trọng sau đây:
- Quyết định giảm vốn điều lệ phải được thông qua tại cuộc họp Đại hội cổ đông công ty sau khi các cổ đông bỏ phiếu đồng ý việc giảm vốn cơ cấu lại doanh nghiệp.
- Tỷ lệ hoàn trả vốn phải căn cứ vào tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông trong công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải cập nhật thường xuyên sổ đăng ký cổ đông.
- Sau khi thực hiện hoàn trả vốn, công ty phải đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đối với các cơ quan, cá nhân hoặc tổ chức liên quan.
Sau đó, doanh nghiệp có thể sử dụng tiền mặt để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh chính hoặc trả lãi cho cổ đông. Việc hoàn trả vốn cũng thể hiện sự quan tâm đến lợi ích của cổ đông, củng cố mối quan hệ tích cực với họ. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn hình thức này bởi vì thay đổi tỷ lệ vốn góp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu cổ đông và quyền quản trị trong công ty.
Hình thức giảm vốn điều lệ do công ty mua lại cổ phần đã bán
Việc giảm vốn điều lệ bằng cách mua lại cổ phần đã bán là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết về quy định pháp luật và quyết định đúng đắn từ phía công ty và cổ đông. Theo đó, có hai trường hợp đó là công ty tự cân nhắc cơ cấu vốn và quản lý nguồn tài chính một cách hiệu quả hơn hoặc đáp ứng nhu cầu mua cổ phần của cổ đông. Chi tiết như sau:
Trường hợp 1: Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo cổ đông yêu cầu
Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng, một cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của họ nếu họ không đồng ý thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của họ. Yêu cầu cụ thể cần tuân thủ các điều sau:
- Cổ đông phải gửi yêu cầu đến công ty trong vòng 10 ngày kể từ khi có nghị quyết của Đại hội cổ đông về các vấn đề nêu trên.
- Yêu cầu phải bằng văn bản và nêu rõ thông tin cụ thể về cổ phần như số lượng cổ phần, giá bán dự định, và lý do yêu cầu mua lại.
- Công ty có thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu để mua lại cổ phần theo giá thị trường hoặc giá được tính dựa trên nguyên tắc tại Điều lệ công ty. Nếu không thỏa thuận được về giá, các bên có thể yêu cầu định giá từ một tổ chức bên thứ ba. Trường hợp này, công ty phải giới thiệu ít nhất 3 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn, và lựa chọn đó được coi là quyết định cuối cùng.
Trường hợp 2: Công ty mua lại cổ phần dựa trên quyết định của công ty
Theo quy định tại Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có thể ra quyết định mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán ra, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán. Các điều kiện cụ thể như sau:
- Hội đồng quản trị công ty có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần mỗi loại đã bán ra trong vòng 12 tháng trở lại. Các trường hợp mua lại cổ phần khác thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị công ty có thẩm quyền quyết định về giá mua lại cổ phần. Cụ thể như sau:
- Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được vượt quá giá thị trường tại thời điểm mua lại.
- Đối với các loại cổ phần khác, giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường. Áp dụng khi Điều lệ công ty không quy định hoặc không có thỏa thuận khác giữa công ty và cổ đông.
- Công ty có thể mua lại số cổ phần tương ứng của mỗi cổ đông theo tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu. Quá trình mua lại cổ phần bao gồm các bước sau:
- Công ty phải đảm bảo gửi thông báo tới tất cả cổ đông về quyết định mua lại cổ phần của công ty trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua quyết định.
- Nếu cổ đông đồng ý bán cổ phần của mình, họ phải gửi văn bản chào bán cổ phần cho công ty trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được quyết định mua lại cổ phần từ phía công ty.
- Công ty chỉ được thanh toán cổ phần cho cổ đông nếu đảm bảo rằng sau thanh toán, công ty có đủ khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Nếu cổ đông không thể thực hiện việc trả lại cổ phần cho công ty, các thành viên trong Hội đồng quản trị sẽ cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã chuyển giao cho cổ đông mà chưa được trả lại.
- Sau đó, công ty phải tiến hành tiêu hủy ngay số cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại.
- Cuối cùng công ty cần làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần đã được mua lại. Thời hạn hoàn tất thủ tục là 10 ngày, tính từ hạn chót thanh toán mua lại cổ phần.
- Ngoài ra, nếu tổng giá trị tài sản công ty giảm hơn 10%, công ty cần thông báo cho tất cả các chủ nợ của công ty biết trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hoàn tất thanh toán số cổ phần mua lại.
Lưu ý: Công ty chỉ được phép mua lại cổ phần trong thời hạn đã quy định trong thông báo.
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước này, cổ phần đã mua lại sẽ thuộc quyền sở hữu của công ty và có thể được chào bán hoặc quản lý theo quyết định của công ty.
Hình thức giảm vốn điều lệ công ty cổ phần do cổ đông không thanh toán đầy đủ và đúng hạn cổ phần đã đăng ký
Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ, cổ đông phải thanh toán đủ số tiền tương ứng với số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các trường hợp cổ đông không thực hiện thanh toán hoặc thanh toán chậm trễ thời hạn quy định sẽ được giải quyết như sau:
- Cổ đông đó không còn là cổ đông của công ty và không thể chuyển nhượng quyền mua cổ phần cho người khác.
- Số cổ phần chưa thanh toán sẽ được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị có quyền bán chúng để đảm bảo công ty không bị thiếu vốn.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán cổ phần, tức là chậm nhất 120 ngày kể từ khi nhận Giấy phép kinh doanh, công ty phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ sao cho bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ.
- Cổ đông chưa thanh toán hoặc thanh toán không đủ phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước khi công ty giảm vốn điều lệ.
Ví dụ tình huống giả định: Công ty cổ phần X thành lập vào ngày 01/01/2024 và đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông để bán ra 1.000 cổ phần với mệnh giá 10 triệu đồng/cổ phần. Số vốn điều lệ ban đầu của công ty là 10 tỷ đồng.
Trong đó, cổ đông A đăng ký mua 500 cổ phần. Tuy nhiên tới ngày 01/04/2024, A chỉ có thể thanh toán số tiền là 2 tỷ đồng cho 200 cổ phần. Số cổ phần còn lại (300 cổ phần) chưa được thanh toán và không có cổ đông nào khác mua cổ phần đó. Công ty X lúc này sẽ phải đăng ký giảm số vốn điều lệ tương ứng với mệnh giá của 300 cổ phần chưa được thanh toán đủ. Vốn điều lệ của công ty lúc này sẽ là: 10 tỷ đồng – 3 tỷ đồng = 7 tỷ đồng. Thời hạn chậm nhất để làm thủ tục là ngày 01/05/2024.
Ngoài ra, khi thành lập công ty cổ phần, các cổ đông sáng lập công ty cũng phải thực hiện thanh toán vốn góp đầy đủ như đã cam kết trong vòng 90 ngày. Vốn góp được tính theo tỷ lệ phần trăm theo cách tính tỷ lệ góp vốn như sau: Tỷ lệ góp vốn (%) = (Giá trị mệnh giá cổ phần cổ đông sở hữu / Tổng vốn điều lệ của công ty) x 100
Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Dưới đây là các loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị khi làm hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ công ty cổ phần, được quy định tại Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
Thành phần Hồ sơ |
Lưu ý |
Thông báo về việc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp (có chữ ký của người đại diện công ty theo pháp luật) |
Mẫu Phụ lục II-1, ban hành theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT |
Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ công ty |
|
Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ công ty |
|
Danh sách cổ đông của công ty cổ phần |
|
Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục |
Trường hợp người đại diện công ty theo pháp luật không tự thực hiện thủ tục |
Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người thực hiện thủ tục |
|
Văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của Cơ quan đăng ký đầu tư |
Áp dụng đối với công ty, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư 2020, số 61/2020/QH14 |
Báo cáo tài chính (BCTC) gần nhất với thời điểm giảm vốn điều lệ công ty |
Nhằm đảm bảo công ty có đủ tiền mặt để hoàn trả vốn góp cho cổ đông và thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. *Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, BCTC cần có xác nhận của kiểm toán độc lập |
Có thể bạn quan tâm:
Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Bước đầu tiên bạn cần làm đó là chuẩn bị hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ công ty theo quy định mới nhất. Ngoài các giấy tờ chúng tôi đã liệt kê ở mục trên, hồ sơ cần gửi kèm theo Báo cáo tài chính của công ty gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn.
Sau đó, bạn đem nộp hồ sơ qua một trong hai phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
- Nộp hồ sơ đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (bắt buộc đối với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty trong vòng 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ có yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo cho công ty bằng văn bản.
Bước 3: Công bố thông tin giảm vốn điều lệ trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đã hoàn tất giảm vốn điều lệ, công ty phải làm thủ tục bố cáo công khai về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày có thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần. Điều này được quy định rõ tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020.
Bạn sẽ được cấp Giấy Biên nhận công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Thực hiện các thủ tục sau khi giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Ngoài ra, việc giảm vốn điều lệ có thể dẫn đến giảm bậc thuế môn bài của công ty, do đó bạn cần thực hiện bổ sung các thủ tục sau tại Cơ quan quản lý thuế:
- Kê khai và nộp tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST (ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC).
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài bổ sung theo Mẫu 01/LPMB, ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Thời hạn nộp chậm nhất vào ngày 30/01 năm sau năm có sự thay đổi.
Tư vấn giảm vốn điều lệ công ty cổ phần tại Dịch Vụ Thuế 24h
Dịch Vụ Thuế 24h là đối tác tin cậy cho doanh nghiệp khi cần tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến giảm vốn điều lệ công ty cổ phần. Với hơn 11 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả, với mức giá hợp lý để giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình giảm vốn.
Quy trình tư vấn giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy trình thực hiện dịch vụ giảm vốn điều lệ doanh nghiệp tại Dịch Vụ Thuế 24h được xây dựng minh bạch và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bao gồm các bước quan trọng sau đây:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn khách hàng
Khi bạn liên hệ với chúng tôi, chuyên gia pháp lý sẽ hẹn trao đổi và thảo luận về nhu cầu cụ thể của bạn. Từ những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi có thể đánh giá tình hình hiện tại của công ty và tư vấn về hình thức và quy trình phù hợp nhất.
- Bước 2: Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ
Sau khi thống nhất về quy trình và ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc soạn thảo, thu thập và xử lý các tài liệu cần thiết.
- Bước 3: Thực hiện thủ tục đăng ký
Dịch Vụ Thuế 24h sẽ thay mặt bạn tiến hành nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục liên quan với cơ quan chức năng và đảm bảo rằng quy trình được hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Bước 4: Hoàn tất và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất quy trình giảm vốn điều lệ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận về việc giảm vốn điều lệ và Giấy phép kinh doanh mới trong thời gian từ 03-04 ngày làm việc. Chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các thủ tục bổ sung nếu có.
Quyền lợi khách hàng nhận được khi chọn Dịch Vụ Thuế 24h
- Cam kết chất lượng: Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ chuyên nghiệp, đảm bảo tuân thủ mọi quy định pháp luật.
- Tiết kiệm thời gian: Với quy trình trọn gói và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Dịch Vụ Thuế 24h giúp bạn tiết kiệm thời gian quý báu của mình.
- Chi phí hợp lý: Chúng tôi cung cấp dịch vụ thay đổi vốn điều lệ trọn gói với mức giá chỉ 900.000 đồng, đã bao gồm lệ phí nộp Nhà nước và mọi chi phí liên quan.
- Tận tâm phục vụ 24/7: Khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải quyết mọi vấn đề trong quá trình triển khai dịch vụ.
- Bảo mật tuyệt đối: Mọi thông tin khách hàng cung cấp đều được chúng tôi lưu giữ đảm bảo an toàn và tuyệt đối không rò rỉ ra bên ngoài.
Dịch Vụ Thuế 24h tự tin rằng, khi bạn lựa chọn chúng tôi làm đối tác thực hiện giảm vốn điều lệ công ty cổ phần, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện và chất lượng hàng đầu. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để bắt đầu quá trình điều chỉnh tài chính doanh nghiệp.
Ngoài giảm vốn điều lệ cho công ty cổ phần ra, Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp dịch vụ tăng vốn điều lệ cho các công ty. Các bạn có thể tham khảo thêm:
- Hồ sơ và thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
- Thủ tục và hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Một số câu hỏi thường gặp khi giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Mức phạt quá thời hạn khi chưa đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần là bao nhiêu?
Theo Điều 44 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP, các mức tiền phạt cho hành vi đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp quá thời hạn quy định như sau:
- Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn từ 01 đến 10 ngày.
- Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn từ 11 đến 30 ngày.
- Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng nếu quá thời hạn từ 31 đến 90 ngày.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quá thời hạn từ 91 ngày trở lên.
- Phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giảm vốn điều lệ có phải nộp tờ khai lệ phí môn bài bổ sung không?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, các trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi về vốn điều lệ trong năm (bao gồm giảm vốn điều lệ) đều phải nộp tờ khai lệ phí môn bài bổ sung. Thời hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau năm có sự thay đổi.
Giảm vốn điều lệ có phải đóng thuế môn bài không?
Theo quy định mới nhất nêu tại Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, mức lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào vốn điều lệ của công ty. Do đó, nếu công ty giảm vốn điều lệ, mức thuế môn bài cũng sẽ giảm tương ứng với từng trường hợp, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng vốn điều lệ: 3.000.000 đồng/năm.
- Vốn điều lệ doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được giảm vốn điều lệ không?
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể được giảm vốn điều lệ, nhưng việc giảm vốn này phải tuân theo quy định của Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 và các quy định pháp luật khác liên quan đến vốn đầu tư nước ngoài. Lưu ý một số điểm sau:
- Điều kiện kinh doanh sau khi giảm vốn phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật và không vi phạm các điều khoản và cam kết trong giấy phép đầu tư nước ngoài.
- Việc giảm vốn phải được thực hiện thông qua các thủ tục đăng ký, thông báo, và xin phê duyệt theo quy định của pháp luật. Công ty cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình và thông báo cho cơ quan quản lý về đầu tư nước ngoài về việc giảm vốn.
- Sau khi giảm vốn, công ty cần điều chỉnh lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài để phản ánh số vốn đầu tư thực tế tại thời điểm hiện tại.
Công ty cổ phần có cần phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác khi giảm vốn điều lệ không?
Có, công ty cổ phần cần phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn điều lệ. Điều này được quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ. Đây là minh chứng nhằm đảm bảo rằng công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan như người bán nợ và các đối tác kinh doanh.
Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ về quy trình và thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần cập nhật theo quy định mới nhất. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chuyển đổi vốn và quản lý kinh doanh hiệu quả.
Nếu bạn muốn giảm bớt gánh nặng thủ tục pháp lý rắc rối và đảm bảo rằng mọi thủ tục được thực hiện một cách chính xác và đúng thời hạn, Dịch Vụ Thuế 24h luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biết thêm thông tin về gói dịch vụ và bắt đầu quá trình giảm vốn điều lệ của bạn một cách suôn sẻ.