Tìm kiếm
Close this search box.

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên mới nhất

giảm vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên
Nội dung chính:

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, mặc dù đã có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp mới thành lập, tổng số vốn đăng ký doanh nghiệp trong tháng 1/2024 chỉ đạt khoảng 370 nghìn tỷ, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái(1).

Đứng trước tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái do nhiều yếu tố như dịch bệnh và sự biến động của thị trường, nhiều doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh cơ cấu công ty và tối ưu hóa tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, đối với các công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, việc giảm vốn điều lệ là phương án hợp lý trong bối cảnh này.

Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp nên quyết định giảm vốn? Làm thế nào để thực hiện giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên đảm bảo tuân thủ pháp luật? Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu những điểm quan trọng trong bài viết dưới đây.

Văn bản pháp luật quy định về vốn điều lệ công ty

Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên là tổng số tiền hoặc giá trị tài sản mà chủ sở hữu công ty cam kết góp vào công ty khi đăng ký thành lập. Đây là nguồn vốn ban đầu của công ty, dùng để thực hiện các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các nghĩa vụ tài chính của công ty.

Theo quy định nêu tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty phải đảm bảo góp vốn cho công ty đúng loại tài sản đã cam kết và trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không góp đủ vốn điều lệ, chủ sở hữu phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn.

Lấy ví dụ, ông A cam kết góp 1 tỷ đồng khi thành lập công ty TNHH một thành viên X, nhưng tới thời hạn góp vốn, ông A chỉ góp được 500 triệu đồng. Lúc này, ông A sẽ phải đăng ký giảm vốn điều lệ bằng giá trị 500 triệu đồng và chịu trách nhiệm tài chính đối với công ty trong thời gian này.

Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Tùy thuộc vào tình huống cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức giảm vốn điều lệ phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ. Khoản 3 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ hai trường hợp sau đây công ty TNHH 1 thành viên được phép giảm vốn điều lệ:

trường hợp giảm vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên
2 trường hợp giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
  • Trường hợp 1: Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu

Công ty có thể hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác. Hình thức này cho phép công ty thuận lợi chia lại tỷ lệ sở hữu vốn mà không cần tìm kiếm nhà đầu tư mới.

  • Trường hợp 2: Công ty không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ đã đăng ký

Khi chủ sở hữu công ty không thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn số vốn góp theo cam kết ban đầu, họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với các nghĩa vụ tài chính và thiệt hại xảy ra cho công ty.

Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên
Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Thành phần Hồ sơ

Lưu Ý

Thông báo giảm vốn điều lệ công ty (có chữ ký của người đại diện công ty theo pháp luật)

Mẫu tại Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

Nghị quyết/Quyết định giảm vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty (Bản sao)

 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao)

Nhằm xác nhận công ty hoạt động liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập

Bản cam kết của chủ sở hữu về việc đủ khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty

Cần bảo đảm rằng sau khi giảm vốn công ty vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty

Giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu công ty (Bản sao)

Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu còn hiệu lực.

Giấy ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ tại cơ quan thẩm quyền (nếu có)

Kèm bản sao giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên:

thủ tục giảm vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên
Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giảm vốn

Trước hết, bạn cần soạn thảo một bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ như đã nêu trong danh sách trên. Lưu ý rằng, tất cả các giấy tờ này đều cần có chữ ký của chủ sở hữu và con dấu công ty.

  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký

Tiếp theo, bạn đem nộp hồ sơ thay đổi vốn điều lệ bằng một trong hai cách sau:

    • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa – Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    • Cách 2: Làm thủ tục online tại Cổng thông tin quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn (sử dụng chữ ký số hoặc Tài khoản Đăng ký kinh doanh để đăng nhập).

Tại thời điểm nộp hồ sơ, bạn cũng cần nộp lệ phí đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh. Mức phí hiện tại là 50.000 đồng/hồ sơ. Nếu bạn làm thủ tục online sẽ được miễn lệ phí.

  • Bước 3: Xử lý hồ sơ và cấp giấy biên nhận

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao cho bạn Giấy biên nhận hồ sơ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau đó, họ tiến hành xét duyệt hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc.

Nếu hồ sơ chưa được duyệt, bạn sẽ nhận được thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do từ chối, kèm theo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo quy định.

  • Bước 4: Nhận kết quả đăng ký giảm vốn điều lệ

Sau khi hồ sơ được duyệt, bạn chỉ cần mang giấy biên nhận tới bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Trường hợp nộp hồ sơ online, doanh nghiệp cần mang theo hồ sơ gốc bản giấy nếu nộp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, hoặc giấy biên nhận và biên lai lệ phí để lấy kết quả nếu nộp bằng chữ ký số công cộng.

  • Bước 5: Công bố thông tin giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên

Căn cứ vào Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH một thành viên phải thực hiện công bố thay đổi vốn điều lệ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ khi có sự thay đổi.

Lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần. Nếu công ty không công bố hoặc công bố trễ thời hạn quy định, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phạt hành chính lên tới 10.000.000 – 15.000.000 đồng (quy định tại Điều 45 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP).

  • Bước 6: Làm thủ tục kê khai thuế bổ sung

Trong trường hợp giảm vốn điều lệ làm giảm mức thuế môn bài của công ty, công ty cần thực hiện các thủ tục sau:

  • Kê khai và nộp tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo Mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC.
  • Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung chậm nhất vào ngày 30/01 năm liền kề năm có thay đổi (theo Điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).

Trường hợp, công ty muốn tăng vốn điều lệ thì bạn có thể tham khảo các thủ tục dưới đây:

Những điều cần lưu ý khi thực hiện giảm vốn điều lệ công ty TNHH

Khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH, có một số điều cần lưu ý quan trọng để đảm bảo tuân thủ luật quy định và tránh các vấn đề phát sinh sau:

  • Hồ sơ cần phải hoàn chỉnh và đúng theo quy định của cơ quan quản lý. Việc thiếu sót giấy tờ có thể làm trì hoãn quá trình giảm vốn.
  • Sau khi hoàn tất thủ tục, công ty bắt buộc phải công bố thông tin giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày.
  • Quy trình giảm vốn phải được hoàn thành trong vòng 3 ngày làm việc sau khi cơ quan quản lý nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên cần cam kết thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính trước khi giảm vốn.
  • Cần chú ý đảm bảo rằng mọi thông tin thuế được khai đúng và kịp thời để tránh vi phạm.
  • Công ty cần phải lưu giữ hồ sơ liên quan đến quá trình giảm vốn trong thời gian quy định của pháp luật.

Hoàn thành thủ tục thay đổi vốn điều lệ nhanh chóng với Dịch Vụ Thuế 24h

Khi quyết định giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp khó tránh khỏi đối mặt với quy trình thủ tục phức tạp và tốn kém nhiều thời gian, công sức. Thấu hiểu nỗi lo lắng đó, Dịch Vụ Thuế 24h đem đến dịch vụ thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên trọn gói. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực thuế – luật doanh nghiệp, chúng tôi cam kết hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.

Tham khảo quy trình triển khai dịch vụ của Dịch Vụ Thuế 24h:

  • Bước 1: Nhận thông tin và tư vấn chi tiết để hiểu rõ tình hình và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Báo giá minh bạch và tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ.
  • Bước 2: Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết, đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
  • Bước 3: Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng tiến hành nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết tại cơ quan quản lý, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Bước 4: Bàn giao kết quả và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho khách hàng đúng thời hạn cam kết.
  • Bước 5: Sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi vốn, chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kê khai thuế và các công việc liên quan để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết đem lại sự tiện lợi cho doanh nghiệp với mức chi phí hợp lý. Giá dịch vụ trọn gói chỉ từ 900.000 đồng, đảm bảo hoàn thành quy trình giảm vốn điều lệ công ty trong vòng 3-4 ngày làm việc.

Ngoài dịch vụ giảm vốn điều lệ cho công ty TNHH 1 thành viên, Dịch Vụ Thuế 24h cũng cung cấp dịch vụ giảm vốn cho công ty dạng cổ phẩn và công ty TNHH 2 thành viên. Các bạn có thể tham khảo qua hồ sơ và các quy định dưới đây:

hướng dẫn giảm vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên
Dịch vụ giảm vốn điều lệ nhanh chóng tại Dịch Vụ Thuế 24h

Câu hỏi thường gặp

Có thay đổi loại hình công ty khi giảm vốn điều lệ không?

Chỉ cần thay đổi loại hình công ty đối với trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty Cổ phần giảm vốn điều lệ và số thành viên giảm xuống còn 1 người duy nhất. Khi đó, công ty phải thực hiện thủ tục chuyển đổi thành mô hình công ty TNHH một thành viên.

Tuy nhiên khi thay đổi loại hình công ty, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để làm các thủ tục cần thiết theo đúng quy định.

Có giảm lệ phí môn bài khi giảm vốn điều lệ không?

Mức lệ phí môn bài doanh nghiệp cần đóng hàng năm được tính dựa vào số vốn điều lệ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, nếu giảm vốn điều lệ công ty, thì doanh nghiệp có thể đóng mức lệ phí môn bài thấp hơn tùy theo quy định của pháp luật. Bao gồm các mốc sau:

  • Công ty TNHH 1 thành viên có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
  • Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.

Làm thủ tục giảm vốn điều lệ khi đã quá thời hạn góp vốn đăng ký thành lập công ty có bị phạt không?

Nếu đã quá thời hạn góp vốn mà doanh nghiệp không làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính về việc vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Mức độ xử phạt sẽ được áp dụng tùy theo thời hạn vi phạm, theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP, như sau:

  • Cảnh cáo cho vi phạm từ 1 ngày đến 10 ngày.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng cho vi phạm từ 11 ngày đến 30 ngày.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng cho vi phạm từ 31 ngày đến 90 ngày.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng cho vi phạm từ 91 ngày trở lên.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng nếu không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Ngoài ra, doanh nghiệp buộc phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để khắc phục vi phạm.

Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết về thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên theo quy định pháp luật mới nhất. Để nhanh chóng tối ưu tài chính doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật, bạn nên tìm đến dịch vụ hỗ trợ thủ tục pháp lý chuyên nghiệp.

Dịch Vụ Thuế 24h chính là đối tác uy tín mang đến sự hài lòng cho khách hàng doanh nghiệp trong mọi thủ tục pháp lý. Hãy liên hệ với Dịch vụ Thuế 24h ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình giảm vốn điều lệ công ty của bạn.


*Nguồn tham khảo:

(1): https://lsvn.vn/ca-nuoc-co-13-500-doanh-nghiep-thanh-lap-moi-trong-thang-01-2024-1706786606.html

Bài viết mới nhất

Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế

Hồ sơ và thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế mới nhất

Thủ tục chốt thuế chuyển quận nhằm thông báo cho cơ quan thuế về việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh. Đây cũng là bước quan trọng để đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật đầy đủ và chính xác. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về thông báo thay đổi, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hoàn thành các bước chuyển đổi tại cơ quan thuế.  Vậy, thủ tục chuyển quận thuế 2024 yêu cầu những gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh thuộc các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế: Thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ quận này sang quận khác trong cùng tỉnh/thành phố hoặc đến tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ chi nhánh hạch toán độc lập đến quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

bố cáo là gì

Bố cáo điện tử là gì? Quy định đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, một trong những thủ tục không thể bỏ qua là việc đăng bố cáo thành lập. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ khái niệm bố cáo và các quy định liên quan.  Vậy, bố cáo là gì và có vai trò gì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp? Nội dung bố cáo cần bao gồm những thông tin nào? Và doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định gì khi thực hiện đăng bố cáo? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc, giúp doanh nghiệp thực hiện chính xác quy trình pháp lý. Văn bản pháp luật về bố cáo doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định chi tiết về việc thành lập, quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Nghị định 122/2021/NĐ-CP: Quy định về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, các hình thức xử phạt, mức phạt, và biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, và thủ tục đăng ký doanh

truy thu thuế bán hàng online

Các quy định về truy thu và đóng thuế bán hàng online cần biết

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, việc bán hàng online ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không ít người kinh doanh trực tuyến chưa nắm rõ các quy định về nghĩa vụ nộp thuế. Dẫn đến tình trạng bị cơ quan thuế kiểm tra và yêu cầu người bán nộp các khoản thuế còn thiếu trong quá trình kinh doanh. Vậy, nếu doanh nghiệp gặp trường hợp bị truy thu thuế bán hàng online cần phải làm gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết sau đây. Văn bản pháp luật quy định về thuế kinh doanh online Luật Quản lý thuế 2019 – Quy định về việc quản lý các loại thuế và các khoản thu khác liên quan đến ngân sách nhà nước. Thông tư 105/2020/TT-BTC – Hướng dẫn chi tiết về quy trình đăng ký thuế. Thông tư 40/2021/TT-BTC –  Quy định mức thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, và quản lý thuế áp dụng cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Truy thu thuế là gì? Truy thu thuế là quá trình thu hồi các khoản thuế chưa được nộp hoặc nộp

công ty con là gì

Công ty mẹ, công ty con là gì? Ưu nhược điểm công ty mẹ và con

Công ty con là gì? Đây là một khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong cấu trúc quản lý doanh nghiệp. Công ty con không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của công ty mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hiệu quả của toàn bộ tập đoàn. Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết về công ty mẹ công ty con, các ví dụ thực tế về cách các tập đoàn lớn duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường thông qua việc mở rộng các công ty con. Đọc ngay bài viết! Văn bản pháp luật quy định về công ty con(1) Điều 195, Điều 196, Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về định nghĩa công ty mẹ là gì, công ty con là gì, quyền hạn và nghĩa vụ của công ty mẹ với công ty con, trong đó bao gồm trách nhiệm nộp báo cáo tài chính của từng công ty. Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số quy định hạn chế về quyền sở hữu giữa công ty mẹ,

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Giải Đáp: Nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? là vấn đề được các cá nhân, hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ quan tâm. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, quản lý và sự phát triển của doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như mức độ trách nhiệm pháp lý, yêu cầu vốn, và mục tiêu dài hạn của chiến lược kinh doanh. Bài viết dưới đây Dịch vụ thuế 24h sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về 2 loại hình trên. Qua đó, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.  Cơ sở pháp lý  Luật doanh nghiệp 2020 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Quy định về đăng ký hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể là gì? Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân (công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) làm chủ, sử dụng không quá 10 lao

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.