Tìm kiếm
Close this search box.

Chứng Nhận FSSC 22000 là gì? Lợi ích của tiêu chuẩn FSSC 22000

FSSC 22000 là gì?
Nội dung chính:

FSSC 22000 là gì? Đây là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kết hợp giữa ISO 22000 và các chương trình tiên quyết (PRPs). 

Chứng nhận FSSC 22000 giúp các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm kiểm soát mọi rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm, từ khâu sản xuất đến phân phối. Tiêu chuẩn này không chỉ là bằng chứng mạnh mẽ khẳng định chất lượng sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc công ty xuất khẩu thực phẩm. 

Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết về FSSC là gì? Lợi ích của giấy chứng nhận FSSC 22000 là gì với doanh nghiệp và những cơ sở, doanh nghiệp nào nên áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000 này. Đọc ngay bài viết!

Định nghĩa về FSSC 22000

Kinh doanh thực phẩm là một môi trường đầy cạnh tranh, và việc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng không chỉ là một yêu cầu pháp lý đơn thuần.

Liệu bạn đã từng nghe về FSSC 22000, “tiêu chuẩn vàng” cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chưa? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết dưới đây. 

FSSC là gì?

FSSC là viết tắt của (Food Safety System Certification), là tên của một tổ chức chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm được thành lập từ năm 2004 và đặt trụ sở tại Hà Lan. 

FSSC là gì?
FSSC là gì?

Tổ chức này cung cấp một chương trình chứng nhận an toàn thực phẩm với mục tiêu là tăng cường giá trị cho mối quan hệ giữa các tổ chức thực phẩm được chứng nhận và các bên liên quan như nhà quản lý, khách hàng, và nhà cung cấp.

Bằng việc đạt được chứng nhận từ tổ chức FSSC, các doanh nghiệp có thể chứng minh cam kết của mình đối với an toàn thực phẩm và tăng cường sự tin cậy trong mắt đối tác và người tiêu dùng.

Chứng nhận FSSC 22000 là gì?

Chứng nhận FSSC 22000 là chứng nhận quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm kết hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 và các yêu cầu kỹ thuật bổ sung của FSSC. Chứng nhận này áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, gồm sản xuất thực phẩm, chế biến, đóng gói, và phân phối.

Chứng nhận FSSC 22000 là gì?
Ảnh minh họa: Giấy chứng nhận FSSC 22000 (nguồn sưu tầm)

Có thể nói, FSSC 22000 đóng vai trò như một sự “bảo chứng” giúp các công ty sản xuất và phân phối thực phẩm đảm bảo sản phẩm của họ an toàn đến tay người tiêu dùng.

Vì sự uy tín này, để đạt được chứng nhận FSSC 22000, các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh, kiểm soát nguyên liệu, bảo quản và phân phối, bảo đảm sản phẩm của doanh nghiệp đã thông qua quá trình kiểm định chặt chẽ về an toàn thực phẩm.

Mục tiêu của FSSC 22000

FSSC 22000 được thiết kế để phù hợp với đa dạng đối tượng loại hình tổ chức trong ngành thực phẩm, từ các nhà sản xuất nhỏ đến các tập đoàn lớn.

Mục tiêu bao quát của chứng nhận FSSC 22000 là giúp tổ chức nâng cao uy tín, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tiêu chuẩn quốc tế, cải thiện hiệu quả hoạt động và quản lý rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm của tổ chức.

Đảm bảo an toàn thực phẩm toàn diện: Nghĩa là đảm bảo các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm có đủ khả năng kiểm soát mọi nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm. 

Do vậy, các doanh nghiệp được yêu cầu xây dựng và triển khai các chương trình tiên quyết để duy trì các điều kiện vệ sinh và an toàn trong suốt quá trình sản xuất và bảo quản thực phẩm. Chẳng hạn, một nhà máy sản xuất sữa cần có quy trình vệ sinh nghiêm ngặt để ngăn ngừa ô nhiễm vi sinh vật từ các nguy cơ có thể xảy ra. 

Bên cạnh đó, sẽ không thể thiếu việc xây dựng một hệ thống kiểm soát toàn diện, kèm theo hệ thống văn bản hỗ trợ nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến độ an toàn thực phẩm. 

Ví dụ, một nhà máy sản xuất thịt cần có quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và kiểm soát nhiệt độ trong quá trình chế biến để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan: Một doanh nghiệp đạt được chứng nhận FSSC 22000 có thể chứng minh sự cam kết của họ đối với an toàn thực phẩm, từ đó nâng cao uy tín và tạo niềm tin với khách hàng và đối tác. 

Lấy ví dụ, nếu bạn là một nhà sản xuất bánh kẹo đạt chứng nhận FSSC 22000, điều này sẽ là trợ lực rất lớn để công ty của bạn dễ dàng thiết lập quan hệ kinh doanh với các siêu thị lớn.

FSSC 22000
Mục tiêu của FSSC 22000

Cấu trúc cơ bản của tiêu chuẩn FSSC 22000

Như Dịch Vụ Thuế 24h đã đề cập ở phần định nghĩa, FSSC 22000 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000, kết hợp với các yêu cầu bổ sung để tạo ra một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả và toàn diện. 

Như vậy, ngoài tham khảo tiêu chuẩn ISO 22000, bạn sẽ thấy có một số thành phần của các yêu cầu khác như của FSSC, của các chương trình tiên quyết (PRPs) theo ngành cụ thể,…

Ví dụ, một công ty sản xuất bánh mì cần tuân thủ FSSC 22000. Để đảm bảo an toàn cho sản phẩm của mình, công ty này phải:

  • Thiết lập các quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu, như bột mì và men
  • Tuân thủ điều kiện vệ sinh trong suốt quá trình sản xuất
  • Ghi nhãn sản phẩm đúng cách để thông báo cho người tiêu dùng về các thành phần gây dị ứng có thể có
  • Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình lưu kho để tránh sản phẩm bị hư hỏng
Tiêu chuẩn FSSC 22000
Cấu trúc của tiêu chuẩn FSSC 22000

Nhờ vào cấu trúc toàn diện của FSSC 22000, các công ty có thể xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mạnh mẽ và hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của nhà quản lý, khách hàng, và người tiêu dùng. Cấu trúc của FSSC 22000 sẽ bao gồm các thành phần chính như sau:

Thành phần

Mô tả

ISO 22000 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm)

  • Tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu để thiết lập, thực hiện, triển khai, cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. 
  • Cung cấp một khuôn khổ để các tổ chức xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, đảm bảo thực phẩm sản xuất ra an toàn để tiêu dùng. 
  • Phiên bản cập nhật mới nhất là ISO 22000:2018.

ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng)

  • Đây là hệ thống quản lý chất lượng tập trung vào việc đáp ứng yêu cầu khách hàng, cải tiến liên tục quy trình, và quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất.
  • Chứng nhận ISO 9001 áp dụng nguyên tắc cải tiến PDCA, Plan (Lập kế hoạch) – Do (Thực hiện) – Check (Kiểm tra) – Act (Hành động), đảm bảo hệ thống quản lý luôn được duy trì và cải tiến hiệu quả. 

Các chương trình tiên quyết (PRPs) theo ngành cụ thể

  • Bao gồm các yêu cầu vệ sinh và an toàn cụ thể cho từng ngành công nghiệp thực phẩm. 
  • Ví dụ, một nhà máy chế biến thịt cần tuân thủ các PRPs để đảm bảo điều kiện vệ sinh trong khu vực chế biến, từ việc sử dụng nước sạch đến việc vệ sinh dụng cụ và thiết bị.
  • Các PRPs thường dựa trên loạt tiêu chuẩn ISO/TS 22002-x, NEN/NTA 8059,…

Các yêu cầu bổ sung khác từ FSSC

  • Đảm bảo tất cả các nguyên liệu và dịch vụ từ nhà cung cấp đều đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
  • Thực hiện ghi nhãn sản phẩm đúng cách và đầy đủ thông tin.
  • Ứng dụng các biện pháp phòng vệ thực phẩm
  • Quản lý, kiểm soát các thành phần gây dị ứng để ngăn ngừa phản ứng không mong muốn ở người tiêu dùng.
  • Kiểm soát các yếu tố môi trường để không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
  • Sản phẩm được vận chuyển và giao hàng trong điều kiện an toàn.
  • Quản lý kho bãi và điều kiện bảo quản để đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng.
  • Đảm bảo các mối nguy về an toàn thực phẩm được kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm chéo.

Cơ sở, doanh nghiệp nào nên áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000?

FSSC 22000 là tiêu chuẩn lý tưởng cho các cơ sở và doanh nghiệp trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất đến tiêu dùng. Dưới đây là 6 nhóm đối tượng cụ thể nên áp dụng tiêu chuẩn này:

  • Nuôi trồng và sản xuất thực phẩm: Gồm các cơ sở sản xuất thực phẩm, các sản phẩm động vật như thịt, gia cầm, trứng, và sữa, cũng như các sản phẩm từ cá; các nhà sản xuất sản phẩm thực vật dễ hư hỏng như trái cây tươi, rau củ, và nước trái cây,…
  • Sản xuất bao bì và vật liệu bao gói thực phẩm: Gồm các nhà sản xuất những vật liệu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thực phẩm. Ví dụ, các cơ sở sản xuất chai nước uống hoặc bao bì đóng gói bánh kẹo,…
  • Sản xuất thức ăn chăn nuôi: Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc và thức ăn thủy sản sẽ cần tuân thủ FSSC 22000 để đảm bảo thức ăn chăn nuôi không chứa các chất gây hại cũng như không gây nguy hiểm cho sức khỏe của động vật.
  • Cung cấp dịch vụ ăn uống và thực phẩm: Nhà hàng, căng tin, và các cơ sở cung cấp thực phẩm cần kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu, quy trình chế biến, vệ sinh khu vực nấu nướng, và tuân thủ các điều kiện khác của FSSC 22000.
  • Vận chuyển và lưu kho: FSSC 22000 cũng áp dụng cho các công ty logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển và lưu kho thực phẩm, đảm bảo thực phẩm được vận chuyển và lưu trữ trong điều kiện phù hợp để ngăn ngừa hư hỏng và ô nhiễm. 
  • Các nhà bán lẻ và bán sỉ thực phẩm cũng là nhóm đối tượng phổ biến xin cấp giấy chứng nhận FSSC 22000. Điều này giúp chứng minh độ uy tín về chất lượng, các sản phẩm trên kệ hàng luôn an toàn cho người tiêu dùng.
Cơ sở nên áp dụng FSSC 22000
Cơ sở nên áp dụng FSSC 22000

Lợi ích của doanh nghiệp khi có giấy chứng nhận FSSC 22000

Từ việc góp phần cải thiện ý thức an toàn thực phẩm đến giảm thiểu chi phí và tăng cường uy tín cho thương hiệu công ty trên thị trường quốc tế, FSSC 22000 còn nhiều lợi ích thiết thực nữa cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Sau đây là 7 quyền lợi đáng kể khi một doanh nghiệp có giấy chứng nhận FSSC 22000:

  • Tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí thông qua việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm. 
  • Tuân thủ quy định. Chứng nhận FSSC 22000 còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các luật lệ và yêu cầu pháp lý liên quan đến an toàn thực phẩm, từ đó tránh được nguy cơ vi phạm pháp lý.
  • Nâng cao ý thức ATTP. Có giấy chứng nhận FSSC 22000 giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của nhân viên về an toàn thực phẩm. Ví dụ, nhân viên trong nhà máy sản xuất sữa sẽ được đào tạo về quy trình vệ sinh và kiểm soát chất lượng, giảm nguy cơ ô nhiễm.
  • Tăng độ uy tín. Các tổ chức được chứng nhận sẽ được cập nhật trên website chính thức của FSSC, giúp khách hàng dễ dàng truy cập và kiểm tra. Từ đó nâng cao hình ảnh của công ty và tạo độ tin cậy đối với các thị trường khó tính như Mỹ hay EU.
  • Khả năng phòng vệ. Bằng cách có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt và quy trình xử lý sự cố, doanh nghiệp có thể nhanh chóng ứng phó với các sự cố như ô nhiễm vi sinh vật hoặc các nguy cơ khác.
  • Mở rộng thị trường. Doanh nghiệp chủ động ứng phó với các rào cản thương mại quốc tế, đồng thời dễ dàng hội nhập với HACCP, BRC, EurepGAPtiêu chuẩn GMP, nhất là các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường quốc tế.
  • Giám sát nghiêm ngặt. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp giám sát chặt chẽ chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Tất cả các bước trong quá trình sản xuất đều tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, duy trì chất lượng sản phẩm.
Lợi ích của giấy chứng nhận FSSC 22000
Lợi ích của giấy chứng nhận FSSC 22000

Câu hỏi thường gặp về FSSC 22000

Sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000 là gì?

Dưới đây là bảng thể hiện 5 tiêu chí khác biệt cơ bản giữa FSSC 22000 và ISO 22000:

Tiêu chí

ISO 22000

FSSC 22000

Cấu trúc nội dung

Cơ bản gồm:

  • Điều kiện tiên quyết
  • Chương trình tiên quyết
  • Chứng nhận HACCP
  • Các yêu cầu của hệ thống quản lý như xác định bối cảnh, quản lý rủi ro,…

Cơ bản gồm:

  • Chương trình tiên quyết (PRP)
  • Yêu cầu từ ISO 22000
  • Các yêu cầu khác của FSSC 22000

Yêu cầu

Được áp dụng phổ biến hơn FSSC 22000

Có phần phức tạp hơn ISO 22000, thường yêu cầu các doanh nghiệp tốn nhiều công sức hơn

Vai trò

Là tiêu chuẩn hệ thống về quản lý an toàn thực phẩm

Là tiêu chuẩn được áp dụng để chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Lĩnh vực áp dụng

Phạm vi áp dụng rộng, có thể là các công ty trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào chuỗi thực phẩm. Chẳng hạn như các dịch vụ sản xuất thiết bị thực phẩm, dịch vụ vệ sinh,…

Liên quan nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, thức ăn, và sản xuất vật liệu đóng gói thực phẩm.

Tổ chức công nhận

Do các tổ chức bên thứ 3 có quyền chứng nhận. 

Tổ chức sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (viết tắt tên tiếng anh là GFSI) công nhận.

Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000 hay ISO 22000?

Thực tế, cả FSSC 22000 và ISO 22000 đều được chấp nhận. Bạn có thể chọn bất kỳ tiêu chuẩn nào phù hợp với mô hình, mục tiêu và yêu cầu của công ty.

FSSC 22000 sẽ thường được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm, nhằm nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm.Trong khi đó, ISO 22000 thích hợp cho các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thực phẩm trong nước do yêu cầu xin cấp tiêu chuẩn này không quá nghiêm ngặt. 

Tóm lại, FSSC 22000 là gì? Đây là tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, giúp doanh nghiệp kiểm soát mọi rủi ro và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việc đạt được chứng nhận FSSC 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm của doanh nghiệp, mà còn tăng độ uy tín, tạo lòng tin với khách hàng, đối tác, nhất là khi khi doanh nghiệp muốn mở rộng trên trường quốc tế.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị tư vấn cấp chứng nhận FSSC 22000 hay ISO 22000, Dịch Vụ Thuế 24h là đối tác đáng tin cậy mang đến những giải pháp toàn diện. Chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Liên hệ ngay với Dịch Vụ Thuế 24h để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn!

Bài viết mới nhất

Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế

Hồ sơ và thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế mới nhất

Thủ tục chốt thuế chuyển quận nhằm thông báo cho cơ quan thuế về việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh. Đây cũng là bước quan trọng để đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật đầy đủ và chính xác. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về thông báo thay đổi, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hoàn thành các bước chuyển đổi tại cơ quan thuế.  Vậy, thủ tục chuyển quận thuế 2024 yêu cầu những gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh thuộc các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế: Thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ quận này sang quận khác trong cùng tỉnh/thành phố hoặc đến tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ chi nhánh hạch toán độc lập đến quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

bố cáo là gì

Bố cáo điện tử là gì? Quy định đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, một trong những thủ tục không thể bỏ qua là việc đăng bố cáo thành lập. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ khái niệm bố cáo và các quy định liên quan.  Vậy, bố cáo là gì và có vai trò gì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp? Nội dung bố cáo cần bao gồm những thông tin nào? Và doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định gì khi thực hiện đăng bố cáo? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc, giúp doanh nghiệp thực hiện chính xác quy trình pháp lý. Văn bản pháp luật về bố cáo doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định chi tiết về việc thành lập, quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Nghị định 122/2021/NĐ-CP: Quy định về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, các hình thức xử phạt, mức phạt, và biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, và thủ tục đăng ký doanh

truy thu thuế bán hàng online

Các quy định về truy thu và đóng thuế bán hàng online cần biết

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, việc bán hàng online ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không ít người kinh doanh trực tuyến chưa nắm rõ các quy định về nghĩa vụ nộp thuế. Dẫn đến tình trạng bị cơ quan thuế kiểm tra và yêu cầu người bán nộp các khoản thuế còn thiếu trong quá trình kinh doanh. Vậy, nếu doanh nghiệp gặp trường hợp bị truy thu thuế bán hàng online cần phải làm gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết sau đây. Văn bản pháp luật quy định về thuế kinh doanh online Luật Quản lý thuế 2019 – Quy định về việc quản lý các loại thuế và các khoản thu khác liên quan đến ngân sách nhà nước. Thông tư 105/2020/TT-BTC – Hướng dẫn chi tiết về quy trình đăng ký thuế. Thông tư 40/2021/TT-BTC –  Quy định mức thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, và quản lý thuế áp dụng cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Truy thu thuế là gì? Truy thu thuế là quá trình thu hồi các khoản thuế chưa được nộp hoặc nộp

công ty con là gì

Công ty mẹ, công ty con là gì? Ưu nhược điểm công ty mẹ và con

Công ty con là gì? Đây là một khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong cấu trúc quản lý doanh nghiệp. Công ty con không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của công ty mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hiệu quả của toàn bộ tập đoàn. Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết về công ty mẹ công ty con, các ví dụ thực tế về cách các tập đoàn lớn duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường thông qua việc mở rộng các công ty con. Đọc ngay bài viết! Văn bản pháp luật quy định về công ty con(1) Điều 195, Điều 196, Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về định nghĩa công ty mẹ là gì, công ty con là gì, quyền hạn và nghĩa vụ của công ty mẹ với công ty con, trong đó bao gồm trách nhiệm nộp báo cáo tài chính của từng công ty. Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số quy định hạn chế về quyền sở hữu giữa công ty mẹ,

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Giải Đáp: Nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? là vấn đề được các cá nhân, hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ quan tâm. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, quản lý và sự phát triển của doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như mức độ trách nhiệm pháp lý, yêu cầu vốn, và mục tiêu dài hạn của chiến lược kinh doanh. Bài viết dưới đây Dịch vụ thuế 24h sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về 2 loại hình trên. Qua đó, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.  Cơ sở pháp lý  Luật doanh nghiệp 2020 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Quy định về đăng ký hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể là gì? Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân (công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) làm chủ, sử dụng không quá 10 lao

Bài viết mới cùng chuyên mục

chứng nhận vietgap
Kiến thức Giấy Phép VSATTP, Kiến Thức

VietGAP là gì? Tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận VietGAP 2024

Chứng nhận VietGAP, hay còn được gọi là Thực hành Sản xuất Nông nghiệp Tốt tại Việt Nam, là sự khẳng định cho việc sản phẩm nông nghiệp của doanh nghiệp bạn bảo đảm các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn […]

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.