Tìm kiếm
Close this search box.

5 loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

các loại hình doanh nghiệp ở việt nam
Nội dung chính:

Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 hiện hành cho tới nay bao gồm 5 loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Sau đây là tổng hợp những thông tin cụ thể về từng loại hình doanh nghiệp, giúp bạn lựa chọn nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với mục tiêu kinh doanh. 

Giải thích khái niệm doanh nghiệp là gì? 

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký thành lập theo đúng quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. (Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).

Doanh nghiệp cũng sẽ có các đặc điểm cơ bản sau:

– Doanh nghiệp được thành lập và đăng ký thành lập theo quy trình thủ tục dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

– Doanh nghiệp được thừa nhận là thực thể pháp lý và có thể tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật, giao dịch dân sự, quan hệ tố tụng…

– Doanh nghiệp được cấp phép thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận như thực hiện chính sách kinh tế – xã hội – cộng đồng.

– Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường thấy như sản xuất, gia công, xây dựng, cung ứng hàng hóa, mua bán, cung cấp dịch vụ…

– Doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

5 loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 

5 loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

 

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh. Cụ thể chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lần lượt đặc điểm cùng các ưu-nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp ngay dưới đây.

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Công ty TNHH là hình thức doanh nghiệp phổ biến với hai loại hình là công ty TNHH 1 thành viêncông ty TNHH 2 thành viên trở lên. Điểm đặc biệt của hình thức này là các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào. Tất nhiên công ty TNHH cũng như loại hình công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân ngay từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

1.1 Công ty TNHH một thành viên

Là doanh nghiệp được sở hữu bởi chỉ một cá nhân hoặc một tổ chức và chỉ có một chủ sở hữu đó làm người đại diện pháp luật cũng như chịu trách nhiệm hữu hạn trọng phạm vi số vốn đã đóng góp vào.

  • Ưu điểm: Bộ máy sẽ đơn giản hơn khi chỉ có 1 người chủ sở hữu có quyền điều hành.
  • Nhược điểm: Nguồn vốn hạn chế. Khi xảy ra rủi ro, chủ sở hữu sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tất cả các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

5 loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 

5 loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

1.2 Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, ở đây công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể được góp vốn điều lệ từ 2 thành viên trở lên và tối đa là 50 thành viên. Trong đó các thành viên có thể là một cá nhân nào đó hoặc một đơn vị/tổ chức. Các thành viên cùng chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Phần vốn của thành viên có thể được chuyển nhượng dưới các hình thức: yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, chuyển nhượng… theo quy định của luật pháp.

  • Ưu điểm:

Số lượng thành viên có sự giới hạn từ 2 đến 50 thành viên và các thành viên đa số có mối quan hệ thân thiết, quen biết, tin tưởng nhau nên việc cùng quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty cũng trở nên dễ dàng.

Các thành viên công ty muốn chuyển nhượng vốn thì phải chào bán cho thành viên còn lại của công ty trước. Do đó, việc kiểm soát việc chuyển nhượng vốn và thay đổi thành viên cũng chặt chẽ hơn.

  • Nhược điểm: 

Do không phát hành được cổ phiếu, không chào bán được cổ phiếu ra công chúng được nên việc huy động vốn cũng có phần hạn chế. Chủ yếu do các thành viên tự góp vốn để đầu tư. Không tiếp cận được các nhà đầu tư bên ngoài.

2. Công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty cổ phần (gọi là cổ phần) được chia thành nhiều phần bằng nhau và được góp theo hình thức cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Số lượng tối thiểu là 03 cổ đông và không có giới hạn số lượng cổ đông tham gia vào công ty. Các cổ đông đều phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

  • Ưu điểm: Mức độ chịu rủi ro của cổ đông thấp. Khả năng huy động vốn cao và linh hoạt nhờ bán lại cổ phần và phát hành cổ phiếu ra thị trường. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình với thủ tục chuyển nhượng đơn giản.
  • Nhược điểm: Cơ cấu tổ chức phức tạp, khó quản lý và có sự đối kháng về lợi ích giữa các cổ đông. Quyền điều hành thuộc về Hội đồng quản trị, mọi vấn đề đều phải thông qua Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Để theo dõi tình hình cổ đông đóng góp vốn, công ty phải tự lập sổ cổ đông. 

3. Công ty hợp danh

Đây là các loại hình doanh nghiệp có ít nhất hai chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh). Hai thành viên phải cùng nhau kinh doanh dưới tên gọi chung là thành viên hợp danh. Bên cạnh đó, có thể có thêm các thành viên góp vốn ngoài thành viên hợp danh.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, là người đại diện pháp luật và chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.

Thành viên góp vốn có thể là một cá nhân nào đó hoặc một đơn vị/tổ chức. Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi đóng góp vốn của mình.

  • Ưu điểm: Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, quản lý dễ dàng, điều hành không quá phức tạp do số lượng thành viên ít, độ tin tưởng lẫn nhau cao. Nhờ chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên Ngân hàng dễ cho công ty hợp danh vay vốn và hoãn nợ.
  • Nhược điểm: Mức độ rủi ro cao của các thành viên hợp danh. Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nên khó huy động vốn. Không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty đối với thành viên hợp danh.
 

4. Doanh nghiệp tư nhân

Cũng do một cá nhân làm chủ sở hữu, một người chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Cá nhân đó sẽ là người góp vốn, người đại diện pháp luật và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.

  • Ưu điểm: Cơ cấu tổ chức đơn giản, phù hợp với công ty vừa và nhỏ. Hoàn toàn chủ động khi quyết định mọi vấn đề, chủ sở hữu có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Chế độ trách nhiệm vô hạn giúp doanh nghiệp tư nhân tạo được niềm tin và dễ dàng huy động vốn.

Nhược điểm: Không có tư cách pháp nhân, tính rủi ro cao khi chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản. Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Không được góp vốn hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

Một số câu hỏi liên quan đến các loại hình doanh nghiệp

Câu 1: Muốn xây dựng doanh nghiệp thì nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

Tùy theo nhu cầu khi thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể lựa chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp như kể trên. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các chủ sở hữu thường lựa chọn 3 loại hình công ty là: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu là các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện đặc biệt.

Câu 2: Doanh nghiệp nào thì có quyền được phát hành cổ phiếu?

Hiện tại chỉ có duy nhất công ty cổ phần là có quyền được phát hành cổ phiếu để huy động vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và được tham gia thị trường chứng khoán. Đây cũng là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này.

Câu 3: Công ty TNHH có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn hay không?

Các công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền phát hành trái phiếu với mục đích huy động vốn được quy định tại Điều 46 và Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020.

Trên đây là những nội dung chi tiết về các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam theo quy định hiện nay. Nếu còn vướng mắc cần hỗ trợ pháp lý hoặc tư vấn các thủ tục thành lập doanh nghiệp, bạn vui lòng liên hệ với Dịch vụ Thuế 24h để được giải đáp.

Bài viết mới nhất

Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế

Hồ sơ và thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế mới nhất

Thủ tục chốt thuế chuyển quận nhằm thông báo cho cơ quan thuế về việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh. Đây cũng là bước quan trọng để đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật đầy đủ và chính xác. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về thông báo thay đổi, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hoàn thành các bước chuyển đổi tại cơ quan thuế.  Vậy, thủ tục chuyển quận thuế 2024 yêu cầu những gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh thuộc các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế: Thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ quận này sang quận khác trong cùng tỉnh/thành phố hoặc đến tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ chi nhánh hạch toán độc lập đến quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

bố cáo là gì

Bố cáo điện tử là gì? Quy định đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, một trong những thủ tục không thể bỏ qua là việc đăng bố cáo thành lập. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ khái niệm bố cáo và các quy định liên quan.  Vậy, bố cáo là gì và có vai trò gì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp? Nội dung bố cáo cần bao gồm những thông tin nào? Và doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định gì khi thực hiện đăng bố cáo? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc, giúp doanh nghiệp thực hiện chính xác quy trình pháp lý. Văn bản pháp luật về bố cáo doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định chi tiết về việc thành lập, quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Nghị định 122/2021/NĐ-CP: Quy định về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, các hình thức xử phạt, mức phạt, và biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, và thủ tục đăng ký doanh

truy thu thuế bán hàng online

Các quy định về truy thu và đóng thuế bán hàng online cần biết

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, việc bán hàng online ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không ít người kinh doanh trực tuyến chưa nắm rõ các quy định về nghĩa vụ nộp thuế. Dẫn đến tình trạng bị cơ quan thuế kiểm tra và yêu cầu người bán nộp các khoản thuế còn thiếu trong quá trình kinh doanh. Vậy, nếu doanh nghiệp gặp trường hợp bị truy thu thuế bán hàng online cần phải làm gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết sau đây. Văn bản pháp luật quy định về thuế kinh doanh online Luật Quản lý thuế 2019 – Quy định về việc quản lý các loại thuế và các khoản thu khác liên quan đến ngân sách nhà nước. Thông tư 105/2020/TT-BTC – Hướng dẫn chi tiết về quy trình đăng ký thuế. Thông tư 40/2021/TT-BTC –  Quy định mức thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, và quản lý thuế áp dụng cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Truy thu thuế là gì? Truy thu thuế là quá trình thu hồi các khoản thuế chưa được nộp hoặc nộp

công ty con là gì

Công ty mẹ, công ty con là gì? Ưu nhược điểm công ty mẹ và con

Công ty con là gì? Đây là một khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong cấu trúc quản lý doanh nghiệp. Công ty con không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của công ty mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hiệu quả của toàn bộ tập đoàn. Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết về công ty mẹ công ty con, các ví dụ thực tế về cách các tập đoàn lớn duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường thông qua việc mở rộng các công ty con. Đọc ngay bài viết! Văn bản pháp luật quy định về công ty con(1) Điều 195, Điều 196, Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về định nghĩa công ty mẹ là gì, công ty con là gì, quyền hạn và nghĩa vụ của công ty mẹ với công ty con, trong đó bao gồm trách nhiệm nộp báo cáo tài chính của từng công ty. Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số quy định hạn chế về quyền sở hữu giữa công ty mẹ,

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Giải Đáp: Nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? là vấn đề được các cá nhân, hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ quan tâm. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, quản lý và sự phát triển của doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như mức độ trách nhiệm pháp lý, yêu cầu vốn, và mục tiêu dài hạn của chiến lược kinh doanh. Bài viết dưới đây Dịch vụ thuế 24h sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về 2 loại hình trên. Qua đó, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.  Cơ sở pháp lý  Luật doanh nghiệp 2020 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Quy định về đăng ký hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể là gì? Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân (công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) làm chủ, sử dụng không quá 10 lao

Bài viết mới cùng chuyên mục

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.