Tìm kiếm
Đóng khung tìm kiếm này.

Dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ trọn gói uy tín

dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ trọn gói
Nội dung chính:

Thủ tục thành lập công ty nói chung và thành lập trung tâm ngoại ngữ nói riêng cần chuẩn bị nhiều hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan. Có thể nói, quy trình làm việc khá phức tạp, dễ dẫn đến sai sót, bổ sung. Do đó, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc đăng ký doanh nghiệp, xin giấy phép hoạt động thì có thể lựa chọn dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ trọn gói của Dịch vụ Thuế 24h để tiết kiệm thời gian lẫn chi phí thực hiện nhé! 

Chi phí dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ  

Chi phí dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Dịch vụ Thuế 24h là 25.000.000 đồng. Theo đó, đơn vị chúng tôi sẽ thay bạn hoàn thành các thủ tục pháp lý sau: 

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Soạn và nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty;
  • Khắc con dấu công ty;
  • Bố cáo thành lập doanh nghiệp tại Cổng thông tin quốc gia.

Thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ

  • Tư vấn và kiểm tra miễn phí các điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ;
  • Tư vấn chương trình đào tạo đã được Sở Giáo dục thẩm định;
  • Tư vấn các vấn đề để hoàn thiện cơ sở vật chất;
  • Giải quyết trực tiếp các yêu cầu khi làm việc với Sở Giáo dục.

Thông tin khách hàng cung cấp cho Dịch vụ Thuế 24h

Mặc dù quy trình thực hiện khá phức tạp nhưng bạn chỉ cần cung cấp cho Dịch vụ Thuế 24h các thông tin cơ bản sau:

  • Thông tin dự kiến như: tên, địa chỉ, chi tiết cơ sở vật chất…;
  • Hồ sơ pháp lý giáo viên;
  • Chương trình giảng dạy, đào tạo;
  • Hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC.

Tham khảo: dịch vụ thành lập công ty

Thời gian thực hiện dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ 

Thời gian hoàn thành dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Dịch vụ Thuế 24h như sau:

– 5 ngày: Tiến thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Kết quả nhận được là giấy phép kinh doanh và con dấu;

– 25 ngày: Để thực hiện thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ.

Điều kiện thành lập và cấp phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ

Để được cấp giấy phép thành lập và cấp phép hoạt động, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có quyết định thành lập của người có thẩm quyền;
  • Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5m2/học viên/ca học;
  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, đảm bảo chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.
  • Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; 
  • Có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần đáp ứng về cơ cấu tổ chức của trung tâm ngoại ngữ sau:

  • Giám đốc trung tâm ngoại ngữ: Là người có nhân thân tốt, có năng lực quản lý. Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
  • Giáo viên trung tâm ngoại ngữ: Là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành (giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, giáo viên người Việt Nam, giáo viên bản ngữ). Giáo viên có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm/đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp,…

Quy trình thực hiện dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ

Sử dụng dịch vụthành lập trung tâm ngoại ngữ tại Dịch vụ Thuế 24h, chúng tôi sẽ thay bạn giải quyết các bước sau:

Bước 1: Tư vấn và soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh phù hợp.

Bước 2: Đại diện Dịch vụ Thuế 24h thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ. Đồng thời hỗ trợ tư vấn doanh doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ bao gồm: cơ sở vật chất, nhân sự, xây dựng giáo án…..

Bước 3: Thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động giáo dục – đào tạo ngoại ngữ gồm:

  • Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
  • Quyết định thành lập trung tâm;
  • Nội quy hoạt động của trung tâm;
  • Báo cáo trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm;
  • Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;
  • Danh sách đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;
  • Quy định về học phí, lệ phí;
  • Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.

Lưu ý quan trọng khi hoạt động kinh doanh trung tâm ngoại ngữ 

Ngoài những điều kiện cần phải đáp ứng đầy đủ trên, khi mở trung tâm ngoại ngữ, bạn cần lưu ý đến các vấn đề khác như: 

  • Cơ sở vật chất: Trung tâm ngoại ngữ cần đảm bảo được số phòng tối thiểu, trang bị thiết bị đầy đủ dùng vào việc giảng dạy… 
  • Giấy tờ thuê/ sổ đỏ địa điểm hoạt động trung tâm ngoại ngữ: Doanh nghiệp phải có giấy tờ thuê hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa điểm hoạt động trung tâm ngoại ngữ.
  • Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo của trung tâm ngoại ngữ phải được thẩm định bởi Sở Giáo dục.

Hy vọng rằng, những điều cần biết về dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline của Dịch vụ Thuế 24h. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn quý khách 24/7!

Bài viết mới nhất

tạm ngừng kinh doanh

Quy định mới về thủ tục xin tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Năm 2025, quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh có nhiều điểm mới, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Những thay đổi này nhằm đơn giản hóa quy trình, tăng tính minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Cập nhật thông tin kịp thời giúp doanh nghiệp tránh sai sót, đảm bảo tuân thủ pháp luật và duy trì hoạt động kinh doanh sau thời gian tạm ngừng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các quy định mới, và hướng dẫn thực hiện thủ tục tạm dừng kinh doanh mới nhất hiện nay. Văn bản pháp luật quy định về tạm ngừng kinh doanh: Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Nghị định 126/2020/NĐ-CP: Quy định về quản lý thuế, trong đó có nghĩa vụ thuế khi tạm ngừng hoạt động. Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Liên quan đến lệ phí môn bài khi tạm ngừng hoạt động. Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT: Sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2020: Đưa ra

đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên và các cơ sở dạy thêm phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh để đảm bảo hoạt động hợp pháp. Quy định này nhằm tăng cường quản lý, minh bạch hóa lĩnh vực giáo dục ngoài giờ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Vậy điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm như thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay! Văn bản pháp luật quy định về đăng ký kinh doanh dạy thêm học thêm: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT: Quy định về nguyên tắc, tổ chức, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, đồng thời xác định các trường hợp không được phép tổ chức dạy thêm. Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT: Sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký doanh nghiệp, trong đó có đăng ký hộ kinh doanh. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, trình tự đăng ký hộ kinh doanh, đảm bảo tuân thủ pháp luật khi hoạt động dạy thêm có thu phí.  Quy định về dạy thêm, học thêm

Bản cam kết ATTP có gì khác với giấy chứng nhận VSATTP?

Bản cam kết VSATTP có gì khác với giấy chứng nhận VSATTP?

Trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý hai loại giấy tờ pháp lý quan trọng là bản cam kết an toàn thực phẩm (ATTP) và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Mỗi loại giấy tờ phù hợp từng loại quy mô kinh doanh, kéo theo sự khác biệt trong việc áp dụng và quy định pháp luật cần tuân thủ. Điều này dẫn đến không ít chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phân biệt, dẫn đến sai sót khi thực hiện các thủ tục pháp lý. Vậy, hai loại tài liệu này khác nhau như thế nào? Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để nắm rõ và áp dụng đúng quy định pháp luật. Phân biệt giữa bản cam kết ATTP và giấy chứng nhận VSATTP Bản cam kết an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận VSATTP đều có vai trò quan trọng trong việc xác nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng khác nhau về mục đích và quy trình cấp. Việc hiểu rõ sự khác biệt này giúp doanh

Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế

Hồ sơ và thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế mới nhất

Thủ tục chốt thuế chuyển quận nhằm thông báo cho cơ quan thuế về việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh. Đây cũng là bước quan trọng để đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật đầy đủ và chính xác. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về thông báo thay đổi, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hoàn thành các bước chuyển đổi tại cơ quan thuế.  Vậy, thủ tục chuyển quận thuế 2025 yêu cầu những gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh thuộc các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế: Thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ quận này sang quận khác trong cùng tỉnh/thành phố hoặc đến tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ chi nhánh hạch toán độc lập đến quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

bố cáo là gì

Bố cáo điện tử là gì? Quy định đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, một trong những thủ tục không thể bỏ qua là việc đăng bố cáo thành lập. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ khái niệm bố cáo và các quy định liên quan.  Vậy, bố cáo là gì và có vai trò gì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp? Nội dung bố cáo cần bao gồm những thông tin nào? Và doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định gì khi thực hiện đăng bố cáo? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc, giúp doanh nghiệp thực hiện chính xác quy trình pháp lý. Văn bản pháp luật về bố cáo doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định chi tiết về việc thành lập, quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Nghị định 122/2021/NĐ-CP: Quy định về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, các hình thức xử phạt, mức phạt, và biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, và thủ tục đăng ký doanh

Bài viết mới cùng chuyên mục

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.