Tìm kiếm
Close this search box.

Thuế VAT là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp

Thuế giá trị gia tăng
Nội dung chính:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những loại thuế quan trọng nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh. Đây là một loại thuế gián thu, áp dụng lên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ. 

Vậy cụ thể ai là những đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, cách tính thuế GTGT chính xác nhất,… Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h đọc ngay hướng dẫn chi tiết về thuế GTGT theo cập nhật mới nhất năm 2024 trong bài viết dưới đây!

Cơ sở pháp lý quy định về thuế giá trị gia tăng

Các quy định về thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam gồm các Luật, Nghị định và Thông tư liên quan như sau:

  • Luật Thuế GTGT 2008 (hiệu lực từ 01/01/2009) và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế GTGT như Luật số 31/2013/QH13 (sửa đổi, bổ sung một số điều, hiệu lực từ 01/01/2014), Luật số 71/2014/QH13 (sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế, hiệu lực từ 01/01/2015), và Luật số 106/2016/QH13 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế, hiệu lực từ 01/07/2016).
  • Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT (hiệu lực từ 01/01/2014).
  • Thông tư hướng dẫn Luật Thuế GTGT điển hình như thông tư 219/2013/TT-BTC, thông tư 150/2010/TT-BTC và một số văn bản liên quan.

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế VAT (Value Added Tax), là loại thuế đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Người tiêu dùng là đối tượng chịu thuế này, còn các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thu và nộp thuế cho nhà nước.

thuế gtgt là gì
Thuế giá trị gia tăng là gì

Khi một sản phẩm được sản xuất và bán ra, mỗi công đoạn thêm vào một phần giá trị cho sản phẩm đó, và thuế VAT đánh trên phần giá trị tăng thêm này.

Ví dụ thuế giá trị gia tăng: Nếu một nhà sản xuất làm ra một chiếc bàn với chi phí 100.000 đồng và bán cho nhà bán lẻ với giá 150.000 đồng. Nếu thuế suất VAT là 10%, người tiêu dùng sẽ trả 165.000 đồng, trong đó 15.000 đồng là thuế VAT.

Đặc điểm và vai trò của thuế VAT là gì?

Thuế VAT được đánh giá là một loại thuế gián thu đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia vì có ảnh hưởng trực tiếp đến cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về loại thuế này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ lưu ý bạn đọc về một số đặc điểm và vai trò chủ chốt của thuế giá trị gia tăng. 

Đặc điểm của thuế vat là gì
Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Có 5 đặc điểm chính của thuế giá trị gia tăng:

Thuế GTGT được xem là thuế gián thu

Nghĩa là người tiêu dùng cuối cùng là người chịu thuế, nhưng cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ sẽ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Như vậy, doanh nghiệp cộng thuế vào giá bán, trong khi đó người tiêu dùng sẽ trả thuế khi mua sản phẩm.

Hoạt động theo quy tắc điểm đến

Thuế GTGT được tính tại nơi hàng hóa hoặc dịch vụ được tiêu thụ cuối cùng, bất kể hàng hóa đó được sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này đảm bảo tất cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước đều chịu mức thuế như nhau, công bằng giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu.

Xem thêm: Bạn đang băn khoăn không biết thuế môn bài là gì và có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh? Tại sao phải nộp thuế môn bài? Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn về loại thuế này.

Phạm vi điều tiết khá rộng

Phạm vi điều tiết rộng của thuế GTGT giúp chính phủ có một nguồn thu ổn định và liên tục từ nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. 

Gần như mọi sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta mua hàng ngày đều phải chịu thuế GTGT. Từ thực phẩm, quần áo, điện thoại, đến các dịch vụ như sửa chữa, vận tải và chăm sóc sức khỏe, hầu hết đều phải nộp thuế GTGT.

Áp dụng trên nhiều giai đoạn nhưng không gây trùng lặp

Thuế GTGT được áp dụng ở mọi giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Ví dụ, khi một nhà sản xuất mua nguyên liệu, họ phải trả thuế GTGT cho giá trị của nguyên liệu. Khi họ sản xuất ra sản phẩm và bán nó, họ sẽ tính thuế GTGT trên giá bán sản phẩm, nhưng họ được khấu trừ số thuế đã trả cho nguyên liệu. 

Như vậy, không có phần giá trị nào bị đánh thuế hai lần, thuế GTGT chỉ tính trên giá trị tăng thêm thực sự ở mỗi giai đoạn.

Khấu trừ thuế đầu vào

Doanh nghiệp có thể khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh. Từ đó, tránh tình trạng đánh thuế hai lần trên cùng một giá trị gia tăng và giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp.

Ví dụ về thuế giá trị gia tăng: Một doanh nghiệp sản xuất bàn ghế mua nguyên vật liệu với giá 100 triệu đồng, trong đó thuế GTGT đầu vào là 10 triệu đồng (10%). Sau đó, doanh nghiệp bán bàn ghế cho nhà bán lẻ với giá 150 triệu đồng, trong đó thuế GTGT đầu ra là 15 triệu đồng (10%). Thuế GTGT phải nộp là 15 triệu đồng trừ đi 10 triệu đồng thuế đầu vào đã trả, tức 5 triệu đồng. 

Nhà bán lẻ tiếp tục bán cho người tiêu dùng cuối cùng với giá 200 triệu đồng, trong đó thuế GTGT là 20 triệu đồng. Tổng số thuế GTGT thu được qua các giai đoạn là 20 triệu đồng, bằng với thuế trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Từ những đặc điểm chính như trên, có thể thấy rằng thuế giá trị gia tăng không chỉ là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc điều tiết nền kinh tế và thúc đẩy phát triển xã hội. 

Điểm qua một số vai trò chủ chốt của thuế GTGT là:

  • Là một trong những nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước, giúp chính phủ có tài chính để đầu tư vào các dự án công cộng, y tế, giáo dục và hạ tầng.
  • Hàng xuất khẩu thường được hoàn thuế hoặc không phải chịu thuế GTGT, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, dịch vụ để xuất khẩu, tăng cường cạnh tranh quốc tế.
  • Áp dụng thuế GTGT yêu cầu doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết và sử dụng hóa đơn cho mọi giao dịch, tăng cường tính minh bạch và quản lý tài chính hiệu quả.
  • Với cơ chế khấu trừ thuế đầu vào và đầu ra, thuế GTGT giúp giảm tình trạng trốn thuế, doanh nghiệp chủ động khai báo đầy đủ các giao dịch nhằm được khấu trừ thuế.

Tham khảo thêm: Bạn đang lo lắng về các thủ tục liên quan đến thuế kinh doanh hộ gia đình? Đừng quá lo lắng! Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn bạn từng bước để hoàn thành các thủ tục thuế một cách đơn giản và nhanh chóng.

Đối tượng nào phải nộp và không nộp thuế giá trị gia tăng?

Thuế giá trị gia tăng mặc dù áp dụng rộng rãi, nhưng không phải ai cũng phải nộp loại thuế này. Dưới đây là thông tin những đối tượng cụ thể phải nộp thuế GTGT và những ai được miễn thuế theo quy định hiện hành.

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, có 6 nhóm đối tượng chính phải đóng thuế GTGT theo quy định, đó là(1):

Nhóm đối tượng chính

Mô tả

Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước

Các công ty, doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Việt Nam hoạt động sản xuất và kinh doanh, như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và các tổ chức kinh tế khác.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và hoạt động kinh doanh tại đây, bao gồm sản xuất, dịch vụ và phân phối hàng hóa.

Cá nhân và hộ kinh doanh có hoạt động kinh doanh, sản xuất

Những cá nhân và hộ gia đình tham gia vào hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Người hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Cá nhân hoặc tổ chức nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam để kinh doanh hoặc tiêu dùng.

Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động mua dịch vụ từ nước ngoài

Các tổ chức hoặc cá nhân trong nước mua dịch vụ từ công ty nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Chi nhánh của doanh nghiệp, công ty chế xuất

Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, kể cả khi nhập khẩu và bán ra hoặc xuất khẩu hàng hóa.

Ví dụ minh họa:  Anh Minh nhập khẩu vải từ nước ngoài với giá trị 3 tỷ đồng, anh phải nộp thuế GTGT 10% của 3 tỷ đồng, tức là 300 triệu đồng tại khâu nhập khẩu.

Khi bán quần áo, anh Minh xuất hóa đơn bán hàng với giá bán 5 tỷ đồng, kèm 10% thuế GTGT. Như vậy, khách hàng sẽ thanh toán cho anh Minh tổng số tiền là 5,5 tỷ đồng (bao gồm 5 tỷ đồng giá trị hàng hóa và 500 triệu đồng thuế GTGT).

Lúc này, giá trị gia tăng hàng hóa của anh Minh là 2 tỷ đồng (tức 5 tỷ bán ra so với 3 tỷ tiền vốn mua vào). Như vậy, anh Minh sẽ phải kê khai và nộp lên cơ quan thuế 10% lợi nhuận, tức 200 triệu đồng. 

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng

Quy định tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, được bổ sung, sửa đổi theo Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC, một số nhóm đối tượng điển hình không bắt buộc phải chịu thuế VAT gồm:

  • Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. Ví dụ: Ông Nam là một nông dân trồng lúa. Sản phẩm lúa của ông Nam khi bán ra thị trường sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng vì lúa là sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến.
  • Giống cây trồng, giống vật nuôi bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, và vật liệu di truyền.
  • Dịch vụ tưới tiêu, cày bừa đất, nạo vét kênh mương và thu hoạch nông sản.
  • Muối sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh và muối i-ốt.
  • Bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe, bảo hiểm nông nghiệp, các dịch vụ tài chính, ngân hàng và kinh doanh chứng khoán.
  • Dạy học, dạy nghề bao gồm dạy ngoại ngữ, tin học và các môn nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm: Bạn đang lo lắng về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt một cách chính xác? Đừng quá lo lắng! Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách tính toán thuế tiêu thụ đặc biệt, từ việc xác định đối tượng chịu thuế đến việc áp dụng các công thức tính toán.

Đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

Theo Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, được bổ sung, sửa đổi theo Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC, các nhóm đối tượng chính không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng gồm:

  • Khi góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế GTGT.
  • Khi điều chuyển tài sản giữa các đơn vị phụ thuộc trong cùng một tổ chức hoặc giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cùng một tổ chức.
  • Các khoản thu bao gồm bồi thường tiền mặt, tiền thưởng, hỗ trợ, chi phí chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
  • Dịch vụ mua từ tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, gồm sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại,…
  • Các tổ chức, cá nhân không hoạt động kinh doanh thì không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

Xem thêm: Cùng DỊch Vụ Thuế 24h tìm hiểu các loại thuế doanh nghiệp phải nộp mới nhất hiện nay.

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Cách tính thuế giá trị gia tăng

Hiểu rõ cách tính thuế giá trị gia tăng là cần thiết cho mọi doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vì việc này giúp tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn chi tiết các phương pháp tính thuế GTGT giúp bạn có thể áp dụng hiệu quả vào công việc kinh doanh của mình.

Cách tính thuế VAT
Cách tính thuế giá trị gia tăng

Cách tính thuế VAT bằng phương pháp khấu trừ thuế

Điều kiện để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật và có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT từ một tỷ đồng trở lên. 

Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp này cũng có thể sử dụng, ngoại trừ hộ và cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp tính trực tiếp.

Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Thuế GTGT cần nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Thuế GTGT đầu ra: Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT, được tính bằng công thức: = ∑ (Giá tính thuế x Thuế suất)
  • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định), chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.

Giá tính thuế

Giá tính thuế khác nhau tùy thuộc vào đối tượng hàng hóa, dịch vụ, ví dụ:

  • Hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh: Giá bán chưa có thuế GTGT.
  • Hàng hóa nhập khẩu: Giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế bảo vệ môi trường (nếu áp dụng).
  • Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng: Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh.

Ví dụ về cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế:

Công ty X bán hàng hóa với giá 100 triệu đồng (chưa có thuế GTGT). Thuế suất GTGT là 10%. Công ty mua hàng hóa phục vụ sản xuất với thuế GTGT đầu vào là 8 triệu đồng. Cách tính thuế GTGT phải nộp như sau:

  • Thuế GTGT đầu ra: 100 triệu đồng x 10% = 10 triệu đồng
  • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 8 triệu đồng

Như vậy, thuế GTGT công ty X cần nộp = 10 triệu đồng – 8 triệu đồng = 2 triệu đồng.

Cách tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp trực tiếp

Để xác định số thuế GTGT phải nộp, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp trực tiếp. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán. 

Dưới đây là chi tiết về 2 cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp bạn có thể tham khảo!

Cách tính thuế VAT bằng phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp này thường áp dụng cho:

  • Các doanh nghiệp, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
  • Các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý.

Công thức tính thuế VAT:

Thuế GTGT cần nộp = GTGT x Thuế suất

Trong đó: GTGT = Doanh thu bán ra – Giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua vào

Ví dụ cách tính VAT phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng:

Công ty Y kinh doanh vàng bạc có doanh thu bán ra trong kỳ là 2 tỷ đồng và giá vốn hàng hóa mua vào là 1.8 tỷ đồng. Thuế suất GTGT cho vàng bạc là 10%.

  • GTGT: 2 tỷ đồng – 1.8 tỷ đồng = 200 triệu đồng
  • Thuế GTGT cần nộp: 200 triệu đồng x 10% = 20 triệu đồng

Như vậy, công ty X phải nộp 20 triệu đồng thuế GTGT.

Cách tính thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp trên doanh thu

Phương pháp này áp dụng cho(2):

  • Các hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Các tổ chức, doanh nghiệp có doanh thu dưới ngưỡng quy định (một tỷ đồng) hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Công thức tính thuế GTGT:

Thuế GTGT cần nộp = Doanh thu x Tỷ lệ (%)

Trong đó: Tỷ lệ % được quy định cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh

Tỷ lệ % áp dụng tính thuế GTGT

Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu, không kèm theo nguyên vật liệu

5%

Các hoạt động sản xuất, vận tải và dịch vụ liên quan đến hàng hóa, cũng như xây dựng kèm theo việc cung cấp nguyên vật liệu.

3%

Hoạt động kinh doanh khác

2%

Ví dụ cách tính VAT bằng phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

Một hộ kinh doanh nhỏ lẻ bán hàng tạp hóa có doanh thu trong kỳ là 100 triệu đồng. Tỷ lệ % tính thuế GTGT cho hàng tạp hóa là 1%.

Thuế GTGT phải nộp: 100 triệu đồng x 1% = 1 triệu đồng

Như vậy, hộ kinh doanh này phải nộp 1 triệu đồng thuế GTGT.

Quy trình kê khai nộp thuế giá trị gia tăng

Thủ tục kê khai nộp thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp gồm các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT

Doanh nghiệp cần xác định phương pháp tính thuế phù hợp: phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp. Thông thường, phương pháp khấu trừ áp dụng cho doanh nghiệp có doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT từ một tỷ đồng trở lên hoặc tự nguyện đăng ký.

Trong khi đó, phương pháp trực tiếp thường phổ biến cho hộ, cá nhân kinh doanh hoặc doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện khấu trừ.

Bước 2: Xác định được kỳ khai thuế

Doanh nghiệp xác định kỳ khai thuế là theo tháng hoặc theo quý. Doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng khai thuế theo tháng, dưới 50 tỷ đồng khai thuế theo quý (căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)(3).

Bước 3: Soạn thảo tờ khai thuế

Doanh nghiệp lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý dựa trên hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ. Sau đó, nộp tờ khai cho cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử.

Bước 4: Thực hiện quyết toán thuế

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp của bạn cần thực hiện quyết toán thuế GTGT, cần tính toán tổng số thuế phải nộp và đối chiếu với số thuế đã nộp để xác định số chênh lệch.

Bước 5: Hoàn thuế GTGT (nếu áp dụng)

Nếu doanh nghiệp có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra, doanh nghiệp có thể lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật(4).

Giả sử Công ty Z thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Tại kỳ tính thuế tháng 5/2023, công ty Z có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết là 120 triệu đồng. Công ty sẽ khấu trừ số thuế này vào kỳ tính thuế tháng 6/2023.

Nếu trong các kỳ tính thuế tháng 6/2023, tháng 7/2023 và tháng 8/2023, công ty Z vẫn chưa khấu trừ hết số thuế GTGT, công ty sẽ tiếp tục chuyển số thuế chưa được khấu trừ để khấu trừ vào các kỳ tính thuế tháng 9/2023 và các tháng tiếp theo cho đến khi khấu trừ hết.

Nộp thuế giá trị gia tăng
Quy trình kê khai nộp thuế giá trị gia tăng

Quy định về thuế GTGT 2024 có những điểm gì mới?

Năm 2024, thuế giá trị gia tăng có những thay đổi quan trọng. Các mức thuế suất, chính sách giảm 2% thuế suất cho một số hàng hóa, dịch vụ có thời hạn, hạn nộp hồ sơ thuế,… cũng được điều chỉnh linh hoạt hơn.

Cụ thể các lưu ý cần nhớ như sau:

  • Giảm 2% thuế suất GTGT cho một số hàng hóa, dịch vụ từ 01/01/2024 đến 30/6/2024. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2024, thuế suất sẽ có 4 mức: 0%, 5%, 8%, 10%. Còn nửa cuối năm 2024 sẽ áp dụng 3 mức: 0%, 5%, 10%, nếu không có văn bản điều chỉnh tiếp tục giảm thuế.
  • Các mức thuế suất mới gồm 0%, 5%, 8%, và 10% được áp dụng như sau:

Mức thuế suất

Áp dụng cho

0%

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế, ngoại trừ một số dịch vụ tài chính và chuyển nhượng

5%

Nước sạch, thực phẩm tươi sống, thiết bị y tế, giáo cụ, hoạt động văn hóa, thể thao,…

8%

Tạm thời áp dụng cho một số hàng hóa, dịch vụ từ ngày 01/01/2024 đến 30/6/2024 theo Nghị quyết 110/2023/QH15

10%

Hàng hóa, dịch vụ không thuộc nhóm 0% và 5%

  • Hạn nộp hồ sơ thuế cần tuân thủ theo Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 
    • Theo tháng: Hạn trễ nhất rơi vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
    • Theo quý: Trễ nhất là ngày cuối cùng thuộc tháng đầu của quý tiếp theo.

Sự khác biệt giữa hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và chịu thuế suất 0%

Sự khác biệt giữa hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và chịu thuế suất 0% được thể hiện rõ qua các điểm sau:

Về đối tượng áp dụng

  • Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT: Bao gồm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến và một số vật tư cần thiết cho các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp. Thường khuyến khích doanh nghiệp phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước.

Ví dụ: Cơ sở sản xuất thực phẩm cung cấp nguyên liệu cho các chương trình khuyến khích nông nghiệp phát triển. Nguyên liệu này không chịu thuế GTGT vì được coi là hàng hóa không chịu thuế.

  • Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0%: Áp dụng cho xuất khẩu, xây dựng ở nước ngoài và trong khu phi thuế quan, vận tải quốc tế và một số trường hợp đặc biệt như tái bảo hiểm ra nước ngoài. Chính sách thuế suất 0% thường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.

Ví dụ: Một công ty sản xuất đèn LED xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia khác. Các đèn LED này được áp dụng thuế suất 0% khi xuất khẩu, giúp công ty tăng cường hoạt động xuất khẩu mà không phải chịu thuế GTGT.

Về nghĩa vụ kê khai thuế

  • Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT: Không phải kê khai thuế GTGT vì không thuộc đối tượng chịu thuế.
  • Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0%: Vẫn phải kê khai thuế GTGT vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Về khấu trừ và hoàn thuế

  • Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT: Doanh nghiệp không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ.
  • Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0%: Doanh nghiệp được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh.

Tham khảo thêm: Bạn có biết rằng việc hoàn thuế giá trị gia tăng không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn góp phần tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu thêm về những lợi ích của dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng tại Dịch Vụ Thuế 24h

Một số câu hỏi thường gặp về thuế giá trị gia tăng

Công ty không kinh doanh bất động sản nhưng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải kê khai thuế GTGT không?

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải kê khai thuế GTGT. Quy định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân mà không phụ thuộc vào việc có kinh doanh bất động sản hay không. 

Nhà tôi có nuôi 20 con lợn, sau khi bán tôi có phải nộp thuế GTGT không?

Nếu nhà bạn chỉ chăn nuôi và bán lợn, chúng chỉ mới qua giai đoạn chế biến cơ bản, không được chế biến thành các sản phẩm khác thì bạn không phải nộp thuế GTGT.

Đây là trường hợp của sản phẩm chăn nuôi chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, không áp dụng thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi và bổ sung theo Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016(5)

Như vậy, thuế giá trị gia tăng áp dụng trên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất và phân phối. Việc tuân thủ quy định về thuế GTGT là bắt buộc, giúp doanh nghiệp tránh phạt pháp lý cũng như tạo ra lợi ích to lớn như tối ưu hóa chi phí và tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Dịch Vụ Thuế 24h là đơn vị tư vấn thuế, kế toán trọn gói và chuyên nghiệp tại TP. HCM. Với hơn 11 năm kinh nghiệm, chúng tôi đảm bảo cung cấp dịch vụ tư vấn thuế, kê khai báo cáo thuế GTGT và nhiều thủ tục pháp lý phức tạp khác cho quý khách hàng doanh nghiệp gần xa. Gọi ngay đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình tại Dịch Vụ Thuế 24h ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất!


*Nguồn tham khảo:

(1) https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/-thue-gia-tri-gia-tang-la-gi-nhung-ai-phai-dong-thue-gia-tri-gia-tang-1063.html#ai-la-nguoi-phai-dong-thue-gia-tri-gia-tang-1

(2) https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/tu-van-phap-luat/47746/cach-tinh-thue-gtgt-theo-phuong-phap-truc-tiep-nam-2023

(3) https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A0608-hd-doanh-thu-duoi-50-ty-ke-khai-thue-theo-quy-hay-theo-thang-chuyen-tu-ke-khai-thue-theo-thang-sang-qu.html

(4) https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/giai-doan/dieu-kien-va-ho-so-hoan-thue-gia-tri-gia-tang-trong-doanh-nghiep-tu-nhan/2569.html

(5) https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/-thue-gia-tri-gia-tang-la-gi-nhung-ai-phai-dong-thue-gia-tri-gia-tang-1063.html#ban-trai-cay-do-nha-tu-trong-thi-co-phai-chiu-thue-gia-tri-gia-tang-khong-2

Bài viết mới nhất

Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế

Hồ sơ và thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế mới nhất

Thủ tục chốt thuế chuyển quận nhằm thông báo cho cơ quan thuế về việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh. Đây cũng là bước quan trọng để đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật đầy đủ và chính xác. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về thông báo thay đổi, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hoàn thành các bước chuyển đổi tại cơ quan thuế.  Vậy, thủ tục chuyển quận thuế 2024 yêu cầu những gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh thuộc các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế: Thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ quận này sang quận khác trong cùng tỉnh/thành phố hoặc đến tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ chi nhánh hạch toán độc lập đến quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

bố cáo là gì

Bố cáo điện tử là gì? Quy định đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, một trong những thủ tục không thể bỏ qua là việc đăng bố cáo thành lập. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ khái niệm bố cáo và các quy định liên quan.  Vậy, bố cáo là gì và có vai trò gì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp? Nội dung bố cáo cần bao gồm những thông tin nào? Và doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định gì khi thực hiện đăng bố cáo? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc, giúp doanh nghiệp thực hiện chính xác quy trình pháp lý. Văn bản pháp luật về bố cáo doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định chi tiết về việc thành lập, quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Nghị định 122/2021/NĐ-CP: Quy định về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, các hình thức xử phạt, mức phạt, và biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, và thủ tục đăng ký doanh

truy thu thuế bán hàng online

Các quy định về truy thu và đóng thuế bán hàng online cần biết

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, việc bán hàng online ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không ít người kinh doanh trực tuyến chưa nắm rõ các quy định về nghĩa vụ nộp thuế. Dẫn đến tình trạng bị cơ quan thuế kiểm tra và yêu cầu người bán nộp các khoản thuế còn thiếu trong quá trình kinh doanh. Vậy, nếu doanh nghiệp gặp trường hợp bị truy thu thuế bán hàng online cần phải làm gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết sau đây. Văn bản pháp luật quy định về thuế kinh doanh online Luật Quản lý thuế 2019 – Quy định về việc quản lý các loại thuế và các khoản thu khác liên quan đến ngân sách nhà nước. Thông tư 105/2020/TT-BTC – Hướng dẫn chi tiết về quy trình đăng ký thuế. Thông tư 40/2021/TT-BTC –  Quy định mức thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, và quản lý thuế áp dụng cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Truy thu thuế là gì? Truy thu thuế là quá trình thu hồi các khoản thuế chưa được nộp hoặc nộp

công ty con là gì

Công ty mẹ, công ty con là gì? Ưu nhược điểm công ty mẹ và con

Công ty con là gì? Đây là một khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong cấu trúc quản lý doanh nghiệp. Công ty con không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của công ty mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hiệu quả của toàn bộ tập đoàn. Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết về công ty mẹ công ty con, các ví dụ thực tế về cách các tập đoàn lớn duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường thông qua việc mở rộng các công ty con. Đọc ngay bài viết! Văn bản pháp luật quy định về công ty con(1) Điều 195, Điều 196, Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về định nghĩa công ty mẹ là gì, công ty con là gì, quyền hạn và nghĩa vụ của công ty mẹ với công ty con, trong đó bao gồm trách nhiệm nộp báo cáo tài chính của từng công ty. Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số quy định hạn chế về quyền sở hữu giữa công ty mẹ,

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Giải Đáp: Nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? là vấn đề được các cá nhân, hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ quan tâm. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, quản lý và sự phát triển của doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như mức độ trách nhiệm pháp lý, yêu cầu vốn, và mục tiêu dài hạn của chiến lược kinh doanh. Bài viết dưới đây Dịch vụ thuế 24h sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về 2 loại hình trên. Qua đó, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.  Cơ sở pháp lý  Luật doanh nghiệp 2020 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Quy định về đăng ký hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể là gì? Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân (công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) làm chủ, sử dụng không quá 10 lao

Bài viết mới cùng chuyên mục

Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Cách tra cứu người phụ thuộc của cá nhân online và trực tiếp

Để giảm bớt gánh nặng cho người nộp thuế, Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14(1) của Quốc hội đã quy định, tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc lên mức 4,4 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 cũng đã điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu, mở rộng đối tượng […]

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.