Tìm kiếm
Đóng khung tìm kiếm này.

3 Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất 2025

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Nội dung chính:

Quyết định số 20/QĐ-TTG ban hành vào tháng 01/2012, của Thủ tướng Chính phủ đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực nâng cao an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Với “Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Chính phủ cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được cấp phép đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). 

Vậy có bao nhiêu mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định Nhà nước đang hiện hành? Làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm ra sao?

Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích:

  • Phân loại và bố cục các mẫu giấy chứng nhận VSATTP
  • Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép VSATTP cho doanh nghiệp
  • Dịch Vụ Thuế 24h – Đơn vị hỗ trợ xin cấp mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
  • Các thông tin liên quan khác về thủ tục và quy trình đăng ký giấy chứng nhận VSATTP

Hãy cùng nhau tìm hiểu về mẫu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo đảm quyền lợi và sức khỏe cho người tiêu dùng Việt.

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một văn bản được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhằm xác nhận rằng một doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến, và kinh doanh thực phẩm. 

Bộ quy định này được nêu ở trong Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 của Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2011.

Hiện nay, Nhà nước cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo hai hình thức: văn bản giấy và bản điện tử. Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép VSATTP, được nêu trong Điều 35 Luật An toàn thực phẩm, gồm có: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Y Tế, Bộ Công Thương. Theo đó, các thông tin trên giấy sẽ tùy thuộc vào từng quy định cụ thể của cơ quan quản lý và ngành nghề kinh doanh của bạn.

Các nội dung được thể hiện trên mẫu giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định

Như đã nhắc đến ở phần trên, bố cục của mẫu giấy phép sẽ do mỗi cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nội dung chi tiết sẽ tương ứng với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của cơ sở xin giấy phép.

Vậy doanh nghiệp bạn thuộc quản lý của cơ quan nào? Cùng tìm hiểu những loại hình kinh doanh phù hợp với mỗi mẫu giấy chứng nhận VSATTP:

  • Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ NN&PTNT cấp:
    • Phù hợp cho các cơ sở sản xuất ban đầu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, muối.
    • Bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm tuân thủ các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mẫu giấy chứng nhận VSATTP bộ NN&PTNT
Mẫu giấy chứng nhận VSATTP bộ NN&PTNT
  • Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y Tế cấp:
    • Áp dụng cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
    • Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và phòng tránh lây lan các dịch bệnh nguy hiểm trong cộng đồng.
Mẫu giấy chứng nhận VSATTP bộ Y Tế
Mẫu giấy chứng nhận VSATTP bộ Y Tế
  • Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp:
    • Dành cho các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thực phẩm công nghiệp và thương mại.
    • Đảm bảo quy trình sản xuất, chế biến, và kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.
Mẫu giấy chứng nhận VSATTP bộ công thương
Mẫu giấy chứng nhận VSATTP bộ công thương

Ngoài ra, nếu bạn là chủ hộ kinh doanh cá thể, có thể tìm hiểu chi tiết về Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh tại bài viết này.

Tham khảo danh sách một số sản phẩm cụ thể cần được cấp giấy phép VSATTP trong sản xuất và kinh doanh sau:

Nơi cấp giấy chứng nhận VSATTP

Ví dụ sản phẩm phù hợp

Bộ NN&PTNT

  • Rau, củ, quả
  • Sản phẩm từ trứng, sữa tươi, mật ong
  • Sản phẩm thủy sản
  • Sản phẩm thịt
  • Gia vị muối, đường
  • Chè, Cà phê, Ca cao, Hạt tiêu, Hạt điều,…
  • Ngũ cốc
  • Thực phẩm biến đổi gen
  • Thực phẩm nông sản khác
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
  • Nước uống đóng chai, nước khoáng, nước đá

Bộ Y Tế

  • Thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe
  • Thực phẩm nhập khẩu
  • Các vi chất bổ sung vào thực phẩm
  • Các chất phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
  • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm
  • Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT

Bộ Công Thương

  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
  • Bánh, mứt, kẹo
  • Sản phẩm làm từ bột, tinh bột
  • Dầu thực vật
  • Sản phẩm từ sữa chế biến
  • Nước giải khát
  • Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn

*Xem thêm danh mục sản phẩm/ nhóm sản phẩm đầy đủ tại Phụ lục II, III, IV kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2018 của Chính phủ.

Ví dụ trường hợp cụ thể:

Một cửa hàng tạp hóa chuyên bán các mặt hàng nước giải khát, bánh kẹo,… tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP) từ Bộ Công Thương. Mẫu giấy chứng nhận của họ sẽ chứa các thông tin cơ bản như:

  • Quốc hiệu – Tiêu ngữ nước Việt Nam: In đậm và rõ nét ở góc trên cùng bên trái để đại diện cho nguồn gốc sản phẩm.
  • Tên giấy chứng nhận: “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
  • Tên cơ quan cấp chứng nhận: Bộ Công Thương, đơn vị có thẩm quyền cấp phép trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
  • Thông tin doanh nghiệp được cấp chứng nhận: Tên chủ cơ sở, địa chỉ, số điện thoại, Fax của cửa hàng.
  • Phạm vi chứng nhận (Lĩnh vực kinh doanh): Sản xuất và kinh doanh thực phẩm; bán buôn, bán lẻ nhóm sản phẩm trong danh mục.
  • Mã số chứng nhận, ngày cấp, ngày hết hạn: Mã số giấy phép và thời hạn cụ thể giấy phép có hiệu lực (thường là 3 năm kể từ ngày cấp).
  • Chữ ký và con dấu đỏ của đại diện cơ quan cấp chứng nhận.

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Quy trình làm hồ sơ xin cấp các mẫu giấy chứng nhận VSATTP đều được đồng bộ theo các quy định của Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, và Bộ NN&PTNT. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép VSATTP:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu yêu cầu theo Khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND quận, huyện cấp.
  • Bản thuyết minh mô tả về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm, đính kèm bản vẽ bố trí nơi sản xuất (nếu có).
  • Giấy xác nhận chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm đủ điều kiện sức khỏe, do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm đã hoàn thành tập huấn kiến thức về VSATTP.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký lên cơ quan cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương

Với sự đa dạng của các sản phẩm thực phẩm, việc chuẩn bị hồ sơ đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận. Bạn cần lưu ý các thành phần cụ thể của hồ sơ theo lĩnh vực, sản phẩm thuộc quản lý của mỗi cơ quan có thẩm quyền như sau:

  • Doanh nghiệp khi nộp hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Bộ Y Tế phải tuân theo quy định của Nghị Định số 155/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2018.
  • Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ được xử lý dựa trên Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ban hành ngày 25/12/2018.
  • Các doanh nghiệp khi nộp hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Bộ Công Thương cần tuân thủ theo Nghị Định 17/2020/NĐ-CP ban hành ngày 05/02/2020.

Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký cấp giấy chứng nhận VSATTP

Bạn có thể thanh toán trực tiếp tại văn phòng đăng ký, thanh toán trực tuyến hoặc thông qua dịch vụ bưu chính. Tuỳ từng loại hình kinh doanh mà lệ phí áp dụng sẽ khác nhau.

Chi phí đăng ký mẫu giấy chứng nhận vsattp
Chi phí đăng ký mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và đánh giá

Sau khi cơ quan thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, họ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ của bạn trong vòng 15 ngày làm việc. Quá trình này bao gồm các công tác: 

  • Xử lý, đánh giá hồ sơ đã tiếp nhận.
  • Gửi thông báo bổ sung thông tin, sửa đổi giấy tờ trong trường hợp cần thiết.
  • Thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh để kiểm tra điều kiện thực tế có đáp ứng tiêu chuẩn cấp phép VSATTP.
  • Nhận kết quả kiểm tra và khắc phục các lỗi chưa đạt yêu cầu trong vòng 30 ngày sau thanh tra.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Nếu cơ sở của bạn đã đạt điều kiện cấp phép, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo cho bạn tới nhận giấy chứng nhận trong vòng 5 ngày làm việc (trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết và ngày nghỉ theo quy định).

Quy trình xin mẫu giấy chứng nhận VSATTP
Quy trình xin mẫu giấy chứng nhận VSATTP

Trên đây là quy trình xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm cập nhật mới nhất. Nhằm giúp bạn tránh gặp phải tình trạng bối rối trước thủ tục giấy tờ rắc rối này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cung cấp hai mẫu đơn quan trọng dưới đây để bạn tham khảo.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở VSATTP

Hiện nay, bạn có thể sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt VSATTP theo Mẫu số 01 trong Phụ lục I đính kèm Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Đơn đề nghị cần khai báo chính xác đầy đủ thông tin để thể hiện tính cam kết an toàn thực phẩm cũng như tuân thủ các quy định của Chính phủ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…………, ngày …. tháng …. năm 20….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Kính gửi: ……………………………………………….

Họ và tên chủ cơ sở: …………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tên cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận: ………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ cơ sở sản xuất: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………….Fax: ………………………………………………………………………………………………

Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sản xuất (loại thực phẩm và dạng sản phẩm…):

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Các hồ sơ cần thiết khác

Ngoài mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở VSATTP như ở trên, bạn cần gửi kèm hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao chứng thực Giấy Đăng Ký Kinh Doanh.
  • Bản thuyết minh cơ sở vật chất VSATTP.
  • Bản sao chứng thực của các loại Giấy Chứng Nhận GMP, SSOP, HACCP (nếu có).
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh.
  • Bản sao mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm mới nhất của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh
Mẫu giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm mới nhất
Hồ sơ xin cấp mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Lưu ý khi làm đơn đề nghị cấp mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Khi chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần tuân thủ những lưu ý quan trọng sau:

  • Đảm bảo điền đúng và chính xác thông tin của doanh nghiệp trong mẫu đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm để tránh những sai sót không cần thiết.
  • Dành thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả các giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của cơ quan chủ quản trước khi nộp hồ sơ đăng ký. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và tăng khả năng thành công nhận giấy phép.
  • Đảm bảo ngành nghề đăng ký không thuộc trường hợp ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định pháp luật.
  • Tên đăng ký doanh nghiệp cần được đặt theo quy định, bao gồm cả loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp. Điều này giúp xác định rõ vị thế và tính chất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Xác định chính xác cơ quan thẩm quyền cấp chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh. Tránh nhầm lẫn địa điểm nộp hồ sơ và mất thêm chi phí đăng ký.

Dịch vụ xin cấp mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Dịch Vụ Thuế 24h

Thủ tục pháp lý và chuẩn bị hồ sơ xin cấp mẫu giấy chứng nhận tại Việt Nam luôn rất phức tạp. Các chủ doanh nghiệp thường tốn nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là với những trường hợp không nắm rõ quy định và không có kinh nghiệm làm việc với cơ quan Nhà nước. Do đó, dịch vụ xin cấp mẫu giấy phép VSATTP chính là giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị uy tín và chuyên nghiệp để làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Dịch Vụ Thuế 24h luôn đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trên hành trình này. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về quy trình cấp phép, chúng tôi tự hào đã hỗ trợ thành công nhiều khách hàng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Với phương châm “Độc lập – Tin cậy – Hiệu quả – Khách quan”, chúng tôi tin rằng sự minh bạch trong chi phí là cơ sở để xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy với quý khách hàng.

Sau đây là chi phí tham khảo dành cho bạn:

  • Đối với các cơ sở là công ty: mức phí dịch vụ từ 12 triệu đồng.
  • Đối với các cơ sở là hộ kinh doanh: chi phí sẽ từ 10 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phí có thể biến động tùy thuộc vào khảo sát của cơ quan có thẩm quyền. Liên hệ chúng tôi để nhận báo giá dịch vụ chi tiết theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn Dịch Vụ Thuế 24h làm đối tác. Chúng tôi đem đến dịch vụ giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chất lượng cao với cam kết:

  • 100% khách hàng của chúng tôi đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối, kể cả sau khi hợp đồng đã hết hạn.
  • Không có bất kỳ chi phí phát sinh nào ngoài hợp đồng.
  • Hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ lỗi phát sinh liên quan đến hợp đồng hoặc giấy tờ mà chúng tôi cung cấp.

Câu hỏi thường gặp về mẫu giấy chứng nhận VSATTP

Thời hạn của mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực bao lâu?

Để phòng tránh việc bị xử phạt, các chủ thể kinh doanh thường luôn quan tâm đến câu hỏi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu. Theo quy định của Nhà nước, thời hạn hiệu lực của các mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 3 năm kể từ ngày cấp. Bạn có thể tìm thấy thông tin chính xác về ngày cấp và ngày hết hạn ở góc cuối bên trái giấy phép được cấp. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần duy trì các yêu cầu tiêu chuẩn trong suốt thời gian hiệu lực của chứng chỉ. Cơ quan Nhà nước có quyền cử đoàn thẩm định tới đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất và kinh doanh trong khoảng thời gian ngẫu nhiên hoặc định kỳ mỗi năm 1 lần. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép trong khoảng 6 tháng trước khi hết hiệu lực.

Cơ quan nào có thẩm quyền đánh giá hồ sơ, thông báo về tính hợp lệ và kết quả trong quá trình kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm?

Bạn đang thắc mắc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền đánh giá hồ sơ? Câu trả lời là tùy theo lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề sản xuất, bạn sẽ nộp hồ sơ xin cấp phép ATTP lên một trong ba cơ quan sau: Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ và thông báo kết quả kiểm tra VSATTP trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Nơi cấp giấy chứng nhận VSATTP
Nơi cấp giấy chứng nhận VSATTP

Cơ quan nào có thẩm quyền chịu trách nhiệm cho việc cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm cho việc cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam bao gồm:

  • Bộ Y Tế: Cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở chế biến thức ăn và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cấp phép cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối.
  • Bộ Công Thương: Cấp phép cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm công nghiệp và thương mại.

Các cơ quan này có vai trò quản lý chặt chẽ để đảm bảo rằng các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi được cấp phép.

Như vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu về mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và những thông tin cập nhật mới nhất năm 2025. Việc có một chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm không chỉ nâng cao uy tín doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định sự an tâm của người tiêu dùng. 

Để biết thêm chi tiết và nhận tư vấn chính xác nhất về thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm, hãy liên hệ ngay với Dịch Vụ Thuế 24h. Chúng tôi hân hạnh đồng hành cùng Quý khách trên con đường thành công và phát triển bền vững!

Bài viết mới nhất

định danh điện tử cho doanh nghiệp

Cách đăng ký định danh điện tử online cho doanh nghiệp trên VNeID

Trong thời đại chuyển đổi số, định danh điện tử đã trở thành công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các giao dịch hành chính trực tuyến một cách an toàn, minh bạch và hiệu quả.  Với ứng dụng VNeID do Bộ Công an phát triển, doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký và sử dụng tài khoản định danh điện tử để quản lý hồ sơ, ký số, và thực hiện các thủ tục pháp lý.  Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết từng bước cách đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp trên VNeID, đồng thời giải đáp các thắc mắc phổ biến. Với sự hỗ trợ từ Dịch Vụ Thuế 24h – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kế toán, luật, và thuế doanh nghiệp, bạn sẽ hoàn thành quy trình nhanh chóng và chính xác. Văn bản pháp luật quy định về định danh điện tử cho doanh nghiệp: Nghị định 69/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc định danh và xác thực điện tử Định danh điện tử là gì và tại sao doanh nghiệp cần thực hiện? Định danh điện tử

thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thủ tục thay đổi, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn FDI chất lượng, IRC trở thành một tấm hộ chiếu cho doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập thị trường hơn 100 triệu dân.  Tuy nhiên, khi chiến lược kinh doanh thay đổi, khi nhà đầu tư mới góp vốn, hoặc ngành nghề được mở rộng – doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là bước pháp lý quan trọng, không thể làm qua loa nếu doanh nghiệp muốn duy trì tính hợp pháp và thuận lợi trong vận hành dự án đầu tư tại Việt Nam. Không ít doanh nghiệp đã gặp vướng mắc chỉ vì sai sót nhỏ trong hồ sơ. Bài viết dưới đây Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn nhà đầu tư nhận diện đúng trường hợp cần điều chỉnh và thủ tục thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Tìm hiểu chi tiết! Văn bản pháp luật quy định thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Luật Đầu tư 2020 Luật Doanh nghiệp 2020 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Giấy chứng

Doanh nghiệp cần làm gì khi sáp nhập tỉnh

Sáp nhập đơn vị hành chính, doanh nghiệp cần làm gì?

​Tính đến tháng 4/2025, Việt Nam đang triển khai kế hoạch sáp nhập 52 tỉnh, thành phố để hình thành 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, theo Nghị quyết 60-NQ/TW. Mục tiêu là tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.  Đáng chú ý, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (tỉnh và xã) được đề xuất, loại bỏ cấp huyện để đơn giản hóa hệ thống hành chính. Đồng thời, việc lấy ý kiến nhân dân được thực hiện qua nhiều hình thức như phát phiếu, họp dân và trực tuyến. Dự kiến, các đề án sáp nhập sẽ được trình Bộ Nội vụ trước ngày 1/5/2025. Việc sáp nhập tỉnh không chỉ là thay đổi về địa giới hành chính mà còn ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức chính quyền, phân bổ nguồn lực và đời sống người dân. Đối với doanh nghiệp, đây là bước ngoặt không thể xem nhẹ.  Đây là thời điểm các doanh nghiệp cần chủ động rà soát lại hồ sơ pháp lý, chuẩn bị phương án cập nhật và theo sát diễn biến chính sách mới.

tạm ngừng kinh doanh

Quy định mới về thủ tục xin tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Năm 2025, quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh có nhiều điểm mới, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Những thay đổi này nhằm đơn giản hóa quy trình, tăng tính minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Cập nhật thông tin kịp thời giúp doanh nghiệp tránh sai sót, đảm bảo tuân thủ pháp luật và duy trì hoạt động kinh doanh sau thời gian tạm ngừng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các quy định mới, và hướng dẫn thực hiện thủ tục tạm dừng kinh doanh mới nhất hiện nay. Văn bản pháp luật quy định về tạm ngừng kinh doanh: Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Nghị định 126/2020/NĐ-CP: Quy định về quản lý thuế, trong đó có nghĩa vụ thuế khi tạm ngừng hoạt động. Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Liên quan đến lệ phí môn bài khi tạm ngừng hoạt động. Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT: Sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2020: Đưa ra

đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên và các cơ sở dạy thêm phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh để đảm bảo hoạt động hợp pháp. Quy định này nhằm tăng cường quản lý, minh bạch hóa lĩnh vực giáo dục ngoài giờ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Vậy điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm như thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay! Văn bản pháp luật quy định về đăng ký kinh doanh dạy thêm học thêm: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT: Quy định về nguyên tắc, tổ chức, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, đồng thời xác định các trường hợp không được phép tổ chức dạy thêm. Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT: Sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký doanh nghiệp, trong đó có đăng ký hộ kinh doanh. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, trình tự đăng ký hộ kinh doanh, đảm bảo tuân thủ pháp luật khi hoạt động dạy thêm có thu phí.  Quy định về dạy thêm, học thêm

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.