Tìm kiếm
Close this search box.

Mã số thuế là gì? Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp 2024

Mã số thuế là gì?
Nội dung chính:

Trong ba tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 490.196 tỷ đồng, vượt xa dự toán và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023(1). Điều này phản ánh sự quyết liệt và hiệu quả trong công tác quản lý thuế cũng như việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. 

Để theo dõi các số liệu trên và quản lý thông tin nộp thuế trên cả nước, mỗi doanh nghiệp và cá nhân nộp thuế đều cần có một mã số thuế (MST). Có thể nói, MST đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường nguồn thu ngân sách và phát triển kinh tế.

Vậy mã số thuế là gì? Quy định đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp và cá nhân như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về khái niệm các loại mã số thuế và hướng dẫn thủ tục đăng ký và tra cứu chính xác MST doanh nghiệp và MST cá nhân. Cùng tìm hiểu ngay với Dịch Vụ Thuế 24h.

Nội Dung Chính

Mã số thuế là gì?

Mã số thuế (tax code) là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự được cấp bởi cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Nó dùng để xác định và phân biệt cá nhân hoặc tổ chức nộp thuế, kể cả những người tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 105/2020/TT-BTC, mã số thuế thường bao gồm hai phần: một phần chứa mười chữ số theo cấu trúc cố định và một phần chứa ba chữ số thứ tự. Cụ thể cấu trúc như sau: 

N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 – N11N12N13

Trong đó:

  • Hai chữ số đầu N1N2 chỉ số phân khoảng của mã số thuế.
  • Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 tuân theo một cấu trúc xác định, tăng dần từ 0000001 đến 9999999.
  • Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
  • Ba chữ số N11N12N13 biểu thị các số thứ tự từ 001 đến 999.
  • Dấu gạch ngang (-) là ký tự phân tách giữa nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
mst công ty
Hình minh họa cấu trúc mã số thuế công ty (sưu tầm)

Các loại mã số thuế

Hiện nay, có hai loại mã số thuế chính bao gồm: mã số thuế cá nhân và mã số thuế doanh nghiệp. Mỗi loại mã số thuế có cấu trúc và mục đích sử dụng khác nhau.

Các loại mã số thuế
Các loại mã số thuế

Mã số thuế doanh nghiệp

Mã số thuế doanh nghiệp là gì?

Mã số thuế doanh nghiệp đồng thời là mã số doanh nghiệp theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Đây là một dãy số có 10 chữ số được cấp cho doanh nghiệp ngay khi thành lập bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Mã số này thường được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ tài chính khác đối với doanh nghiệp. Qua mã số này, các cơ quan chức năng có thể xác định và theo dõi thông tin về doanh nghiệp, giúp việc quản lý và thực thi các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

Quy định về mã số thuế doanh nghiệp

  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sẽ được cấp một mã số thuế duy nhất, và không được sử dụng lại cho bất kỳ doanh nghiệp nào khác.
  • MST được sử dụng để kê khai, nộp các loại thuế như thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), lệ phí môn bài,… cũng như thực hiện các nghĩa vụ thuế khác.
  • Trong trường hợp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, MST phụ thuộc sẽ được cấp kèm với các mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và mã số địa điểm kinh doanh.
  • Nếu doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, MST sẽ được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • MST doanh nghiệp cần được ghi trên hóa đơn, chứng từ, tài liệu và hợp đồng khi thực hiện các giao dịch kinh doanh và mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng.

Mã số thuế cá nhân

Mã số thuế cá nhân là gì?

Mã số thuế cá nhân là một dãy số độc nhất được cấp cho mỗi cá nhân có thu nhập cụ thể. Theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019, mã số này bao gồm 10 hoặc 13 chữ số và ký tự khác, được cơ quan thuế cấp để quản lý việc nộp thuế của cá nhân.

Mã số thuế cá nhân chủ yếu được sử dụng để kê khai mọi khoản thu nhập của cá nhân và nộp thuế tương ứng vào ngân sách nhà nước. Điều này bao gồm thuế thu nhập cá nhân từ lương, thu nhập từ kinh doanh, đầu tư, bất động sản, và các nguồn thu nhập khác.

Ví dụ, anh A là một nhân viên văn phòng 25 tuổi, phải đăng ký mã số thuế cá nhân để kê khai thu nhập từ lương. Anh A cần điền vào mẫu đăng ký MST được cung cấp bởi cơ quan thuế, nêu rõ thông tin cá nhân như có người phụ thuộc hay không và thu nhập hiện tại của mình. Sau đó, cơ quan thuế sẽ xem xét và cấp cho anh ta một mã số thuế cá nhân.

Lưu ý: Mã số thuế có liên quan trực tiếp đến việc kê khai thu nhập và đóng thuế, do đó, nếu cá nhân có bất kỳ thay đổi nào về mst của mình, hãy nhanh chóng cập nhật mã số thuế cá nhân để đảm bảo tính chính xác và tránh được các rủi ro hay sai sót không đáng có.

Quy định cấp mã số thuế cá nhân

  • MST cá nhân 10 chữ số: Được cấp cho cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau như tiền lương, tiền công, kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng,… Ví dụ: Người lao động nhận tiền lương hàng tháng sẽ có MST cá nhân 10 chữ số.
  • MST cá nhân 13 chữ số: Dành cho cá nhân có thu nhập từ các nguồn đặc biệt như hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam, chuyển nhượng vốn, thu nhập kiều hối,… Ví dụ: Việt kiều Mỹ có thu nhập từ tiệm nail tại Mỹ sẽ có MST cá nhân 13 chữ số.
  • Mã số thuế cá nhân giúp:
    • Cơ quan thuế xác định thông tin cá nhân của người nộp thuế và quản lý số thuế đã nộp hoặc cần nộp.
    • Thể hiện trách nhiệm của công dân với quốc gia sinh sống và làm việc.
  • Cấp mã số thuế:
    • Mỗi cá nhân được cấp một MST duy nhất trong suốt cuộc đời.
    • Người phụ thuộc cũng được cấp MST để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế. Để đảm bảo tính chính xác và thuận tiện, người nộp thuế có thể thực hiện tra cứu mã số thuế người phụ thuộc thông qua các hệ thống tra cứu trực tuyến, giúp việc quản lý và khai báo thuế trở nên dễ dàng hơn.
    • Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay cho người nộp thuế khi được cấp MST.

So sánh mã số thuế doanh nghiệp và mã số thuế cá nhân

Sau khi đã hiểu rõ tax code là gì, bạn cần phân biệt đúng hai loại mã số thuế doanh nghiệp và mã số thuế cá nhân để đăng ký và nộp thuế đúng luật. Chúng tôi đã tổng hợp những điểm tương đồng và đặc trưng của mỗi loại như sau:

Điểm khác nhau

Yếu tố so sánh

Mã Số Thuế Doanh Nghiệp

Mã Số Thuế Cá Nhân

Đối tượng áp dụng

  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
  • Hợp tác xã
  • Tổ chức có tư cách pháp nhân
  • Hộ kinh doanh cá thể
  • Người lao động có mức thu nhập chịu thuế
  • Đơn vị sử dụng người lao động

Nơi Đăng Ký

  • Trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT
  • Trực tuyến trên trang Thuế điện tử
  • Đăng ký thông qua phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế (HTKK)

Thẩm Quyền Cấp

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố

Cục thuế nơi cá nhân làm việc

Văn Bản Ghi Nhận Mã Số

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Loại Hình Thuế

Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng

Phương Thức Tính Thuế

Căn cứ vào thu nhập doanh nghiệp bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…

Dựa trên tổng thu nhập cá nhân từ tiền lương, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn,…

Thời Hạn Nộp Thuế

Theo quý hoặc theo năm kết thúc kỳ tính thuế

Hàng năm

Quản Lý Thuế

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan thuế

Cơ quan thuế địa phương

Quy Định Hạn Chế

Có thể được miễn giảm hoặc khấu trừ thuế theo chính sách hiện hành và quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và Luật Doanh Nghiệp 2020

Có thể được miễn giảm theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế GTGT và các quy định liên quan

*Lưu ý: Các thông tin trên có thể thay đổi tùy theo chính sách thuế và quy định pháp luật mới nhất. Liên hệ chúng tôi để nhận tư vấn cụ thể từ chuyên gia thuế.

Điểm giống nhau

Mặc dù có những điểm khác biệt đáng kể, nhưng mã số thuế cá nhân và mã số thuế doanh nghiệp đều có chung một số đặc điểm chính sau đây:

  • Là một chuỗi số gồm 10 – 13 chữ số, đảm bảo không bị trùng lặp. 
  • Được cấp một lần duy nhất và không được cấp lại sau khi hết hiệu lực. 
  • Được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến thuế, bao gồm việc kê khai và nộp thuế đúng hạn. 

Những điểm tương đồng này giúp tạo ra sự nhất quán và tính chính xác trong quản lý thuế cũng như đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong hệ thống thuế.

Thủ tục đăng ký mã số thuế

Quy trình đăng ký mã số thuế hiện nay đã linh hoạt và dễ dàng hơn với hai hình thức nộp hồ sơ online và trực tiếp. Sau đây là hướng dẫn chi tiết từng bước thực hiện thủ tục đăng ký MST cá nhân và MST công ty theo quy định mới nhất.

Thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân

Đăng ký mã số thuế cá nhân online

Cá nhân nếu muốn tự làm hồ sơ đăng ký MST cần tuân thủ các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Hệ thống thuế điện tử dành cho cá nhân (iCanhan) tại trang web: https://canhan.gdt.gov.vn/.
  • Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống sử dụng một trong hai tài khoản sau:
    • Tài khoản Thuế điện tử (Nếu bạn là kế toán của doanh nghiệp đã có MST và muốn đăng ký tạo mã số thuế cho nhân viên).
    • Tài khoản Định danh điện tử cá nhân (đối với cá nhân đăng ký lần đầu).
Đăng ký mã số thuế
Thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân
  • Bước 3: Chọn chức năng “Đăng ký thuế lần đầu” > “Kê khai và nộp hồ sơ” để tiến hành làm hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn.
  • Bước 4: Chọn đối tượng đăng ký MST
Chọn đối tượng đăng ký MST
Chọn đối tượng đăng ký MST
  • Bước 5: Hệ thống sẽ tự động chọn mẫu tờ khai hồ sơ là “05-ĐK-TCT”. Bạn chỉ cần điền một số thông tin cá nhân cần đăng ký mã số thuế bên dưới, bao gồm loại giấy tờ CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp và email cá nhân.
Điền thông tin đăng ký mã số thuế
Điền thông tin đăng ký mã số thuế

*Lưu ý: Đối với trường hợp công ty muốn đăng ký cho nhiều người lao động, nhấn vào ô “Thêm dòng”.

  • Bước 6: Sau khi điền đầy đủ các thông tin yêu cầu khác trên tờ khai như ngày sinh, địa chỉ thường trú, MST của cơ quan chi trả thu nhập…, bạn nhập chữ ký vào phần “Người đăng ký thuế”.
  • Bước 7: Kiểm tra lại một lần nữa tất cả thông tin đã điền bên trên và nhấn “Hoàn thành kê khai” > “Nộp hồ sơ đăng ký thuế”.
  • Bước 8: Sau khoảng 20 phút, bạn có thể kiểm tra kết quả hồ sơ đăng ký tại mục “Tra cứu hồ sơ” bên ngoài trang chủ.

Đăng ký mã số thuế cá nhân thông qua nơi chi trả thu nhập

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thuế cá nhân tại cơ quan chi trả thu nhập như doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, cơ quan, hoặc đơn vị kinh tế tương tự.
  • Bước 2: Bạn chuẩn bị các tài liệu cần thiết bao gồm: 
    • Văn bản ủy quyền cho tổ chức đăng ký và nộp thuế hộ.
    • Bản sao một trong các giấy tờ cá nhân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Bước 3: Công ty sau đó cần tổng hợp thông tin đăng ký thuế của người lao động vào tờ khai đăng ký mã số thuế TNCN dành cho cơ quan chi trả thu nhập theo Mẫu số 05-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC, và gửi đến cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp.
  • Bước 4: Cơ quan thuế sẽ xem xét và xử lý hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ.
  • Bước 5: Sau khi hồ sơ được chấp nhận, cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế cá nhân và giao cho cơ quan chi trả thu nhập. Người lao động có thể nhận MST từ công ty.

Thủ tục đăng ký mã số thuế công ty

Thủ tục đăng ký mã số thuế công ty tương đương với thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy trình cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty, bao gồm các tài liệu cần thiết để xin cấp mã số doanh nghiệp theo quy định.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Bước 3: Sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ xét duyệt hồ sơ và tiến hành cấp mã số thuế doanh nghiệp.
  • Bước 4: Mã số thuế doanh nghiệp sẽ được ghi rõ trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong trường hợp hồ sơ đăng ký không đủ hoặc không đúng theo quy định, cơ quan sẽ yêu cầu bổ sung, điều chỉnh hồ sơ cho hợp lệ trước khi tiến hành cấp mã số thuế.

MST công ty
Thủ tục đăng ký MST công ty

Thủ tục đăng ký mã số thuế trong các trường hợp đặc biệt

Đối với các trường hợp đặc biệt không đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư như hộ kinh doanh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, các công ty cung cấp dịch vụ, tổ chức đặc biệt, việc đăng ký mã số thuế sẽ được thực hiện trực tiếp với cơ quan thuế. Quy trình cụ thể gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế gồm:
    • Tờ khai đăng ký thuế theo Mẫu 01-ĐK-TCT.
    • Bản sao quyết định thành lập hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép thành lập.
    • Các giấy tờ có liên quan khác, tùy theo trường hợp cụ thể.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi cơ quan thuế quản lý.
  • Bước 3: Chờ xem xét và xử lý hồ sơ từ cơ quan thuế. Trong quá trình này, cơ quan thuế có thể yêu cầu bổ sung, điều chỉnh hồ sơ nếu cần thiết.
  • Bước 4: Sau khi hồ sơ được chấp nhận, cơ quan thuế sẽ tiến hành cấp mã số thuế.

Cách tra cứu mã số thuế

Ngoài phục vụ các giao dịch đóng thuế, bạn sẽ cần biết cách check MST công ty nộp thuế, hoặc khi nhận yêu cầu điều tra đặc biệt từ các cơ quan chính phủ và tổ chức tài chính. Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện để tra cứu mã số thuế cho doanh nghiệp hoặc cá nhân một cách chính xác và nhanh chóng.

Cách tra cứu mã số thuế công ty

Cách 1: Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên trang Tra cứu Mã số thuế

  • Truy cập địa chỉ: https://masothue.com/
  • Nhập thông tin: Điền tên doanh nghiệp cần tra cứu vào ô “Tra cứu mã số thuế” ở trên thanh công cụ đầu trang web.
  • Nhận kết quả: Sau khi nhập thông tin, hệ thống sẽ hiển thị mã số thuế và thông tin đăng ký chi tiết của doanh nghiệp.
Mã số thuế doanh nghiệp
Tra mã số thuế doanh nghiệp trên trang Tra cứu mã số thuế

Cách 2: Tra cứu qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

  • Truy cập địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  • Nhập thông tin: Tại khung tìm kiếm đầu trang, bạn chọn ô “Tìm doanh nghiệp” và nhập tên doanh nghiệp hoặc mã số thuế cần tra cứu.
  • Chọn kết quả: Hệ thống sẽ gợi ý các doanh nghiệp có thông tin tương tự. Bạn có thể nhấn vào tên doanh nghiệp trong danh sách hiển thị và xem thông tin chi tiết về MST doanh nghiệp.
check mst công ty
Tra MST doanh nghiệp qua Cổng thông tin quốc gia

Cách 3: Tra cứu mã số thuế công ty tại Tổng cục thuế

  • Truy cập địa chỉ: https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
  • Nhập thông tin: Tại phần “Thông tin về người nộp thuế”, điền các trường thông tin mà bạn đã biết sau đây: 
    • Mã số thuế
    • Tên tổ chức hoặc cá nhân nộp thuế
    • Địa chỉ trụ sở kinh doanh
    • Số CMND/CCCD của người đại diện công ty.
  • Xác nhận và tra cứu: Sau khi nhập mã xác nhận Captcha theo yêu cầu, nhấn nút “Tra cứu” để xem kết quả.
  • Nhận kết quả: Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về doanh nghiệp cùng với mã số thuế công ty tương ứng.
tra cuu ma so thue cong ty
Tra mã số thuế công ty tại Tổng cục thuế

Lưu ý, nếu khi tra cứu mã số thuế công ty, bạn đã nhập đúng thông tin nhưng không thấy kết quả trả về, có thể là công ty bị đóng mã số thuế. Khi gặp tình huống này, hãy nhanh chóng liên hệ với cơ quan thuế để được hỗ trợ và kiểm tra chi tiết. Việc này không chỉ giúp bạn đảm bảo tuân thủ pháp luật mà còn tránh được những rắc rối không mong muốn trong các giao dịch liên quan.

Cách tra cứu mã số thuế cá nhân

Cách 1: Tra cứu mã số thuế cá nhân tại trang Thuế điện tử

  • Truy cập trang web: Đăng nhập vào trang https://thuedientu.gdt.gov.vn/. Tại mục “Đăng ký thuế lần đầu”, chọn “Hộ kinh doanh – Cá nhân”.
  • Chọn tra cứu: Sau đó, bạn sẽ được điều hướng tới trang “Nộp thuế cá nhân”. Chọn “Tra cứu thông tin NNT” để tiến hành tra cứu MST cá nhân.
  • Nhập thông tin: Chọn loại giấy tờ phù hợp và điền số CMND/CCCD vào ô “Số giấy tờ”. Nhớ nhập chính xác mã kiểm tra được hiển thị bên cạnh.
  • Xem kết quả: Nhấn “Tra cứu” để xem kết quả. Bảng kết quả trả về sẽ chứa các thông tin liên quan đến mã số thuế cá nhân.
Tra mã số thuế cá nhân tại trang Thuế điện tử
Tra mã số thuế cá nhân tại trang Thuế điện tử

Cách 2: Tra cứu mã số thuế cá nhân tại Tổng cục Thuế

  • Truy cập trang web: Đầu tiên, truy cập vào trang http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp. Tại trang chủ, bạn chọn mục “Thông tin về người nộp thuế TNCN”.
  • Nhập thông tin: Điền họ tên và số CMND hoặc CCCD của cá nhân cần tra cứu MST vào ô “Số Chứng minh thư/Thẻ căn cước”.
  • Nhập mã xác nhận: Điền mã xác nhận gồm 5 ký tự được hiển thị tại ô dưới cùng.
  • Tra cứu: Nhấn “Tra cứu” để xem kết quả. Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về mã số thuế cá nhân, tên người nộp thuế, cơ quan thuế, số CMND/CCCD, ngày thay đổi thông tin gần nhất, và tình trạng hoạt động của mã số thuế.
Tra mã số thuế TNCN
Tra mã số thuế TNCN tại trang Tổng cục thuế

Cách 3: Tra cứu mã số thuế cá nhân bằng ứng dụng eTax Mobile

  • Tải ứng dụng: Tải và cài đặt ứng dụng eTax Mobile trên điện thoại di động từ cửa hàng ứng dụng.
  • Đăng nhập: Đăng nhập vào ứng dụng bằng tài khoản đã đăng ký trước đó hoặc Tài khoản định danh cá nhân.
  • Chọn tra cứu: Tại trang tiện ích, tìm kiếm và chọn mục “Tra cứu thông tin người nộp thuế”.
  • Nhập thông tin: Nhập số CMND/CCCD vào ô tương ứng.
  • Xem kết quả: Nhấn “Tra cứu” để xem kết quả. Ứng dụng sẽ hiển thị các thông tin về mã số thuế cá nhân và các thông tin liên quan khác.

Ngoài ra, nếu cá nhân là chủ hộ kinh doanh cũng có thể tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể bằng cách sử dụng một trong ba cách tra cứu trên với các bước thực hiện tương tự. Chỉ cần nhập thông tin cần thiết, bạn sẽ nhanh chóng nhận được mã số thuế của mình.

Các câu hỏi thường gặp về mã số thuế

Mã số thuế tiếng anh là gì?

Mã số thuế tiếng anh là Tax Identification Number hoặc Tax code. Đây là một dãy số hoặc ký tự được cấp bởi cơ quan thuế để nhận diện và quản lý thuế của mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp. Mã số thuế này được sử dụng khi kê khai thuế và thực hiện các nghĩa vụ thuế khác.

Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?

Mã số doanh nghiệp cũng là mã số thuế. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất, gọi là mã số doanh nghiệp, đồng thời cũng là mã số thuế. 

Mã số này không được cấp lại cho tổ chức hoặc cá nhân khác và tồn tại suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp dừng hoạt động, mã số doanh nghiệp cũng chấm dứt hiệu lực. Mã số doanh nghiệp và mã số thuế được tạo, gửi, và nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mã số thuế 10 số có gì khác mã số thuế 13 số?

Mã số thuế 10 số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế, đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác. 

Trong khi đó, mã số thuế 13 số chứa thêm ba số thứ tự ở đuôi, được áp dụng cho các đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở số lượng chữ số, ngoài ra cả hai loại mã số thuế đều tuân thủ cùng một cấu trúc quy định về cách ghi và phân tách các nhóm chữ số là: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 – N11N12N13.

Cần làm gì khi bị khóa mã số thuế?

Khi bị khóa mã số thuế, bạn cần đến cơ quan thuế quản lý để thực hiện thủ tục mở khóa. Hồ sơ đề nghị mở khóa mã số thuế gồm:

  • Tờ khai đề nghị mở khóa mã số thuế.
  • Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Mục đích là để chứng minh rằng bạn đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất thủ tục mở khóa, mã số thuế sẽ được kích hoạt trở lại để tiếp tục sử dụng.

Bị mất mã số thuế có làm lại được không?

Khi mất mã số thuế, bạn cần đến cơ quan thuế để thực hiện thủ tục xin cấp lại. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Tờ khai đề nghị cấp lại mã số thuế
  • Bản sao CMND hoặc thẻ căn cước
  • Bản sao giấy tờ chứng minh tình trạng kinh doanh, hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân. 

Những giấy tờ này là cơ sở để cơ quan thuế xác nhận và cấp lại mã số thuế cho bạn. Khi khôi phục lại mã số thuế, bạn có thể tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ thuế và các hoạt động kinh doanh một cách bình thường.

Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ mã số thuế là gì và cập nhật những quy định cấp mã số thuế mới nhất. Mã số thuế đóng vai trò quan trọng, không chỉ là cơ sở định danh cho doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các giao dịch thuế mà còn giúp cơ quan quản lý thuế hiệu quả.

Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký và tìm kiếm thông tin về mã số thuế, Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp đa dạng dịch vụ hỗ trợ khai thuế và đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ thay mặt bạn giải quyết mọi vấn đề thuế và pháp lý một cách nhanh chóng, giúp bạn tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình. Hãy liên hệ tư vấn ngay!


*Nguồn tham khảo:

(1) https://mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/pages_r/l/chi-tiet-tin-tin-tuc-tai-chinh?dDocName=MOFUCM308450

Bài viết mới nhất

doanh nghiệp là gì

Khái niệm doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp không đơn thuần là một thực thể được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn bao hàm nhiều yếu tố pháp lý và cấu trúc tổ chức phức tạp. Định nghĩa về doanh nghiệp là gì? không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận, mà còn liên quan đến các quy định pháp luật, các hình thức tổ chức khác nhau và trách nhiệm của các bên liên quan. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, đặc điểm và những khía cạnh pháp lý liên quan đến các loại hình doanh nghiệp, hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá chi tiết trong bài viết này. Căn cứ pháp lý  Luật Doanh nghiệp 2020:  Thiết chế các quy phạm pháp luật quy định về những điều kiện, trình tự thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg: Hệ thống ngành nghề kinh tế hợp pháp tại Việt Nam. Tổng quan về doanh nghiệp Khái niệm doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp, theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, là tổ chức được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo

nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên

Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên?

Khi bắt đầu khởi nghiệp, việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất mà mỗi doanh nhân cần xem xét kỹ lưỡng. Đối với nhiều người, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được xem là lựa chọn phổ biến nhờ tính linh hoạt và an toàn về trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên? Mỗi loại hình đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục tiêu kinh doanh khác nhau. Bài viết này sẽ giúp các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại hình công ty TNHH, từ đó hỗ trợ có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bước đầu khởi nghiệp của mình. Văn bản pháp luật quy định về thành lập công ty TNHH Luật Doanh nghiệp 2020: quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

Nhân viên nhà nước có được mở công ty hay không

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tăng thêm thu nhập của viên chức là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, với vai trò là người làm việc trong hệ thống công quyền, việc thành lập doanh nghiệp dẫn đến sự xung đột lợi ích và minh bạch trong quản lý, gây ảnh hưởng an sinh xã hội. Do đó, viên chức cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định liên quan trước khi quyết định tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vậy công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên theo các quy định pháp luật hiện hành trong bài viết dưới đây. Văn  bản pháp luật quy định về thành lập doanh nghiệp  Luật Doanh nghiệp 2020 Luật Viên chức 2010 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 Viên chức là ai? Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Là các tổ chức do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị –

kỳ kê khai thuế gtgt

Quy định về chu kỳ kê khai thuế GTGT mới nhất

Mỗi tổ chức và cá nhân kinh doanh đều có nghĩa vụ kê khai đầy đủ các giao dịch chịu thuế GTGT phát sinh đúng hạn cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn phải chịu các khoản phạt và lãi suất cao do nộp tờ khai chậm trễ. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP về việc gia hạn thời gian nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trong nửa cuối năm 2024, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính trong giai đoạn thị trường nhiều biến động. Vậy xác định chu kỳ kê khai thuế GTGT như thế nào? Việc tuân thủ thời hạn nộp tờ khai thuế sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình đóng thuế và tránh rủi ro vi phạm pháp lý. Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các thay đổi trong kỳ khai thuế GTGT năm 2024, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi ích từ chính sách gia hạn này. Tìm hiểu ngay! Văn bản pháp luật quy định về kê khai thuế GTGT: Nghị

cổ tức là gì

Cổ tức là gì? Quy trình và cách chia cổ tức trong công ty cổ phần

Quý 2/2024 đã chứng kiến một sự tăng trưởng ấn tượng với tổng lợi nhuận sau thuế của 482 doanh nghiệp niêm yết tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2023, vượt mức tăng trưởng 16,5% của quý 1(1). Thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết cũng đã tổ chức xong đại hội đồng cổ đông 2024 (ĐHĐCĐ), và công bố kết quả kinh doanh và chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu.  Vậy cổ tức là gì và có những loại cổ tức nào? Quy trình chi trả cổ tức diễn ra như thế nào? Việc hiểu rõ những thông tin này là cần thiết để nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh gặp rủi ro tài chính không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, quy định chi trả cổ tức và cách chia cổ phần trong công ty qua bài viết dưới đây. Văn bản pháp luật quy định về cổ tức Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14: Quy định về khái niệm cổ tức là gì, hình thức và quy trình chi trả cổ tức cho cổ đông

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.