Ngành du lịch quốc tế Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ với dự báo đón tới 18 triệu lượt khách quốc tế và tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng vào năm 2024.
Cụ thể tính đến hết năm 2023, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế đăng ký mới trên cả nước đạt 3.921 doanh nghiệp, phản ánh nhu cầu và tiềm năng phát triển rõ rệt của ngành(1).
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững và hội nhập quốc tế toàn diện, Chính phủ đã đề xuất nhiều chính sách mới như việc thí điểm cấp thị thực điện tử và mở rộng miễn thị thực đơn phương cho 33 quốc gia(2). Có thể nói, đây là thời điểm “vàng” để các nhà đầu tư gia nhập thị trường tiềm năng này.
Để doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả giữa môi trường cạnh tranh hiện nay, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là tài liệu pháp lý không thể thiếu. Hãy cùng khám phá các điều kiện và hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp giấy phép trong bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý quy định về giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018: Quy định chung về kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành.
- Nghị định số 94/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 14 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 28/10/2021: Quy định chi tiết điều kiện ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế.
- Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL, có hiệu lực từ ngày 01/02/2018: Quy định về điều kiện áp dụng đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Nội Dung Chính
ToggleGiấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là gì?
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là tài liệu pháp lý bắt buộc mà các doanh nghiệp cần có để được phép tổ chức và điều hành các hoạt động du lịch quốc tế. Được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giấy phép này chứng nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn về vốn, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để cung cấp dịch vụ du lịch quốc tế an toàn và chuyên nghiệp.
Để được cấp giấy phép đòi hỏi một quá trình đánh giá nghiêm ngặt các yếu tố như khả năng tài chính, năng lực quản lý, kinh nghiệm của doanh nghiệp và đội ngũ hướng dẫn viên có chứng chỉ hành nghề. Doanh nghiệp sở hữu giấy phép lữ hành quốc tế có thể hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Tổ chức các chuyến du lịch quốc tế cho khách hàng từ Việt Nam đi ra nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam.
- Điều hành tour du lịch, bao gồm việc sắp xếp lịch trình, đặt vé máy bay, vận chuyển, lưu trú, và các dịch vụ khác liên quan đến du lịch.
- Tổ chức các sự kiện và hội nghị quốc tế, mang lại cơ hội mở rộng và phát triển trong thị trường du lịch toàn cầu.
- Phát triển và tiếp thị các sản phẩm du lịch mới, đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của khách du lịch.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chi tiết quy trình tra cứu giấy đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế theo mới nhất hiện nay.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Dịch vụ lữ hành thuộc nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, các doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nghiêm ngặt, để đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch. Cùng tìm hiểu chi tiết các yêu cầu quan trọng được quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017.
Điều kiện về giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Trước tiên, doanh nghiệp phải được thành lập và đăng ký kinh doanh hợp pháp theo Luật doanh nghiệp. Sau khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ Tổng cục Du lịch. Đây là bước không thể thiếu để doanh nghiệp được phép tổ chức các tour du lịch quốc tế một cách chính thức.
Các công ty tại Việt Nam có thể đăng ký mã ngành nghề kinh doanh trên giấy phép là “7912 – Điều hành tour du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế”. Cụ thể, phạm vi hoạt động doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành quốc tế bao gồm:
- Dịch vụ du lịch cho khách quốc tế đến Việt Nam và người Việt Nam đi ra nước ngoài.
- Doanh nghiệp dịch vụ lữ hành quốc tế được phép kinh doanh cả dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép tổ chức du lịch cho khách quốc tế đến Việt Nam, trừ khi điều ước quốc tế có quy định khác.
Xem thêm: Bạn đang có ý định mở công ty du lịch nội địa và muốn hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và chuyên nghiệp? Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là điều kiện bắt buộc.
Điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
Người phụ trách kinh doanh lữ hành quốc tế cần có năng lực chuyên môn cao, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành các hoạt động du lịch phức tạp, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Cụ thể họ cần tuân thủ một số điều kiện sau đây:
- Trình độ học vấn:
- Người phụ trách phải có trình độ từ cao đẳng trở lên, chuyên ngành liên quan đến lữ hành.
- Nếu tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở chuyên ngành khác, bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
- Chức danh có thể phụ trách:
- Chủ tịch hội đồng quản trị;
- Chủ tịch công ty;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc;
- Trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Chuyên ngành đào tạo:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch;
- Quản trị du lịch MICE;
- Đại lý lữ hành;
- Hướng dẫn du lịch.
Ngoài ra, nếu bằng cấp không rõ ràng về chuyên ngành, người phụ trách phải cung cấp bảng điểm hoặc phụ lục văn bằng thể hiện rõ các môn học liên quan đến lữ hành.
Tham khảo thêm: Bạn đang kinh doanh nhưng chưa đăng ký giấy phép? Hãy cân nhắc kỹ! Việc kinh doanh không phép không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức phạt khi không đăng ký kinh doanh, những thủ tục cần thiết để đăng ký và cách tránh những rắc rối pháp lý không đáng có.
Điều kiện về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Để đảm bảo an toàn tài chính và bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Việt Nam phải thực hiện ký quỹ. Mức ký quỹ đối với từng loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 94/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Đối với dịch vụ lữ hành cho khách quốc tế đến Việt Nam: Mức ký quỹ là 50 triệu đồng.
- Đối với dịch vụ lữ hành cho khách du lịch ra nước ngoài: Mức ký quỹ là 100 triệu đồng.
- Đối với dịch vụ lữ hành kết hợp cả hai hướng khách du lịch: Mức ký quỹ là 500 triệu đồng.
Doanh nghiệp có thể thực hiện ký quỹ tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Sau đó, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Có thể bạn quan tâm: Bạn đang có ý định mở spa, thẩm mỹ viện hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc da tại nhà? Việc đăng ký kinh doanh chăm sóc da là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Để xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị và nộp lên cơ quan đăng ký có thẩm quyền. Trong đó bao gồm các giấy tờ minh chứng về năng lực và cam kết của doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng.
Dưới đây là bảng tổng hợp các thành phần hồ sơ đăng ký theo quy định mới nhất:
STT |
Thành Phần Hồ Sơ |
Mô Tả |
1 |
Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế |
Theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II (ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, được sửa đổi bởi Thông tư 13/2019/ TT-BVHTTDL) |
2 |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư |
01 Bản sao có chứng thực. |
3 |
Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế |
01 Bản chính |
4 |
Văn bằng/Chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành |
– Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành. – Bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. (Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) |
5 |
Quyết Định Bổ Nhiệm hoặc Hợp Đồng Lao Động giữa doanh nghiệp và người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành |
01 Bản sao có chứng thực. |
*Lưu ý: Mỗi tài liệu được đề cập trong hồ sơ đều phải có bản sao chứng thực, đảm bảo tính hợp pháp và chính xác của thông tin. Nếu tài liệu được cung cấp bằng ngôn ngữ nước ngoài, cần có bản dịch công chứng kèm theo.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Để thực hiện quy trình cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, doanh nghiệp chỉ cần tuân thủ ba bước đơn giản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép
Doanh nghiệp cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ theo danh mục hướng dẫn chi tiết đã nêu trên. Trong đó 01 bộ dùng để lưu tại doanh nghiệp và 01 bộ dùng để nộp cho cơ quan Nhà nước.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp phép
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, thông qua một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp.
- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Gửi qua đường bưu điện đến Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng Cục Du lịch sẽ tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh (GPKD) cho doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, Tổng Cục Du lịch sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do kèm yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu có).
Việc đăng ký giấy phép kinh doanh cầm đồ đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Tham khảo ngay: thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cầm đồ tại Dịch Vụ Thuế 24h.
Sau khi hoàn thành các bước theo hướng dẫn trên, bạn đã có thể hoạt động kinh doanh hợp pháp trong lĩnh vực lữ hành quốc tế.
Nếu bạn không có thời gian hoặc gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói của Dịch vụ thuế 24h. Chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp nhận giấy phép trong thời gian sớm nhất và hỗ trợ các công việc khác sau đăng ký nếu bạn có nhu cầu. Liên hệ tư vấn ngay!
Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BTC, mức lệ phí doanh nghiệp cần nộp cho cơ quan thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã được điều chỉnh, cụ thể như sau:
- Cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế mới: 3.000.000 đồng/giấy phép.
- Cấp giấy phép mới sau thay đổi nội dung đăng ký: 2.000.000 đồng/giấy phép.
- Cấp lại giấy phép kinh doanh trong trường hợp bị mất hoặc thất lạc: 1.500.000 đồng/giấy phép.
Các quy định về lệ phí này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/05/2018. Do đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo và chuẩn bị kinh phí phù hợp để tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế một cách suôn sẻ.
Một số thủ tục cần làm sau khi xin giấy phép dịch vụ kinh doanh lữ hành quốc tế
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, bạn còn cần thực hiện một số thủ tục pháp lý khác, bao gồm:
- Đối với kinh doanh du lịch quốc tế, doanh nghiệp bắt buộc phải mua bảo hiểm cho khách tham gia tour nước ngoài và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề về xuất nhập cảnh và hải quan (nếu có).
- Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu: Nhằm đảm bảo quá trình doanh nghiệp hoạt động tuân thủ các quy định pháp luật về thuế, bạn cần làm hồ sơ khai thuế với phí nộp hồ sơ là 500.000 đồng.
- Mở tài khoản ngân hàng: Mở một tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp sẽ giúp quản lý tài chính phát sinh trong thời gian hoạt động một cách thuận tiện và minh bạch hơn.
- In và phát hành hóa đơn: Hóa đơn là văn bản chứng từ quan trọng trong mọi giao dịch thương mại, bạn cần phát hành hóa đơn chuẩn theo mẫu quy định để đảm bảo giao dịch hợp pháp.
- Mua chữ ký số (Token): Chữ ký số giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng xác thực các giao dịch điện tử và làm thủ tục hành chính trực tuyến mọi lúc mọi nơi, mang tính bảo mật cao.
- Đặt làm bảng hiệu công ty: Bảng tên công ty tại trụ sở kinh doanh là yếu tố không thể thiếu trong việc quảng bá thương hiệu và tạo ấn tượng với khách hàng.
Xem thêm: Việc kinh doanh xăng dầu là một hoạt động đặc biệt, đòi hỏi nhiều điều kiện và quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn, chất lượng và ổn định thị trường. Xem ngay những điều kiện kinh doanh xăng dầu mà bạn phải đáp ứng theo đúng quy định pháp luật.
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của Dịch vụ Thuế 24h
Qua hơn 11 năm đồng hành và phát triển, Dịch Vụ Thuế 24h là địa chỉ đáng tin cậy cho các doanh nghiệp muốn xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đội ngũ chuyên viên tận tâm và am hiểu sâu sắc về quy trình pháp lý của chúng tôi cam kết mang lại sự hỗ trợ toàn diện cho mỗi khách hàng, từ quy trình đăng ký đến khi hoàn thiện giấy tờ.
Nội dung công việc dịch vụ xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế của Dịch Vụ Thuế 24h
Dịch vụ xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế trọn gói tại Dịch Vụ Thuế 24h sẽ bao gồm các công việc cụ thể như sau:
- Tư vấn điều kiện kinh doanh và quy trình đăng ký: Chúng tôi cung cấp tư vấn chi tiết về các điều kiện cần thiết để đăng ký và xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
- Chuẩn bị hồ sơ: Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc soạn thảo và chuẩn bị các giấy tờ, thông tin cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép.
- Thực hiện thủ tục: Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
- Cập nhật tiến độ: Liên tục trao đổi và báo cáo cho khách hàng nếu có vấn đề trong tiến trình cấp giấy phép.
- Bàn giao giấy phép tận nơi: Tiếp nhận và giao lại tận tay cho khách hàng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế khi đã hoàn thành thủ tục.
- Tư vấn pháp lý: Hỗ trợ tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp như thủ tục đổi giấy phép, thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch ở nước ngoài,…
Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị để xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế
Khi làm hồ sơ xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế tại Dịch vụ Thuế 24h, khách hàng chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh.
- Giấy chứng nhận ký quỹ tại ngân hàng doanh nghiệp đăng ký tài khoản.
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc chứng chỉ ngành lữ hành.
- Bản sao công chứng quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động với nhân viên phụ trách kinh doanh.
Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khác và thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép tại cơ quan đăng ký.
Chi phí và thời gian hoàn tất thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Ngành kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế là một lĩnh vực đặc thù, do đó, việc xin giấy phép kinh doanh đòi hỏi nhiều yêu cầu pháp lý phức tạp. Đến với Dịch Vụ Thuế 24h, ngoài lệ phí đăng ký nộp cho Nhà nước, bạn chỉ cần đầu tư thêm một khoản phí dịch vụ từ 400.000 đồng. Chúng tôi sẽ đại diện doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục và hỗ trợ nhiệt tình xuyên suốt quá trình đăng ký.
Thời gian hoàn tất thủ tục thường chỉ mất khoảng 10 – 15 ngày làm việc, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Đồng thời, bạn cũng được đảm bảo rằng các thủ tục được thực hiện đúng quy định pháp luật và an toàn, giúp doanh nghiệp của bạn khởi đầu hoạt động một cách thuận lợi và thành công.
Tham khảo thêm: Quy trình thành lập công ty xây dựng cũng như mẫu giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng mới nhất hiện nay.
Câu hỏi liên quan về giấy phép lữ hành quốc tế
Thời hạn của giấy phép lữ hành quốc tế là bao lâu?
Trên giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế không có ghi thời hạn giấy phép có hiệu lực cụ thể. Thực tế, không có quy định chính thức về thời hạn của giấy phép này. Tuy nhiên, có thể xác định rằng giấy phép lữ hành quốc tế có thể được sử dụng cho đến khi doanh nghiệp quyết định giải thể, ngừng kinh doanh hoặc yêu cầu rút giấy phép đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, giấy phép cũng có thể hết hiệu lực khi doanh nghiệp yêu cầu rút tiền ký quỹ và không đủ điều kiện cấp phép hoạt động.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế?
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền là Tổng cục Du lịch. Cụ thể, Vụ Lữ hành trực thuộc Tổng cục Du lịch là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp giấy phép này.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nhưng chỉ được phục vụ khách nước ngoài đến Việt Nam. Luật Du lịch 2017 quy định rằng chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mới được phép phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép tổ chức các tour cho khách Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài.
Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch 2017, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có thể bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản.
- Không còn đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định.
- Không thực hiện đổi giấy phép theo quy định.
- Gây thiệt hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh.
- Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người nước ngoài nhập cảnh trái pháp luật và ngược lại.
- Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép để hoạt động kinh doanh.
- Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và sức khỏe cho khách du lịch.
- Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép.
Trong các trường hợp này, giấy phép chỉ được nộp lại sau 6 tháng hoặc 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực, tùy thuộc vào lý do cụ thể của việc thu hồi.
Làm mất giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế có xin cấp lại được không?
Trong trường hợp mất hoặc thất lạc giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, bạn vẫn có thể xin cấp lại mà không cần phải làm lại quá trình xin giấy phép từ đầu. Hồ sơ cấp lại giấy phép này bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp lại hoặc cấp đổi theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL.
- Tổng cục Du lịch sẽ xem xét hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc. Nếu hồ sơ được chấp nhận, bạn sẽ nhận được giấy phép mới được cấp lại. Tuy nhiên, nếu hồ sơ bị từ chối, Tổng cục Du lịch phải trả lời bằng văn bản kèm giải thích lý do từ chối.
Không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Cụ thể, các hành vi bị phạt sau đây:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép.
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép.
- Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh.
Ngoài việc phạt tiền, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp và buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với những trường hợp vi phạm.
Giấy chứng nhận ký quỹ có thời hạn bao lâu?
Giấy chứng nhận ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế không có thời hạn cụ thể. Doanh nghiệp phải duy trì tiền ký quỹ trong suốt quá trình hoạt động lữ hành, và số tiền này sẽ được ngân hàng tính lãi suất tương tự như tiền gửi thông thường.
Mẫu giấy chứng nhận ký quỹ lữ hành là tài liệu xác minh và chứng nhận rằng doanh nghiệp đã ký quỹ cho hoạt động dịch vụ lữ hành của mình. Nội dung của giấy chứng nhận này bao gồm thông tin về ngân hàng, doanh nghiệp ký quỹ, số tiền ký quỹ, và các thông tin khác liên quan.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về các điều kiện và thủ tục cần thiết để xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Việc này không chỉ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ mà còn yêu cầu hiểu biết sâu rộng về luật pháp liên quan.
Để đơn giản hóa quy trình này, các doanh nghiệp có thể tận dụng sự hỗ trợ từ các dịch vụ chuyên nghiệp như Dịch Vụ Thuế 24h. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thuế – luật, chúng tôi tự hào là đối tác uy tín đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua mọi thách thức kinh doanh. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn miễn phí!
*Nguồn tham khảo:
(1) https://baochinhphu.vn/du-lich-viet-ky-vong-but-pha-manh-me-trong-nam-2024-102240101212623058.htm
(2) https://vneconomy.vn/can-mo-rong-chinh-sach-visa-cho-cac-thi-truong-muc-tieu.htm