Cùng với Nghị quyết số 02/NQ-CP ban hành vào ngày 5/1/2024, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng ấn tượng đạt 240.000 doanh nghiệp gia nhập thị trường trong năm nay(1). Nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn và phát triển kinh doanh, Chính phủ đã tập trung hoàn thiện chính sách pháp lý và thực hiện cải cách danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước, doanh nghiệp có thể kỳ vọng vào một môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh này, doanh nghiệp mới thành lập hay đang hoạt động đều cần nắm rõ các quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất để kịp thời điều chỉnh, bổ sung ngành nghề phù hợp với định hướng công ty. Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá những thay đổi và quy trình thủ tục mới nhất theo đúng pháp luật để bắt đầu hành trình kinh doanh bền vững của mình. Đọc bài viết ngay!
Căn cứ pháp lý quy định về ngành nghề kinh doanh
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 04/01//2021, hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, có hiệu lực từ ngày 20/08/2018, quy định Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Nội Dung Chính
ToggleDanh mục ngành nghề kinh doanh là gì?
Danh mục ngành nghề kinh doanh là một hệ thống danh mục và nội dung các nhóm ngành kinh tế được thống nhất sử dụng trong mọi hoạt động thống kê tại Việt Nam. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có tên tiếng Anh là Vietnam Standard Industrial Classification (VSIC) và được quản lý theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
Trong danh mục này, mỗi ngành và nghề đều được phân loại thành các cấp bậc mã hóa bằng chữ cái và số, dựa trên các đặc điểm và hoạt động kinh doanh cụ thể của chúng. Năm cấp bậc ngành nghề cụ thể gồm có:
- Ngành cấp 1: Gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái từ A đến U.
- Ngành cấp 2: Gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng 2 số theo ngành cấp 1 tương ứng.
- Ngành cấp 3: Gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng 3 số theo ngành cấp 2 tương ứng.
- Ngành cấp 4: Gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng 4 số theo ngành cấp 3 tương ứng.
- Ngành cấp 5: Gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng 5 số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Ví dụ: Một công ty chuyên bán phụ tùng, linh kiện ô tô, có thể đăng ký tên ngành nghề kinh doanh là “Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác”. Cụ thể mã ngành nghề này theo 5 cấp bậc trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam như sau:
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Cấp 5 |
Tên ngành |
C |
29 |
293 |
2930 |
29300 |
Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác |
Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất
Quy định mới về đăng ký ngành nghề kinh doanh mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời duy trì tính minh bạch và chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý:
- Theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành, nghề không bị cấm bởi pháp luật.
- Chủ doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh theo mã ngành cấp 4, sau đó có thể bổ sung mã ngành nghề cấp 5 (nếu có) theo quy định của pháp luật. Nếu bạn muốn đăng ký ngành nghề cụ thể hơn ngành cấp 4, bạn có thể ghi mô tả chi tiết ngay bên dưới tên ngành cấp 4 đã đăng ký.
- Đối với các doanh nghiệp đã có Giấy phép kinh doanh trước ngày 20/08/2018, thì không bắt buộc cập nhật lại ngành, nghề theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2018. Trừ trường hợp có nhu cầu hoặc đề nghị cấp lại hoặc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thành lập sau ngày 20/08/2018 bắt buộc phải đăng ký ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2018.
Ví dụ tình huống: Công ty ABC được thành lập vào năm 2017, chuyên ngành xây dựng đăng ký mã ngành nghề kinh doanh là “4100: xây dựng nhà ở các loại”. Năm 2024, họ muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định hiện hành. Trong trường hợp này, công ty A bắt buộc phải cập nhật lại mã ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế mới là “4101: xây dựng nhà để ở” và mã ngành 4102: xây dựng nhà không để ở”.
Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện là các ngành, nghề mà mọi hoạt động đầu tư kinh doanh trong đó phải tuân thủ các điều kiện nhất định nhằm đáp ứng lý do về quốc phòng, an ninh, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Dưới đây là các điểm chính bạn cần biết về quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện:
- Nguồn gốc và cơ sở pháp lý: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020, các nghị định, quyết định của cấp quốc gia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Trong văn bản quy định điều kiện cần có các yếu tố sau:
- Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện.
- Hình thức áp dụng điều kiện.
- Nội dung điều kiện.
- Hồ sơ, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
- Thời hạn có hiệu lực của các giấy tờ, chứng chỉ.
- Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được phân loại thành bốn nhóm như sau:
- Nhóm ngành 1: Yêu cầu về vốn pháp định, bao gồm các lĩnh vực như kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ lữ hành, sở giao dịch hàng hóa, tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Nhóm ngành 2: Yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, gồm các lĩnh vực như kiểm toán, đấu giá tài sản, môi giới bất động sản.
- Nhóm ngành 3: Yêu cầu về giấy phép con khi hoạt động, bao gồm sản xuất mỹ phẩm, mở trung tâm ngoại ngữ, kinh doanh sản xuất rượu, dịch vụ in ấn.
- Nhóm ngành 4: Yêu cầu về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, bao gồm giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, và an ninh trật tự.
Để biết thêm các yêu cầu về giấy phép của các ngành nghề có điều kiện, xem ngay bài viết chuyên sâu của chúng tôi về điều kiện và danh sách những ngành nghề phải đăng ký kinh doanh với cập nhật mới nhất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt nhất cho các thủ tục pháp lý.
- Ngành nghề kinh doanh và điều kiện đầu tư ngành nghề phải được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đặc biệt lưu ý, từ ngày 01/07/2024, quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã có sự điều chỉnh theo Khoản 1 Điều 51 Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15. Cụ thể Mục 119 thuộc Phụ lục IV của Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 được sửa đổi từ “Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số” thành “Kinh doanh dịch vụ tin cậy”. Xem thêm Danh mục cập nhật 229 ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất tại đây.
Danh mục ngành nghề kinh doanh không có điều kiện
Danh mục ngành nghề kinh doanh không có điều kiện là danh sách các lĩnh vực kinh doanh không bị hạn chế hoặc không có tên trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp đăng ký thành lập phải tuân thủ các quy định của ngành, nghề hoạt động mà không phải chịu các ràng buộc về vốn, chứng chỉ, hay giấy phép cụ thể.
Trong trường hợp ngành nghề mới không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, cơ quan đăng ký sẽ xem xét và bổ sung vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và thông báo cho Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới vào hệ thống. Tuy nhiên, nếu ngành nghề đăng ký được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì sẽ được ghi tên ngành theo nội dung trong các văn bản đó.
Trừ những hành vi và hoạt động cấm kinh doanh, được nêu tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 sau đây:
- Dịch vụ đòi nợ
- Dịch vụ mại dâm
- Kinh doanh pháo nổ
- Buôn bán chất ma túy (Phụ lục I)
- Kinh doanh các loại khoáng vật, hóa chất cấm (Phụ lục II)
- Hoạt động mua bán mẫu vật các loài động, thực vật hoang dã khai thác từ tự nhiên (Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp); mẫu vật các loài động, thực vật rừng, thủy sản quý hiếm, nguy cấp nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên (Phụ lục III).
- Buôn bán người, bộ phận cơ thể người, mô, xác, bào thai người.
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên con người.
Cách tra cứu ngành nghề đăng ký kinh doanh
Sau khi đã nắm rõ các quy định mới về đăng ký ngành nghề kinh doanh, bạn cần lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất với mục tiêu và định hướng phát triển để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bạn có thể thực hiện tra cứu mã ngành bằng một trong hai cách dưới đây:
- Cách 1: Tra cứu tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Dịch Vụ Thuế 24h đã cập nhật và đăng tải File “Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam” mới nhất được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và tra mã ngành ngay trên trang web của chúng tôi.
- Cách 2: Tra cứu tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Trước tiên, bạn truy cập trang web của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.
Sau đó, bạn chọn mục “Tra cứu doanh nghiệp” và nhập mã số thuế hoặc tên doanh nghiệp đã đăng ký có ngành, nghề kinh doanh tương tự mà bạn muốn tra cứu vào ô tìm kiếm.
Chọn “Tra cứu” để thực hiện tìm kiếm. Kết quả tra cứu sẽ hiển thị thông tin về doanh nghiệp, bao gồm tên và mã ngành nghề kinh doanh của họ.
Nếu bạn còn phân vân hoặc gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, Dịch Vụ Thuế 24h sẵn sàng hỗ trợ tư vấn 24/7. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về thị trường của chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và giải đáp mọi thắc mắc về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Liên hệ ngay chúng tôi qua Hotline hoặc để lại thông tin nhận tư vấn!
Đăng ký ngành nghề kinh doanh dễ dàng với Dịch vụ Thuế 24h
Dịch vụ Thuế 24h tự hào là đối tác đáng tin cậy của hàng trăm doanh nghiệp, mang đến sự thuận tiện và chuyên nghiệp trong việc đăng ký ngành nghề kinh doanh. Với kinh nghiệm 11 năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia tận tâm, chúng tôi cam kết giúp khách hàng hoàn thành quy trình một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Quy trình dịch vụ trọn gói thành lập doanh nghiệp của chúng tôi bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Tư vấn miễn phí
Sau khi tiếp nhận thông tin cơ bản về tình hình kinh doanh và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, chuyên viên tiến hành tư vấn cho bạn về các thủ tục cần thiết và báo giá dịch vụ minh bạch trước khi ký kết hợp đồng.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn soạn thảo và tổng hợp toàn bộ giấy tờ theo quy định mới về đăng ký ngành nghề kinh doanh.
- Bước 3: Xử lý hồ sơ
Chúng tôi thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan và nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng theo quy định. Khách hàng cũng được báo cáo và cập nhật tiến độ xử lý hồ sơ thường xuyên để đảm bảo đúng tiến độ.
- Bước 4: Bàn giao kết quả đăng ký
Đối với doanh nghiệp mới thành lập, chúng tôi sẽ trao trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tận nơi. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu cần hỗ trợ hoàn tất các thủ tục liên quan sau khi thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẵn sàng xử lý một cách nhanh chóng và chính xác.
Câu hỏi thường gặp
Có phải thông báo với cơ quan thẩm quyền khi đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh?
Khi đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải làm hồ sơ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, doanh nghiệp cần bổ sung, điều chỉnh tên và mã ngành, nghề kinh doanh mới của mình và cập nhật nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bạn có thể nộp hồ sơ thông qua các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp.
- Gửi hồ sơ qua đường bưu chính tới Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Nộp hồ sơ thông báo trực tuyến tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đăng ký kinh doanh không đúng ngành nghề có bị xử phạt không?
Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ, việc đăng ký kinh doanh không đúng ngành nghề có thể bị xử phạt. Mức phạt còn phụ thuộc vào tính chất và mức độ của vi phạm như sau:
- Nếu kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh, mức phạt có thể từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện mà không có giấy phép, hoặc khi giấy phép đã hết hiệu lực, mức phạt có thể từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về những quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất tại Việt Nam. Việc nắm rõ các quy định này không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình đăng ký một cách chính xác mà còn tránh được các rủi ro pháp lý có thể phát sinh.
Đặc biệt, việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức mà còn đảm bảo tính chính xác. Dịch Vụ Thuế 24h là đối tác uy tín, đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình đăng ký ngành nghề kinh doanh và giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
*Nguồn tham khảo:
(1): https://thitruongtaichinhtiente.vn/chinh-phu-dat-muc-tieu-240-000-doanh-nghiep-gia-nhap-thi-truong-nam-2024-55431.html