Nhằm hướng tới môi trường kinh doanh linh hoạt và hiệu quả, các cơ quan, ban ngành Chính phủ liên tục tăng cường công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều này thể hiện rõ qua việc bãi bỏ các điều kiện và chứng chỉ không cần thiết, và giảm số lượng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, từ danh sách 243 ngành quy định năm 2016 xuống còn 229 ngành trong Luật Đầu tư 2020.
Trong bối cảnh đó, mỗi doanh nghiệp cần nắm rõ quy định pháp luật để lựa chọn đúng ngành, nghề kinh doanh phù hợp và thuận lợi hoạt động. Với quy trình quản lý kinh doanh đơn giản hóa, doanh nghiệp vừa có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, vừa mở rộng cơ hội đầu tư và góp phần vào sự phát triển của toàn xã hội.
Vậy điều kiện kinh doanh đối với các lĩnh vực đặc thù là gì? Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh mới nhất ra sao? Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết về những ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh trong bài viết dưới đây và sẵn sàng cho hành trình kinh doanh bền vững.
Văn bản pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh
- Luật Đầu tư 2020, số 61/2020/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021: Quy định chung về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Danh mục 229 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020.
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 26/03/2021: Quy định về các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài có điều kiện.
Nội Dung Chính
ToggleNgành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là gì?
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những lĩnh vực mà cá nhân hoặc tổ chức phải tuân thủ các yêu cầu cụ thể khi tham gia hoạt động kinh doanh. Các điều kiện này được xây dựng với mục đích đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng. Khái niệm trên được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020.
Đối với mỗi ngành, nghề có thể yêu cầu các điều kiện khác nhau, bao gồm sở hữu giấy phép kinh doanh, yêu cầu về kỹ thuật, an toàn vệ sinh, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, và về đạo đức nghề nghiệp. Việc áp đặt điều kiện dành cho cơ sở kinh doanh cũng nhằm duy trì và quản lý các hoạt động kinh doanh một cách ổn định và đúng luật.
Điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Đối với mỗi ngành nghề đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, sẽ áp dụng các điều kiện cụ thể, bao gồm giấy phép kinh doanh hoặc đạt tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất, kinh doanh.
Trong đó điều kiện kinh doanh được ban hành bởi các văn bản Chính phủ như: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.
Căn cứ vào khoản 5, 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, các quy định về điều kiện kinh doanh bao gồm hai nội dung chính như sau:
Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh
Để được phép hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp phải chứng minh được là họ đáp ứng các yêu cầu đặc thù trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện như luật, y tế, bảo vệ an ninh,… Chứng nhận này có thể xuất hiện dưới các hình thức sau:
- Giấy phép kinh doanh, giấy phép con.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (an ninh trật tự, an toàn lao động,…).
- Chứng chỉ (hành nghề, năng lực, nghiệp vụ,…).
- Văn bản chấp thuận, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Các điều kiện khác mà không cần văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Ví dụ, một công ty sản xuất sản phẩm thực phẩm, trước khi đi vào hoạt động hợp pháp, cần sở hữu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm; hoặc các chứng chỉ, chứng nhận quốc tế về an toàn thực phẩm như:
Doanh nghiệp phải đủ điều kiện đầu tư kinh doanh
Ngoài việc có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo đủ các điều kiện về kỹ thuật, vệ sinh, môi trường và đạo đức kinh doanh. Ví dụ, đối với nhà máy sản xuất sử dụng hóa chất độc hại, doanh nghiệp cần phải có cơ sở vật chất và đủ điều kiện kỹ thuật để xử lý và tiêu hủy chất thải để đảm bảo an toàn cho người dân và môi trường.
Cụ thể điều kiện đầu tư kinh doanh bao gồm các nội dung quy định sau:
- Xác định đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện;
- Quy định về hình thức áp dụng điều kiện;
- Chi tiết về nội dung điều kiện;
- Hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, và thủ tục hành chính liên quan;
- Xác định cơ quan quản lý và giải quyết thủ tục hành chính;
- Đặt ra thời hạn có hiệu lực của các văn bản xác nhận và giấy tờ liên quan. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi và minh bạch cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Xem thêm:Top 3 cách tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhcủa doanh nghiệp 2024.
Danh sách những ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh
Hiện nay, số lượng những ngành nghề có điều kiện kinh doanh tại Việt Nam là 229 ngành, nghề và được tổng hợp thành danh mục tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Trong đó, bao gồm 29 ngành nghề yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh. Tham khảo danh sách những ngành nghề phải đăng ký kinh doanh dưới đây:
Ngành, nghề có điều kiện |
Mã ngành, nghề |
Giấy phép kinh doanh (giấy phép con) |
Cơ quan cấp phép |
Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày |
5510: Khách sạn |
Quyết định Công nhận hạng sao cơ sở lưu trú du lịch (đối với khách sạn) |
Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch |
5590: Cơ sở lưu trú khác |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự |
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố |
|
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa/quốc tế |
7912 |
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa/quốc tế |
Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch |
Dịch vụ in ấn |
1811: In ấn (không hoạt động tại trụ sở) 1812: Dịch vụ khác liên quan đến in |
Giấy phép hoạt động ngành in |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Kinh doanh bất động sản |
6810: thuộc chủ sở hữu hoặc cho thuê |
Biên bản xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy |
Công an Phòng cháy chữa cháy |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự |
Công an Quận |
||
6820: Sàn giao dịch bất động sản |
Thông báo hoạt động sàn giao dịch bất động sản |
Sở Xây Dựng |
|
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ |
8010: Hoạt động bảo vệ cá nhân 8020: Dịch vụ hệ thống bảo đảm an toàn 8030: Dịch vụ điều tra |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự |
Công an Thành phố |
Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng đóng chai |
1104 |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm |
Sở Y Tế (hoặc Phòng Y tế Quận) |
Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm |
Sở Y Tế (hoặc Phòng Y tế Quận) |
||
Sản xuất, chế biến thực phẩm |
10 |
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm |
Sở Y Tế |
Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm |
Sở Y Tế |
||
Kinh doanh dịch vụ ăn uống (Nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,…) |
56 |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm |
Sở Y Tế |
Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy |
Công an Quận |
||
Cơ sở giáo dục và đào tạo |
8559: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu |
Giấy phép hoạt động đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ huyện |
8510: Giáo dục mầm non |
Giấy phép thành lập trường |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh |
|
Hoạt động thú y |
7500 |
|
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh |
Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu |
2100 |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc |
Sở y tế |
Sản xuất mỹ phẩm |
2023 |
|
Sở y tế |
Kinh doanh các chất ảnh hưởng môi trường như: phế liệu, vải vụn, phế thải,… |
3830 |
|
Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện |
Kinh doanh phòng khám đa khoa/chuyên khoa/vật lý trị liệu, Phòng chẩn trị y học cổ truyền |
8620 |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động phòng khám |
Sở Y Tế |
Nhập khẩu sản phẩm thực phẩm |
4632 |
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm |
Bộ y tế |
Nhập khẩu trang thiết bị y tế |
4659 |
Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế (có giá trị 01 năm) |
Bộ Y tế |
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo (thuốc, mỹ phẩm, hóa chất, sữa và các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ, thực phẩm, chất phụ gia, dịch vụ khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế,…) |
7310 |
Giấy phép quảng cáo |
Sở y tế |
Giáo dục nghề nghiệp |
8531-8532-8533 |
Giấy phép dạy nghề của cơ sở |
Sở lao động TB & XH |
Kinh doanh rượu |
4633: Bán buôn đồ uống |
Giấy phép bán lẻ rượu |
Sở Công Thương |
Giấy phép bán buôn rượu |
Bộ Công Thương |
||
Sản xuất, kinh doanh rượu |
1102: Sản xuất rượu vang 1101: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh |
Giấy phép sản xuất rượu |
Bộ Công Thương |
Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh |
UBND cấp huyện |
||
Sản xuất phim |
5911 |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phim |
Cục điện ảnh – Bộ Văn hoá – Thông tin |
Bán hàng đa cấp |
Đa ngành hàng |
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp |
Sở Công thương |
Hoạt động trang thông tin điện tử (ICP) |
6312 |
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp |
Sở thông tin và truyền thông |
Kinh doanh hóa chất |
4669 |
Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất |
Sở Công thương |
Kinh doanh vận tải bằng ô tô |
4933 |
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô |
Sở Giao Thông Vận tải |
Hoạt động khuyến mãi |
Đa ngành hàng |
Giấy phép thực hiện chương trình khuyến mãi |
Sở Công thương/ Bộ Công thương |
Kinh doanh dịch vụ việc làm |
7810: Các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm |
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm |
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội |
Với bảng tổng hợp chi tiết các ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh trên đây, sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các quy định và điều kiện kinh doanh. Từ đó tránh được rủi ro pháp lý và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí trong quá trình xin giấy phép kinh doanh. Mời bạn tra cứu chi tiết hơn tại danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tại đây.
Nếu bạn có nhu cầu nhận tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia, đội ngũ Dịch Vụ Thuế 24h luôn sẵn lòng hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn và đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh một cách chính xác và phù hợp nhất. Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay!
Có thể bạn quan tâm: 3 Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty mới nhất
Một số khó khăn doanh nghiệp có thể gặp phải khi xin giấy phép con
Tại Việt Nam, các thủ tục pháp lý và quy trình cấp giấy phép kinh doanh hay các giấy phép con vẫn còn nhiều vướng mắc. Giữa bối cảnh nền kinh tế suy thoái, điều này càng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến nhiều doanh nghiệp gặp phải khi làm thủ tục xin giấy phép con:
- Thiếu hiểu biết về điều kiện và thủ tục: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện và thủ tục cần thiết để được cấp giấy phép con.
- Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể: Mặc dù đã có văn bản quy định chung, nhưng vẫn thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể về cách triển khai, tiêu chí đánh giá có thể gây chậm trễ và bối rối cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục.
- Yêu cầu khắt khe về điều kiện kinh doanh: Một số ngành yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu khắt khe như về nhân lực, trình độ lao động, vốn kinh doanh và quản lý, gây ra những khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng.
Lấy ví dụ thực tế ở trong ngành kinh doanh xăng dầu, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những quy định bất cập trong Nghị định số 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ, như là việc hạn chế doanh nghiệp bán lẻ không được lấy hàng từ nhiều nhà phân phối khác nhau. Quy định này khiến việc phân phối và quản lý hàng hóa trở nên rắc rối và đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp.
Tư vấn xin giấy phép kinh doanh nhanh chóng tại Dịch Vụ Thuế 24h
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị uy tín hỗ trợ tư vấn về ngành, nghề đầu tư kinh doanh và quy trình làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh, Dịch Vụ Thuế 24h là sự lựa chọn hoàn hảo. Chúng tôi tự hào là đối tác đáng tin cậy với hơn 11 năm kinh nghiệm, thành công giúp hàng trăm khách hàng doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề pháp lý. Với phương châm luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đội ngũ chuyên gia Dịch Vụ Thuế 24h cam kết mang đến trải nghiệm dịch vụ nhanh chóng – chuyên nghiệp – hiệu quả.
Hiện tại, Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp các dịch vụ liên quan đến giấy phép kinh doanh và giấy phép con bao gồm:
- Dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh trọn gói.
- Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh trọn gói
- Dịch vụ làm Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải.
- Dịch vụ xin Giấy phép lao động.
- Dịch vụ cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng.
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.
- Dịch vụ đăng ký mã vạch.
Khách hàng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ nhận được những giá trị đặc biệt như sau:
- Nhanh chóng: Cam kết hoàn thành mọi thủ tục trong thời gian ngắn nhất, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng.
- Chuyên nghiệp và tận tâm: Đội ngũ chuyên gia luôn sẵn lòng lắng nghe và tư vấn cho khách hàng 24/7, giúp giải quyết mọi vấn đề liên quan dịch vụ.
- Giải pháp toàn diện: Không chỉ cung cấp dịch vụ về giấy phép kinh doanh mà còn hỗ trợ khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến thuế và kế toán.
- Giá trị lâu dài: Đối tác đồng hành, hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình phát triển kinh doanh bền vững.
- Bảo mật thông tin: Thông tin khách hàng được lưu giữ cẩn thận và bảo mật tuyệt đối.
Đến với Dịch Vụ Thuế 24h, bạn có thể yên tâm về việc hoàn thành mọi thủ tục liên quan đến giấy phép kinh doanh và phát triển doanh nghiệp bền vững. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn!
Tham khảo: 4 cách tra cứu hộ kinh doanh cá thể chính xác nhất
Câu hỏi thường gặp về ngành nghề kinh doanh
Có bao nhiêu loại ngành nghề kinh doanh?
Trừ 51 ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh sách bị cấm đầu tư, kinh doanh tại Việt nam được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP, thì có hàng trăm loại ngành nghề kinh doanh. Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, các ngành, nghề này được phân chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và quản lý theo 5 cấp mã ngành như sau:
- 21 ngành cấp 1;
- 88 ngành cấp 2;
- 242 ngành cấp 3;
- 486 ngành cấp 4;
- 734 ngành cấp 5.
Theo quy định của pháp luật hiện hành có bao nhiêu ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam?
Hiện có tổng cộng 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định phân tán trong 391 văn bản pháp luật. Trong đó, chỉ tính riêng trong Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020, đã có 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này chỉ ra sự đa dạng và phong phú của các lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi điều kiện cụ thể để thực hiện.
Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp 29 ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh, và cung cấp thông tin mới nhất về các điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành. Tuy nhiên thủ tục xin giấy phép kinh doanh khá phức tạp và yêu cầu doanh nghiệp đầu tư nhiều thời gian và công sức.
Với sứ mệnh làm đơn giản và nhanh chóng mọi thủ tục liên quan đến giấy phép kinh doanh, Dịch Vụ Thuế 24h luôn sẵn sàng trở thành đối tác đáng tin cậy của doanh nghiệp bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh doanh của bạn!