Trong nửa đầu năm 2024, cơ quan thuế đã tiến hành 20.645 cuộc thanh tra và kiểm tra, rà soát 244.008 hồ sơ, tương đương 100,4% so với năm trước. Trong đó, số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra lên tới 18.960 tỷ đồng, và khoản xử phạt và tiền chậm nộp thuế lên tới 11 tỷ đồng(1).
Trước tình hình đó, mỗi doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều cần hiểu rõ mức phạt chậm nộp thuế để đảm bảo luôn tuân thủ đúng quy định và tránh rủi ro vi phạm tài chính không đáng có.
Trong bài viết này, hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá chi tiết về thời hạn nộp các loại thuế và cách tính tiền chậm nộp thuế theo quy định mới nhất.
Văn bản pháp luật quy định về nộp thuế
- Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: Quy định về các trường hợp phải nộp tiền phạt chậm nộp thuế.
- Thông tư số 80/2021/TT-BTC: Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền chậm nộp thuế.
Nội Dung Chính
ToggleTrường hợp phải nộp tiền chậm nộp thuế
Quy trình nộp các loại thuế tại cơ quan quản lý thuế có thủ tục và thời hạn quy định cụ thể. Việc nộp thuế sau thời hạn này có thể dẫn đến các khoản phạt tiền chậm nộp, hay còn gọi là lãi chậm nộp thuế. Dưới đây là các trường hợp bị phạt chậm nộp thuế, theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019:
- Chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định:
Nếu người nộp thuế (NNT) không nộp tiền thuế đúng thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế, thì sẽ phải nộp tiền chậm nộp.
Ví dụ: Một doanh nghiệp được yêu cầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngày 30/06, nhưng đến ngày 10/07 mới nộp thì số tiền thuế phải nộp sẽ bị tính thêm tiền chậm nộp cho khoảng thời gian từ 01/07 đến 10/07.
- Khai bổ sung làm tăng số tiền thuế phải nộp:
Khi NNT khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc bị cơ quan thuế phát hiện khai thiếu thuế, sẽ phải nộp tiền chậm nộp cho số tiền thuế tăng thêm từ ngày hết hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
Ví dụ: Công ty A khai báo thuế TNDN cho kỳ tính thuế năm 2023 và đã nộp thuế đúng hạn vào ngày 31/3/2024. Tuy nhiên, vào ngày 1/7/2024, công ty phát hiện đã khai thiếu số tiền thuế phải nộp do sai sót trong hồ sơ khai thuế. Sau khi khai bổ sung, số tiền thuế phải nộp tăng thêm 100 triệu đồng.
Giả sử công ty đóng tiền phạt chậm nộp thuế vào ngày 10/7/2024, thì tiền chậm nộp sẽ tính từ ngày 1/4/2024 đến ngày 10/7/2024.
- Khai bổ sung làm giảm số tiền thuế đã hoàn trả:
Khi NNT khai bổ sung hồ sơ làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc bị cơ quan thuế phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền đã hoàn, sẽ phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế hoàn phải thu hồi từ ngày nhận được tiền hoàn trả.
Ví dụ: Công ty B nhận được 50 triệu đồng hoàn thuế GTGT vào ngày 15/3/2024. Tuy nhiên, vào ngày 1/6/2024, công ty phát hiện đã kê khai sai và số tiền thuế thực tế được hoàn là 40 triệu đồng.
Do đó, công ty B phải nộp tiền chậm nộp đối với 10 triệu đồng tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi, tính từ ngày 15/3/2024 đến ngày 1/6/2024.
- Trường hợp không bị xử phạt do hết thời hiệu nhưng bị truy thu thuế:
Trường hợp này xảy ra khi hành vi vi phạm đã hết thời hiệu xử phạt hành chính nhưng vẫn bị truy thu số tiền thuế thiếu.
- Được nộp dần tiền thuế nợ
NNT được cơ quan thuế cho phép nộp dần số tiền thuế nợ nhưng vẫn phải nộp tiền chậm nộp cho số tiền thuế nợ đó.
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng bị truy thu thuế do hành vi khác
Các trường hợp này liên quan đến hành vi vi phạm khác được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019.
- Cơ quan, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền vào ngân sách nhà nước
Ví dụ: Một ngân hàng được ủy nhiệm thu thuế GTGT từ doanh nghiệp nhưng chậm chuyển tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, thì ngân hàng đó phải chịu tiền chậm nộp.
Thời hạn nộp tiền thuế
Các cá nhân và doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra, cập nhật thông tin về các quy định và chính sách thuế mới nhất để tránh các khoản phạt chậm nộp và đảm bảo sự minh bạch tài chính khi kinh doanh. Cùng tìm hiểu thời hạn nộp một số loại thuế quan trọng đối với doanh nghiệp.
Thuế môn bài
Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp, hộ kinh doanh mới thành lập, thời hạn nộp thuế môn bài là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Ví dụ: Công ty C được thành lập vào ngày 15/6/2024, hạn chót để nộp thuế môn bài sẽ là ngày 31/7/2024.
Thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thuế TNDN
Hạn chót nộp các loại thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TNDN, cũng chính là thời hạn nộp tờ kê khai thuế hàng tháng, quý, hay quyết toán thuế (tùy vào phương thức khai thuế của doanh nghiệp). Cụ thể như sau:
- Hồ sơ khai thuế theo tháng: Nộp thuế chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Hồ sơ khai thuế theo quý: Hạn chót nộp thuế là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Hồ sơ khai quyết toán thuế: Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Cách tính tiền chậm nộp thuế
Số tiền phạt chậm nộp thuế là khác nhau tùy theo thời điểm phát hiện vi phạm và mức phạt cụ thể quy định bởi pháp luật hiện hành. Vậy làm thế nào để tính tiền chậm nộp thuế chính xác?
Sau đây, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách tính tiền chậm nộp thuế chuẩn xác, căn cứ vào Luật Quản lý thuế 2019 và Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
Đầu tiên, người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp và nộp vào ngân sách nhà nước theo công thức quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Số tiền phạt chậm nộp = Số tiền thuế chậm nộp x Tỷ lệ phạt (%) x Số ngày chậm nộp
Trong đó, tỷ lệ phạt thay đổi dựa trên thời điểm phát sinh khoản tiền thuế chậm nộp. Cụ thể như sau:
- Chậm nộp từ ngày 01/07/2016 trở đi
Đối với các khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/07/2016, số tiền phạt chậm nộp áp dụng mức phạt là 0,03%/ngày.
Ví dụ:
Công ty XYZ nợ 100 triệu đồng tiền thuế từ ngày 01/07/2023. Đến ngày 01/08/2023, công ty mới nộp số tiền này. Số ngày chậm nộp là 31 ngày. Công thức tính lãi chậm nộp thuế là:
Số tiền phạt = 100.000.000 x 0,03% x 31 = 930.000 đồng.
- Chậm nộp từ trước ngày 01/07/2016
- Trường hợp 1: Trước 01/01/2015
Theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2012, mức phạt đối với số ngày chậm nộp thuế xác định như sau:
- Chậm nộp dưới 90 ngày: 0,05%/ngày.
- Chậm nộp trên 90 ngày: 0,07%/ngày.
Giả sử, công ty ABC nợ 50 triệu đồng thuế từ ngày 01/01/2014 đến ngày 01/05/2014. Số ngày chậm nộp vừa là 120 ngày, do đó số tiền phạt chậm nộp được tính như sau:
Số tiền phạt 90 ngày đầu = 50.000.000 x 0,05% x 90 = 2.250.000 đồng.
Số tiền phạt 30 ngày tiếp theo = 50.000.000 x 0,07% x 30 = 1.050.000 đồng.
=> Tổng số tiền phạt chậm nộp thuế = 2.250.000 + 1.050.000 = 3.300.000 đồng.
- Trường hợp 2: Từ ngày 01/01/2015 đến 30/06/2016
Mức phạt áp dụng đối với mọi đối tượng chậm nộp trong khoảng thời gian này là 0,05%/ngày.
Ví dụ:
Công ty XYZ nợ 80 triệu đồng tiền thuế, có hạn nộp vào ngày 01/06/2015. Tới ngày 30/07/2016, công ty mới nộp số tiền này. Số ngày chậm nộp chia làm hai giai đoạn áp dụng tỷ lệ phạt khác nhau là 395 ngày (01/06/2015 – 30/06/2016) và 30 ngày (01/07/2016 – 30/07/2016).
Số tiền phạt giai đoạn 1 = 80.000.000 x 0,05% x 395 = 15.800.000 đồng.
Số tiền phạt giai đoạn 2 = 80.000.000 x 0,03% x 30 = 720.000 đồng.
Tổng số tiền phạt chậm nộp thuế mà công ty XYZ phải nộp là 16.520.000 đồng.
*Lưu ý:
- Nếu người nộp thuế có số tiền nộp thừa, thì có thể được bù trừ với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền phải nộp của lần tiếp theo, hoặc được hoàn trả khi không còn nợ thuế.
- Sau 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế còn nợ và số ngày chậm nộp.
- Số ngày chậm nộp thuế bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định nhà nước.
Mức phạt chậm nộp thuế hiện nay
Luật quản lý thuế 2019 đã quy định rõ mức phạt chậm nộp cụ thể đối với mỗi loại thuế, nhằm đảm bảo tính công bằng trong công tác quản lý và nguồn thu NSNN. Dưới đây là các quy định mới nhất về mức phạt chậm nộp thuế đối với thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TNDN, cũng như quy định nộp tờ khai thuế để bạn tham khảo.
Mức phạt chậm nộp thuế TNCN
Thông thường, tiền thuế TNCN được quyết toán và nộp hồ sơ kê khai theo tháng hoặc theo năm. Cụ thể thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN quy định như sau:
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
- Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm liền kề trước đó đối với hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp mới ra kinh doanh thì hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Nếu quá các thời hạn này, người nộp thuế phải chịu mức phạt chậm nộp thuế TNCN bằng 0,03%/ngày chậm nộp (quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019).
Giả sử công ty ABC quyết toán thuế TNCN năm 2023 thay cho nhân viên với tổng số tiền là 100.000.000 đồng. Hạn chót nộp hồ sơ quyết toán là 31/03/2024, nhưng tới ngày 15/04/2024 kế toán công ty mới nộp, tức là chậm 15 ngày so với thời hạn quy định. Do đó, tính tiền chậm nộp thuế thu nhập cá nhân mà công ty phải chịu là:
Số tiền phạt chậm nộp thuế TNCN = 100.000.000 x 0,03% x 15 = 450.000 đồng.
Mức phạt chậm nộp thuế GTGT
Theo Điều 86 Thông tư 80/2021/TT-BTC, thời hạn nộp thuế GTGT được quy định như sau:
- Đối với hồ sơ khai thuế theo tháng, thời hạn nộp tiền thuế là ngày 20 của tháng tiếp theo.
- Đối với hồ sơ khai thuế theo quý, thời hạn nộp tiền thuế là ngày 30 của quý tiếp theo.
- Đối với hồ sơ khai thuế theo năm, thời hạn nộp tiền thuế là ngày 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
- Đối với hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh, thời hạn nộp tiền thuế là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ.
- Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm, thời hạn nộp tiền thuế là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Mức phạt nộp chậm tiền thuế GTGT được tính dựa trên quy định tương tự với thuế TNCN là 0,03% mỗi ngày so với số tiền thuế chậm nộp.
Lấy ví dụ, gia đình bà Oanh kinh doanh quán ăn có doanh thu hàng năm là 120 triệu đồng và khai thuế GTGT theo phương pháp khoán. Thời hạn nộp thuế GTGT của hộ kinh doanh này là ngày 15 tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, vào kỳ tính thuế năm 2023, hộ nộp thuế ngày 10/1/2024 (tức là chậm 26 ngày so với thời hạn).
Giả sử áp dụng mức thuế suất GTGT 5%, số tiền thuế GTGT bà Oanh phải nộp là:
Thuế GTGT = 120.000.000 x 5% = 6.000.000 đồng.
Số tiền phạt chậm nộp thuế GTGT của hộ kinh doanh bà Oanh là:
Tiền phạt chậm nộp thuế GTGT = 6.000.000 x 0,03% x 26 = 46.800 đồng.
Mức phạt chậm nộp thuế TNDN
Theo Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp thuế TNDN quy định như sau:
- Nộp thuế TNDN theo năm: Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính của doanh nghiệp.
- Nộp thuế TNDN tạm tính theo quý: Chậm nhất vào ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo.
- Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế trùng với ngày nghỉ, thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó (quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP).
Ví dụ: Công ty XYZ phải nộp số tiền thuế TNDN tạm tính cho quý 3/2024 là 300 triệu đồng vào ngày 30/10/2024. Tuy nhiên, tới ngày 15/11/2024, tức là 16 ngày sau thời hạn, công ty mới thanh toán tiền thuế cho cơ quan quản lý.
Vậy, tính tiền chậm nộp thuế TNDN của công ty sẽ là:
Tiền phạt chậm nộp thuế TNDN = 300.000.000 x 0,03% x 16 = 1.440.000 đồng.
Ngoài ra, theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các mức phạt cụ thể đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế chậm được quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 1 đến 5 ngày.
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng cho hành vi nộp hồ sơ quá hạn từ 1 đến 30 ngày.
- Phạt từ 5 triệu đến 8 triệu đồng nếu nộp hồ sơ quá hạn từ 31 đến 60 ngày.
- Phạt từ 8 triệu đến 15 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ quá hạn từ 61 đến 90 ngày hoặc không nộp hồ sơ nhưng không phát sinh thuế.
- Phạt từ 15 triệu đến 25 triệu đồng nếu nộp hồ sơ quá hạn trên 90 ngày có phát sinh thuế.
Như vậy, việc nộp thuế chậm trễ không chỉ dẫn đến rủi ro tài chính không mong muốn mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Để đảm bảo quy trình nộp thuế diễn ra nhanh chóng và đúng quy định, doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia như đội ngũ Dịch Vụ Thuế 24h. Chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm và hỗ trợ hoàn thành mọi thủ tục thuế trong thời gian sớm nhất. Liên hệ ngay!
Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ tư vấn đề về thuế nhanh chóng
Dịch Vụ Thuế 24h là đơn vị có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thuế – pháp lý – tài chính chuyên nghiệp, cam kết mang đến giải pháp thuế nhanh chóng và chính xác cho doanh nghiệp và cá nhân.
Chúng tôi hiểu rằng việc quản lý tài chính và nộp thuế đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên môn sâu rộng. Vì vậy, với chi phí hợp lý, đội ngũ kế toán thuế và luật sư của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề và thủ tục liên quan như: Quyết toán thuế, Hoàn thuế GTGT, Hoàn thuế TNCN,…
Tại Dịch Vụ Thuế 24h, quy trình dịch vụ được thiết kế linh hoạt, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật hiện hành, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Bao gồm các bước thực hiện chính sau đây:
- Tiếp nhận yêu cầu và phân tích tình trạng thuế của khách hàng.
- Tư vấn và xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề thuế phù hợp.
- Thực hiện các thủ tục cần thiết tại Cơ quan thuế.
- Báo cáo tiến độ thường xuyên và bàn giao kết quả đúng thời hạn thỏa thuận.
- Hỗ trợ các yêu cầu khác liên quan đến thuế, tài chính doanh nghiệp.
Dịch Vụ Thuế 24h cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn thuế với sự chính xác, nhanh chóng và bảo mật tuyệt đối. Chúng tôi đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia thuế giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về luật thuế.
Đến với chúng tôi, khách hàng có thể yên tâm rằng các vấn đề về thuế sẽ được giải quyết một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình phát triển kinh doanh bền vững.
Câu hỏi thường gặp về cách tính tiền chậm nộp thuế
Trường hợp nào không phải tính tiền chậm nộp thuế?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, tiền chậm nộp thuế không được tính trong các trường hợp sau:
- Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng chưa thực hiện thanh toán (bao gồm cả nhà thầu phụ quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư).
- Trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định hoặc khi chưa có giá chính thức và chưa xác định được khoản thực thanh toán.
Ngoài ra, chưa tính tiền chậm nộp thuế trong trường hợp:
- Trường hợp khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019.
- Người nộp thuế khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm, số tiền chậm nộp sẽ được điều chỉnh tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
- Người nộp thuế được miễn tiền chậm nộp trong các trường hợp bất khả kháng.
Trong trường hợp bất khả kháng, tiền chậm nộp thuế và tiền phạt vi phạm hành chính về thuế có được miễn không?
Trong trường hợp bất khả kháng, người nộp thuế có thể được miễn tiền chậm nộp thuế theo quy định tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019.
Tuy nhiên, việc miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế phụ thuộc vào các quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, trong trường hợp bất khả kháng, người nộp thuế có thể được miễn tiền phạt vi phạm hành chính nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định liên quan.
Tiền chậm nộp thuế với tiền phạt chậm nộp thuế khác nhau như thế nào?
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa tiền chậm nộp thuế và tiền phạt chậm nộp thuế:
Tiền chậm nộp tiền thuế |
Tiền phạt chậm nộp thuế |
|
|
Tóm lại, tiền chậm nộp tiền thuế liên quan đến việc trễ nộp số thuế, còn tiền phạt chậm nộp thuế là khoản phạt khi không nộp tiền phạt đúng hạn, với mức nộp và tỷ lệ phần trăm khác nhau.
Trên đây là thông tin cập nhật mới nhất về quy định mức phạt và cách tính tiền chậm nộp thuế trong năm 2024. Việc hiểu và áp dụng chính xác các quy định về thời hạn nộp thuế không chỉ giúp doanh nghiệp và cá nhân tránh được rủi ro tài chính mà còn đảm bảo tuân thủ luật pháp.
Nếu bạn là người mới ra kinh doanh và gặp khó khăn trong quá trình nộp thuế, dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp sẽ là giải pháp tối ưu. Dịch Vụ Thuế 24h cam kết là đối tác cung cấp giải pháp tư vấn thuế toàn diện, giúp bạn xử lý nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề liên quan đến thuế. Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia!
*Nguồn tham khảo:
(1): https://mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/pages_r/l/chi-tiet-tin-tin-tuc-tai-chinh?dDocName=MOFUCM319626