Tìm kiếm
Close this search box.

Nhân viên nhà nước có được mở công ty hay không

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không
Nội dung chính:

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tăng thêm thu nhập của viên chức là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, với vai trò là người làm việc trong hệ thống công quyền, việc thành lập doanh nghiệp dẫn đến sự xung đột lợi ích và minh bạch trong quản lý, gây ảnh hưởng an sinh xã hội. Do đó, viên chức cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định liên quan trước khi quyết định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Vậy công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên theo các quy định pháp luật hiện hành trong bài viết dưới đây.

Văn  bản pháp luật quy định về thành lập doanh nghiệp 

Viên chức là ai?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Là các tổ chức do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân và cung cấp các dịch vụ công nhằm phục vụ quản lý Nhà nước.

Viên chức là ai
Viên chức là ai?

Mối quan hệ giữa viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập được thiết lập dựa trên một hợp đồng lao động. Theo Luật Viên chức năm 2010, có hai loại hợp đồng chính:

  • Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Loại hợp đồng trong đó hai bên thỏa thuận về thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng. Thời hạn này thường kéo dài từ 12 đến 60 tháng.
  • Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà không xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng, cho phép viên chức làm việc lâu dài tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Không giống như công chức là những người được bổ nhiệm để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước mà viên chức chủ yếu tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng. Ví dụ, một giáo viên tại trường học công lập, bác sĩ tại bệnh viện công hoặc nhân viên thư viện tại một thư viện công cộng đều là những viên chức.

Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo khoản 2 và 3 điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, các đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng.
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước trừ trường hợp được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính tại các cơ sở cải tạo bắt buộc.

Như vậy, theo các quy định hiện hành, viên chức không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Quy định này nhằm bảo vệ tính công bằng, minh bạch và ngăn chặn các hành vi xung đột lợi ích trong hệ thống công quyền. Tuy nhiên, viên chức vẫn có quyền tham gia đầu tư vào doanh nghiệp với điều kiện không tham gia vào quản lý hoặc điều hành doanh nghiệp đó.

Công chức có được kinh doanh hộ cá thể
Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Tại sao viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Căn cứ khoản 2,3,4,5 điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018 lý giải những lý do sau về việc viên chức không được thành lập doanh nghiệp như sau:

  • Tránh xung đột lợi ích: Viên chức, đặc biệt là những người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước, có thể phải xử lý các công việc liên quan đến quản lý nhà nước. Nếu họ tham gia vào hoạt động kinh doanh dẫn đến xung đột lợi ích giữa việc thực hiện công vụ và lợi ích cá nhân từ doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quyết định và xử lý công việc.
  • Bảo đảm công bằng và minh bạch: Nếu viên chức có quyền thành lập doanh nghiệp, họ có thể lợi dụng thông tin và quyền hạn của mình để thu lợi cá nhân, ảnh hưởng đến tính minh bạch và công bằng trong công việc.
  • Ngăn ngừa lạm dụng quyền hạn: Quy định này còn nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền hạn trong việc giải quyết công việc và tạo ra môi trường làm việc công bằng cho tất cả mọi người. Việc viên chức tham gia quản lý doanh nghiệp có thể dẫn đến việc họ sử dụng vị trí của mình để có lợi cho doanh nghiệp của mình hoặc của người thân.

Ví dụ: Một viên chức làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư trong khu vực. Nếu viên chức này đồng thời sở hữu một công ty xây dựng, họ có thể lợi dụng quyền hạn của mình để phê duyệt các dự án có lợi cho công ty của mình, chẳng hạn như đảm bảo công ty của họ được chọn thầu hoặc hưởng các ưu đãi đặc biệt. 

Tại sao viên chức không được thành lập doanh nghiệp
Tại sao viên chức không được thành lập doanh nghiệp

Tình trạng này không chỉ tạo ra xung đột lợi ích mà còn làm giảm tính minh bạch và công bằng trong phân bổ nguồn lực công, từ đó gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế và xã hội. Do đó, pháp luật quy định cấm viên chức thành lập hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa tình trạng này.

Cán bộ, công chức, viên chức có thể góp vốn, mua cổ phần công ty không?

Theo Khoản 3, Điều 14 của Luật Viên chức, viên chức có quyền tham gia vào các hoạt động kinh doanh ngoài giờ làm việc, bao gồm việc góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư. Tuy nhiên, viên chức không được phép tham gia vào việc quản lý hoặc điều hành các tổ chức này, trừ khi có quy định khác từ các luật chuyên ngành. 

Ngoài ra, khoản 2 điều 20 Luật phòng chống tham nhũng đề cập, người đứng đầu và cấp phó của cơ quan nhà nước không được phép góp vốn vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà họ đang trực tiếp quản lý. Điều này cũng áp dụng cho việc vợ, chồng, bố, mẹ hoặc con cái không được phép tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực mà người đứng đầu hoặc cấp phó đang trực tiếp quản lý.

Ví dụ: Ông A là Giám đốc Sở Y tế của tỉnh A, Ông A không thể góp vốn vào một công ty dược phẩm hoặc bệnh viện tư nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế. 

Xử lý công chức, viên chức khi bị phát hiện thành lập doanh nghiệp

Khi phát hiện viên chức tham gia thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký và cơ quan quản lý viên chức sẽ có các biện pháp xử lý theo quy định. Cụ thể.

Quy trình xử lý cán bộ, viên chức thành lập doanh nghiệp

Quy trình xử lý khi cán bộ, viên chức thành lập doanh nghiệp sai quy định bao gồm các bước sau:

Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xác minh viên chức có vi phạm quy định không được thành lập, tham gia thành lập, hoặc quản lý doanh nghiệp.

Bước 2: Trường hợp xác định viên chức đã vi phạm quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về việc vi phạm cho cá nhân và doanh nghiệp liên quan. Thông báo này nêu rõ các hành vi vi phạm và yêu cầu khắc phục.

Bước 3: Cơ quan sẽ yêu cầu viên chức và doanh nghiệp khắc phục vi phạm. Điều này có thể bao gồm việc viên chức phải từ chức khỏi các chức vụ liên quan đến doanh nghiệp hoặc rút khỏi vai trò trong doanh nghiệp.

Bước 4: Nếu vi phạm rõ ràng, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với viên chức và doanh nghiệp.

Bước 5: Thông báo cơ quan quản lý viên chức tiếng hành các biện pháp xử lý nội bộ.

Bước 6: Tùy vào mức độ vi phạm, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể áp dụng các biện pháp khác theo quy định pháp luật để xử lý vi phạm một cách phù hợp.

Quy trình xử lý viên chức thành lập doanh nghiệp
Quy trình xử lý viên chức thành lập doanh nghiệp

Mức phạt khi cán bộ, viên chức thành lập doanh nghiệp

Theo Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, nếu cán bộ, viên chức thành lập doanh nghiệp trái quy định, có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong các trường hợp sau:

  • Góp vốn thành lập doanh nghiệp, hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không tuân theo hình thức pháp luật yêu cầu.
  • Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, hoặc phần vốn góp, nhưng vẫn thực hiện hành vi này.

Đồng thời phải thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả của các vi phạm này, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu điều chỉnh các thành viên góp vốn, mua cổ phần, hoặc phần vốn góp để phù hợp với quy định pháp luật.

Công chức có được kinh doanh không
Mức phạt khi cán bộ, viên chức thành lập doanh nghiệp

Một số câu hỏi liên quan về thành lập doanh nghiệp

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, mọi cá nhân và tổ chức đều có quyền thành lập và điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 17 của Luật này.

Công an có thể thành lập doanh nghiệp hay không

Công an nhân dân không được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không nằm trong đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, có thể góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh theo đúng quy định của pháp luật.

Cán bộ, viên chức, công chức có được kinh doanh hộ cá thể không?

Theo Luật Cán bộ, công chức 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 52/2019/QH14) và Luật Phòng chống tham nhũng 2018, cán bộ, công chức không bị cấm thành lập hộ kinh doanh, ngoại trừ các trường hợp có thể ảnh hưởng đến uy tín hoặc làm lộ bí mật của nhà nước.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp vấn đề viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật để tránh những xung đột không đáng có.

Nếu bạn đang băn khoăn về thủ tục thành lập doanh nghiệp, thuế, hoặc kế toán, hãy liên hệ ngay với Dịch Vụ Thuế 24h. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, mang đến những giải pháp phù hợp nhất cho tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Bài viết mới nhất

doanh nghiệp là gì

Khái niệm doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp không đơn thuần là một thực thể được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn bao hàm nhiều yếu tố pháp lý và cấu trúc tổ chức phức tạp. Định nghĩa về doanh nghiệp là gì? không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận, mà còn liên quan đến các quy định pháp luật, các hình thức tổ chức khác nhau và trách nhiệm của các bên liên quan. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, đặc điểm và những khía cạnh pháp lý liên quan đến các loại hình doanh nghiệp, hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá chi tiết trong bài viết này. Căn cứ pháp lý  Luật Doanh nghiệp 2020:  Thiết chế các quy phạm pháp luật quy định về những điều kiện, trình tự thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg: Hệ thống ngành nghề kinh tế hợp pháp tại Việt Nam. Tổng quan về doanh nghiệp Khái niệm doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp, theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, là tổ chức được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo

nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên

Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên?

Khi bắt đầu khởi nghiệp, việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất mà mỗi doanh nhân cần xem xét kỹ lưỡng. Đối với nhiều người, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được xem là lựa chọn phổ biến nhờ tính linh hoạt và an toàn về trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên? Mỗi loại hình đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục tiêu kinh doanh khác nhau. Bài viết này sẽ giúp các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại hình công ty TNHH, từ đó hỗ trợ có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bước đầu khởi nghiệp của mình. Văn bản pháp luật quy định về thành lập công ty TNHH Luật Doanh nghiệp 2020: quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

Nhân viên nhà nước có được mở công ty hay không

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tăng thêm thu nhập của viên chức là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, với vai trò là người làm việc trong hệ thống công quyền, việc thành lập doanh nghiệp dẫn đến sự xung đột lợi ích và minh bạch trong quản lý, gây ảnh hưởng an sinh xã hội. Do đó, viên chức cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định liên quan trước khi quyết định tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vậy công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên theo các quy định pháp luật hiện hành trong bài viết dưới đây. Văn  bản pháp luật quy định về thành lập doanh nghiệp  Luật Doanh nghiệp 2020 Luật Viên chức 2010 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 Viên chức là ai? Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Là các tổ chức do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị –

kỳ kê khai thuế gtgt

Quy định về chu kỳ kê khai thuế GTGT mới nhất

Mỗi tổ chức và cá nhân kinh doanh đều có nghĩa vụ kê khai đầy đủ các giao dịch chịu thuế GTGT phát sinh đúng hạn cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn phải chịu các khoản phạt và lãi suất cao do nộp tờ khai chậm trễ. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP về việc gia hạn thời gian nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trong nửa cuối năm 2024, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính trong giai đoạn thị trường nhiều biến động. Vậy xác định chu kỳ kê khai thuế GTGT như thế nào? Việc tuân thủ thời hạn nộp tờ khai thuế sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình đóng thuế và tránh rủi ro vi phạm pháp lý. Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các thay đổi trong kỳ khai thuế GTGT năm 2024, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi ích từ chính sách gia hạn này. Tìm hiểu ngay! Văn bản pháp luật quy định về kê khai thuế GTGT: Nghị

cổ tức là gì

Cổ tức là gì? Quy trình và cách chia cổ tức trong công ty cổ phần

Quý 2/2024 đã chứng kiến một sự tăng trưởng ấn tượng với tổng lợi nhuận sau thuế của 482 doanh nghiệp niêm yết tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2023, vượt mức tăng trưởng 16,5% của quý 1(1). Thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết cũng đã tổ chức xong đại hội đồng cổ đông 2024 (ĐHĐCĐ), và công bố kết quả kinh doanh và chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu.  Vậy cổ tức là gì và có những loại cổ tức nào? Quy trình chi trả cổ tức diễn ra như thế nào? Việc hiểu rõ những thông tin này là cần thiết để nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh gặp rủi ro tài chính không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, quy định chi trả cổ tức và cách chia cổ phần trong công ty qua bài viết dưới đây. Văn bản pháp luật quy định về cổ tức Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14: Quy định về khái niệm cổ tức là gì, hình thức và quy trình chi trả cổ tức cho cổ đông

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.