Tìm kiếm
Close this search box.

Thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh
Nội dung chính:

Một doanh nghiệp tư nhân ABC đang trên đà phát triển nhanh chóng. Nhưng do có một số điều chỉnh trong tổ chức quản lý và chiến lược, chủ doanh nghiệp là ông T quyết định chuyển quyền tiếp quản công ty cho đối tác lâu dài của mình là bà H. Trường hợp này, ông T phải thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh (GPKD) trong thời hạn quy định của Nhà nước.

Quá trình thay đổi thông tin trên giấy phép kinh doanh cần trải qua nhiều bước và yêu cầu giấy tờ đặc biệt. Nếu chủ doanh nghiệp không nắm rõ thủ tục, họ có thể khiến hoạt động kinh doanh của công ty bị gián đoạn và thậm chí chịu phạt hành chính.

Bài viết dưới đây của Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cung cấp cho bạn kiến thức chính xác và hướng dẫn chi tiết cách thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh theo quy định mới nhất. Tham khảo các văn bản pháp lý quy định về thay đổi người đứng tên trên GPKD: 

Các trường hợp thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Trước tiên, bạn cần hiểu khi nào cần thay đổi thành viên/chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật. Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 49, 50, 52, 53, 54 thuộc Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Dưới đây là bảng tổng hợp các trường hợp phổ biến cần thay đổi người đứng tên trên GPKD:

Loại Công Ty

Trường Hợp Thay Đổi

Luật Quy Định

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 Thành Viên

– Thay đổi chủ sở hữu công ty – Thay đổi người đại diện theo pháp luật

Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020: Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty TNHH 2 Thành Viên trở lên

– Thay đổi thành viên – Thay đổi người đại diện theo pháp luật

Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020: Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần

Chỉ thay đổi người đại diện theo pháp luật

Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2020: Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

Công ty hợp danh

– Thay đổi/thêm thành viên hợp danh – Thay đổi thành viên góp vốn – Thay đổi người đại diện theo pháp luật

Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020: Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân

Thay đổi chủ doanh nghiệp trong trường hợp bán, tặng hoặc chủ doanh nghiệp chết

Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020: Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết.

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Thay đổi người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Điều 62 Luật Doanh nghiệp 2020: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể

– Thay đổi chủ hộ kinh doanh – Thay đổi thành viên hộ gia đình – Thừa kế hộ kinh doanh

Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2020: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Ngoài ra, khi thay đổi danh sách thành viên công ty hay chủ sở hữu đồng nghĩa với công ty phải thay đổi vốn điều lệ công ty hay tỷ lệ vốn góp theo đúng quy định tại Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Đặc biệt trong trường hợp giảm vốn, doanh nghiệp cần bảo đảm thanh toán nghĩa vụ tài chính và nợ tồn đọng. Đối với tăng vốn, công ty phải có sự chấp thuận của cơ quan đăng ký kinh doanh và đảm bảo thực hiện thủ tục đăng ký chính xác. 

Điều này đặt ra một loạt các yêu cầu về tư cách pháp nhân, quyết định của cổ đông và có thể liên quan đến các vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến nhà đầu tư đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về quy trình chi tiết và những lưu ý cần thiết cho việc thay đổi vốn điều lệ, hãy đọc thêm tại bài blog của Dịch vụ thuế 24h.

Tham khảo: Hồ sơ và thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần mới nhất

Những trường hợp không thể thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Các trường hợp doanh nghiệp không thể thay đổi người đứng tên hay nội dung trên giấy phép kinh doanh được quy định rõ trong Khoản 1 điều 65 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Chi tiết như sau:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh đã ra quyết định doanh nghiệp vi phạm và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể sẽ không có khả năng thực hiện thay đổi người đứng tên.
  • Có yêu cầu từ Tòa án, Cơ quan thi hành án, Cơ quan điều tra, hoặc các cấp lãnh đạo Cơ quan điều tra, Điều tra viên. Chi tiết quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, do Quốc hội ban hành.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký.
Trường hợp không thể thay đổi người đứng tên
Những trường hợp không thể thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thực hiện các điều sau sẽ được tiếp tục thông báo thay đổi chủ sở hữu trên giấy phép kinh doanh hoặc các nội dung đăng ký doanh nghiệp:

  • Khi doanh nghiệp đã thực hiện biện pháp khắc phục theo yêu cầu trong Thông báo về vi phạm và được chấp nhận bởi Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Doanh nghiệp cần đăng ký thủ tục đổi giấy phép kinh doanh để hoàn tất quá trình giải thể theo quy định (điều này phải được giải trình rõ ràng).
  • Khi có văn bản chấp thuận từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định.
  • Doanh nghiệp đã chuyển từ tình trạng “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” sang “Đang hoạt động”.

Hồ sơ thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh gồm những gì?

Khi bạn đã xác định công ty mình thuộc trường hợp được phép thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh, bạn có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký để nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu các thành phần hồ sơ cần thiết đối với từng loại hình doanh nghiệp sau đây.

Hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên hợp danh và góp vốn

Dựa trên quy định tại Điều 49 và Khoản 2 Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ, hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên hợp danh và thành viên góp vốn gồm có:

Trường hợp thay đổi

Thành Phần Hồ Sơ

Phần vốn góp và tỷ lệ góp vốn

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện công ty theo pháp luật ký. – Danh sách thành viên với chữ ký của thành viên thay đổi (không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn). – Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh chuyển nhượng. – Văn bản chấp thuận đầu tư nước ngoài (nếu có).

Thêm/Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (có chữ ký của người đại diện công ty theo pháp luật). – Danh sách thành viên hợp danh theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2020 (không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn). – Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên hợp danh mới.

Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty cổ phần

Điều 50 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đã quy định đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật, cần nộp các giấy tờ sau:

  • Thông báo thay đổi người đại diện công ty theo pháp luật, có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty (Chi tiết đọc tại Khoản 2 Điều 50 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện mới.
  • Nghị quyết, quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên)  
  • Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).
  • Riêng đối với công ty cổ phần, chia làm hai trường hợp như sau:
    • Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật (nếu có làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty).
    • Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật (nếu không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty).

Ngoài ra, đối với các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Doanh nghiệp thì nghị quyết/quyết định và biên bản họp Hội đồng thành viên sẽ được thay thế bằng văn bản xác nhận về tình trạng của người đại diện thay đổi (chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm, tạm giam, hình phạt tù, hạn chế hành vi dân sự, v.v.).

Hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên

Các loại giấy tờ cần thiết khi đăng ký thay đổi thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định rõ tại Điều 52 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Chúng tôi đã tổng hợp lại danh sách cho từng trường hợp cụ thể để bạn tham khảo như sau:

Thành phần hồ sơ Trường hợp thay đổi thành viên
Thành viên mới dẫn đến tăng vốn Do chuyển nhượng phần vốn góp Do thừa kế Do thành viên không thực hiện cam kết góp vốn Do tặng cho phần vốn góp Do sử dụng phần vốn góp để trả nợ Do quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️
Danh sách thành viên (có chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi) ✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên ✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️
Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới ✔️ ✔️
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc tổ chức ✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️
Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (nếu có) ✔️ ✔️ ✔️ ✔️ ✔️
Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng  ❌ ✔️
Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp  ❌ ✔️
Hợp đồng tặng cho phần vốn góp  ❌ ✔️
Hợp đồng về việc vay nợ và các giấy tờ thể hiện việc sử dụng phần vốn góp để trả nợ   ❌ ✔️
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty  ❌ ✔️
Hợp đồng sáp nhập theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp  ❌ ✔️ ✔️

Hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

Tương tự phần trên, mời bạn tham khảo danh sách các thành phần hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, theo quy định Điều 53 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP:

Thành phần hồ sơ

Trường hợp thay đổi chủ sở hữu

Chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho cá nhân/tổ chức

Theo quyết định cơ quan có thẩm quyền

Do thừa kế

Do tặng cho toàn bộ phần vốn góp

Do quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất công ty

Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty

✔️

✔️

✔️

✔️

✔️

Bản sao giấy tờ pháp lý của người nhận chuyển nhượng (cá nhân hoặc tổ chức)

✔️

✔️

✔️

✔️

✔️

Bản sao Điều Lệ sửa đổi, bổ sung của công ty

✔️

✔️

✔️

✔️

✔️

Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn góp

✔️

Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (nếu có)

✔️

✔️

✔️

✔️

Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi chủ sở hữu công ty

✔️

Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế

✔️

Hợp đồng tặng cho phần vốn góp

✔️

Nghị quyết, quyết định về việc chia, tách công ty

✔️

Hợp đồng sáp nhập theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp

✔️

Hợp đồng hợp nhất theo quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp

✔️

Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng hợp nhất/sáp nhập công ty.

✔️

Hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán hoặc tặng cho doanh nghiệp, hoặc trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết, hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu được quy định rõ tại Điều 54 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Các thành phần chính gồm có:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:
    • Gồm chữ ký của người bán, người tặng cho (trong trường hợp bán hoặc tặng cho doanh nghiệp).
    • Có chữ ký của người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân.
    • Có chữ ký của người thừa kế (trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết).
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân mua, được tặng cho doanh nghiệp, hoặc người thừa kế doanh nghiệp.
  • Hợp đồng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán, tặng cho hoặc thừa kế doanh nghiệp tư nhân.
  • Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết).

Thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Sau khi hoàn tất chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ liệt kê bên trên, bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ thông qua một trong hai phương thức tiện lợi dưới đây. 

Đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Nếu bạn muốn nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ nhân viên có kinh nghiệm, hãy đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh, với quy trình như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ và lệ phí

Bạn nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính doanh nghiệp 

  • Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận và hẹn lịch trả kết quả cho bạn.

  • Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới
    • Nếu hồ sơ được duyệt, cơ quan quản lý sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh mới chứa nội dung đăng ký đã thay đổi. Thời hạn cấp giấy sẽ là 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
    • Trường hợp hồ sơ không được duyệt, cơ quan quản lý sẽ gửi thông báo bằng văn bản tới bạn, nêu rõ lý do từ chối và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh trực tiếp
Thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh trực tiếp

Đăng ký Online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Nhằm giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và giảm bớt thủ tục giấy tờ, bạn có thể nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống trực tuyến của Nhà nước. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn năm bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bằng văn bản điện tử

Chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền cần kê khai đầy đủ các loại giấy tờ như yêu cầu ở mục 3. Sau đó, sử dụng công cụ scan tài liệu và chuyển đổi thành văn bản điện tử đúng định dạng quy định.

  • Bước 2: Truy cập Cổng thông tin Quốc gia

Bạn đăng nhập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.  Sau đó, nhập thông tin tìm kiếm dịch vụ công tại Tỉnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh, và chọn loại “Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”.

  • Bước 3: Kê khai thông tin đăng ký

Tiếp theo, bạn cần điền thông tin trong hồ sơ đăng ký thay đổi doanh nghiệp theo hướng dẫn. Đặc biệt, chú ý điền đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, và thư điện tử của người nộp hồ sơ.

  • Bước 4: Đính kèm tài liệu và ký xác thực hồ sơ điện tử

Lựa chọn và tải lên các văn bản điện tử bạn đã chuẩn bị lên hệ thống. Lưu ý đặt tên tài liệu tương ứng với loại giấy tờ và sử dụng chữ ký số để xác thực hồ sơ.

  • Bước 5: Thanh toán lệ phí đăng ký và nhận biên nhận

Cuối cùng, bạn hoàn tất nộp hồ sơ và thực hiện thanh toán theo quy trình qua mạng thông tin điện tử. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi giấy biên nhận và trả kết quả cùng giấy phép kinh doanh mới cho bạn qua Cổng thông tin quốc gia.

Thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh online
Thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh online

*Lưu ý:

  • Đối với việc ủy quyền, hồ sơ phải đi kèm với các giấy tờ quy định tại Điều 84 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
  • Mọi thông tin đăng ký phải chính xác và đầy đủ tương tự như hồ sơ bản giấy.

Ví dụ tình huống: Công ty TNHH một thành viên có địa chỉ tại Quận 1 TP.HCM, do bà A là người đại diện theo pháp luật. Do vấn đề riêng, bà A quyết định chuyển nhượng toàn bộ vốn góp và vị trí quản lý công ty cho ông B vào ngày 20/10/2023. 

Để thực hiện việc chuyển đổi này đúng quy định, bà A sẽ phải tiến hành làm thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty và thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM hoặc làm thủ tục online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM. Thời hạn chậm nhất cho bà A nộp hồ sơ là ngày 30/10/2023.

Dịch vụ thuế 24h hỗ trợ dịch vụ thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Tư Vấn Luật Và Dịch Vụ Thuế 24h là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán – thuế – luật. Chúng tôi đã thành công hỗ trợ và tư vấn chuyên sâu về thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh cho nhiều khách hàng doanh nghiệp.  Mục tiêu của chúng tôi là đem lại sự thuận tiện và hiệu quả tối đa cho khách hàng. Tham khảo quy trình làm việc linh hoạt dưới đây của chúng tôi:

  • Tư vấn miễn phí: Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn kỹ lưỡng về quy trình và các yêu cầu cần thiết cho thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ: Chúng tôi giúp khách hàng chuẩn bị hồ sơ, đảm bảo rằng mọi giấy tờ và thông tin liên quan được kê khai đầy đủ và chính xác theo quy định mới nhất của Nhà nước.
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền: Khi bạn sử dụng dịch vụ trọn gói tại Dịch Vụ Thuế 24h tức là đã ủy quyền cho chúng tôi trong toàn bộ quá trình thực hiện. Chúng tôi sẽ chủ động điều phối và làm việc với cơ quan chức năng thay bạn để hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Theo dõi, cập nhật và bàn giao kết quả: Sau khi hoàn tất thủ tục, chúng tôi tiếp tục theo dõi các cập nhật và thông báo từ cơ quan quản lý. Chúng tôi cũng thay mặt nhận giấy chứng nhận và trao trả lại cho khách hàng trước khi kết thúc hợp đồng.
Thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh
Thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh

Khách hàng khi chọn Dịch Vụ Thuế 24h sẽ nhận được những quyền lợi sau đây:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Bạn không cần phải đối mặt với những thủ tục hành chính phức tạp. Chúng tôi cam kết mọi công đoạn được thực hiện một cách nhanh chóng và 100% khách hàng nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
  • Đội ngũ chuyên nghiệp và tận tâm: Chúng tôi cam kết mang đến trải nghiệm dịch vụ xứng đáng cho mọi khách hàng. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết mọi vấn đề cho Quý khách.
  • Cam kết bảo mật thông tin: Thông tin của bạn không chỉ được bảo vệ tuyệt đối trong thời gian sử dụng dịch vụ mà chúng tôi còn đảm bảo rằng mọi thông tin liên quan không bị rò rỉ kể cả sau khi hết hạn hợp đồng.

Với sứ mệnh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, Dịch Vụ Thuế 24h tự hào là đối tác đáng tin cậy, mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.

Một số câu hỏi thường gặp

Cần điều kiện gì để làm người đứng tên trên giấy phép kinh doanh?

Để làm người đứng tên trên giấy phép kinh doanh của một công ty (cổ phần hoặc TNHH), bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là người đại diện pháp luật của công ty theo quy định trong Điều lệ của công ty.
  • Giữ một chức danh quản lý nhất định được thỏa thuận và quy định trong Điều lệ của công ty.
  • Có thể là người mang quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên công ty phải đảm bảo có ít nhất một người đại diện cư trú tại Việt Nam.

(Trường hợp chỉ có một người đại diện, khi muốn xuất cảnh, người đó phải có văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ tại Việt Nam.)

  • Người đại diện công ty cần phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn và nhu cầu kinh doanh của công ty. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể chỉ định người đại diện pháp luật cho công ty.

Thời gian thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh là bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, chủ doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi.

Nhờ người đứng tên trên giấy phép kinh doanh có bị phạt không?

Pháp luật hiện hành không cho phép trường hợp nhờ đứng tên hộ trên giấy đăng ký kinh doanh. Theo Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Nếu phát hiện người đứng tên trên giấy đăng ký kinh doanh không khớp, công ty có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của Điều 43 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Cụ thể mức tiền phạt là từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng. Doanh nghiệp sau đó cần thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ và tổng hợp mọi điều bạn cần biết về thủ tục thay đổi người đứng tên trên giấy phép kinh doanh và những quy định mới nhất. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình điều chỉnh đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và tuân thủ quy định của pháp luật. Nếu có nhu cầu nhận hỗ trợ và tư vấn chi tiết về thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh, Quý khách có thể liên hệ ngay với Dịch vụ Thuế 24h.

Bài viết mới nhất

thủ tục làm giấy phép kinh doanh quầy thuốc

Điều kiện, hồ sơ và thủ tục mở quầy thuốc mới nhất

Theo báo cáo của IQVIA, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam hiện đạt khoảng 8,2 tỷ USD, và dự báo tăng lên tới hơn 12 tỷ USD vào năm 2027. Với hơn 60.000 nhà thuốc đang hoạt động và sự tăng trưởng doanh thu ổn định ngay cả trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức hút của việc kinh doanh nhà thuốc trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.(1) Bước đầu tiên để nắm lấy cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này, chính là sở hữu giấy phép kinh doanh nhà thuốc. Đây không chỉ là văn bản pháp lý cho phép bạn hoạt động trong ngành dược, mà còn là minh chứng đảm bảo về chất lượng và an toàn sản phẩm dược cung cấp đến tay người tiêu dùng.  Vậy mở hiệu thuốc tây cần điều kiện gì? Thủ tục làm giấy phép kinh doanh quầy thuốc ra sao? Bài viết này sẽ cập nhật cho bạn những quy định mới nhất kèm những điều kiện mở quầy thuốc tư nhân và hướng dẫn chi tiết quy trình mở nhà thuốc trong năm 2024. Cùng tìm hiểu ngay! Cơ sở pháp lý quy

thành lập công ty tnhh cần bao nhiêu vốn

Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu?

Cùng với triển vọng thu hút đầu tư trong năm 2024, thị trường kinh doanh tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ ngay từ những tháng đầu năm. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, số vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp mới thành lập đạt mức ấn tượng 9,9 tỷ đồng, tăng 18.2% so với cùng kỳ năm trước.(1) Đứng trước sự cạnh tranh cao như vậy, các nhà đầu tư muốn góp vốn thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), cần hiểu rõ các loại vốn góp và quy định về góp vốn trước khi bước chân vào thị trường.  Vốn điều lệ không chỉ là yếu tố cơ bản quyết định quy mô và khả năng tài chính của doanh nghiệp, mà còn là cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động kinh doanh. Vậy để thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn? Đâu là sự khác biệt giữa vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn ký quỹ thành lập công ty? Hãy cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc về số vốn cần thiết để bạn khởi nghiệp thành công trong

công ty hợp danh là gì

Khái niệm công ty hợp danh là gì? 5 Đặc điểm công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và khá được ưa chuộng ở nước ngoài. Tuy nhiên, nó chỉ chính thức được pháp luật Việt Nam ghi nhận từ năm 1999 và số lượng công ty được thành lập còn khá hạn chế. Đây là một mô hình kinh doanh mà trong đó các đối tác hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý và phát triển công ty, bao gồm cả chia sẻ lợi nhuận và rủi ro tài chính. Mặc dù còn tồn tại một số điểm bất cập trong quy định đầu tư kinh doanh, mô hình công ty hợp danh vẫn sở hữu những ưu điểm đáng giá đối với những ai mới gia nhập thị trường.  Vậy định nghĩa chính xác công ty hợp danh là gì? Quy trình thành lập và cách hoạt động ra sao? Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích khái niệm công ty hợp danh, đặc điểm và lợi ích của mô hình hợp danh, giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc và nắm bắt cơ hội thành lập loại doanh nghiệp này. Công ty hợp danh

cổ đông là gì

Cổ đông là gì? Định nghĩa, phân loại và quyền lợi cổ đông

Thị trường chứng khoán đang hồi phục mạnh mẽ sau những biến động bởi hậu Covid-19, với dự đoán của MBS lợi nhuận ròng thị trường sẽ tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành cổ phiếu để huy động vốn trước thời điểm mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 đang tới. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường chưa hiểu rõ cổ đông là gì và cảm thấy bối rối trước sự phức tạp của các loại hình cổ đông và quyền lợi đi kèm. Nắm vững các kiến thức này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn và đầu tư một cách hiệu quả. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn, cung cấp hướng dẫn đầy đủ về vai trò và quyền lợi của mỗi loại cổ đông và cách trở thành cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần. Cùng tìm hiểu ngay với Dịch Vụ Thuế 24h. Cổ đông là gì? Cổ đông (Shareholder) là những cá nhân hoặc tổ chức sở

Cách tính cổ phần góp vốn

Cách tính tỷ lệ góp vốn cổ phần và chia lợi nhuận kinh doanh

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, vốn đầu tư doanh nghiệp trên cả nước đã đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm trước(1). Vốn tăng đi cùng với thay đổi cấu trúc góp vốn trong công ty. Đặc biệt đối với công ty cổ phần, việc này càng trở nên phức tạp khi vốn điều lệ được chia đều thành cổ phần.  Số lượng cổ phần và loại cổ phần các cổ đông sở hữu sẽ quyết định phần trăm lợi nhuận họ nhận được và nghĩa vụ họ phải thực hiện trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, chủ doanh nghiệp cần có sự am hiểu về cách góp vốn kinh doanh và chia lợi nhuận theo quy định mới nhất. Vậy cách tính cổ phần góp vốn như thế nào? Làm thế nào để phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần chính xác? Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu trong bài viết sau đây. Căn cứ pháp lý quy định về việc góp vốn trong công ty cổ phần Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021:

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.