Quy định về miễn chữ ký điện tử của người mua và dấu người bán trên hoá đơn điện tử chuyển đổi
Công ty TNHH Tư vấn Luật và Dịch vụ Thuế 24h xin giới thiệu: Công văn số 5057/TCT-CS của Tổng cục thuế Quy định về miễn chữ ký điện tử của người mua và dấu người bán trên hoá đơn điện tử chuyển đổi, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ chuyển đổi như sau:
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————— |
|
Số: 5057/TCT-CS V/v: hóa đơn |
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2018 | |
Kính gửi:
– Cục Thuế tỉnh Đồng Nai;
– Công ty Ajinomoto Việt Nam.
(Địa chỉ. KCN Biên Hoà 1, phường An Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai)
Tổng cục Thuế nhận được văn bản số 1351/CV-AJI-2018 ngày 13/8/2018 của Công ty Ajinomoto Việt Nam về miễn chữ ký điện tử của người mua và dấu người bán trên hoá đơn điện tử chuyển đổi, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ chuyển đổi. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Phát hành sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử:
Tại Điều 5 Nghị định số Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ quy định:
“3. Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tủ hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.”
Căn cứ quy định nêu trên thì phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được quản lý và phát hành như một loại hoá đơn và thuộc trường hợp áp dụng hình thức điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cưng ứng dịch vụ.
- Tiêu thức chữ ký và dấu của người bán trên hoá đơn điện tử chuyển đổi sang hoá đơn dạng giấy:
Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
– Tại Khoản 1 Điều 3 quy định:
“l Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
Tại Khoản 1 Điều 12 quy định về chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy:
“1. Nguyên tắc chuyển đổi
Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.
- Điều kiện
Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
- b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
- c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
- Giá trị pháp lý của các hóa đơn điện tử chuyển đổi
Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.
- Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi
Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi”.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty Ajinomoto Việt Nam có nhu cầu chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư số 32/201/TT-BTC nêu trên.
- Dấu người bán trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ đặt in:
Tại Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
“3. Hình thức hóa đơn.
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
…
- Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 5.4 và 5.5 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).”
Tại Khoản 2 (d) Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:
“d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn”.
Tại điểm b Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“…
– Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục Thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”
Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính”.
Tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn các quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì:
“3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
- a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.”;
Tại điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 như sau:
“b) Sửa đổi điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.
Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Thuế giao Cục Thuế tỉnh Đồng Nai (cơ quan Thuế trực tiếp quản lý nơi Công ty Ajinomoto Việt Nam đặt trụ sở chính) xem xét cụ thể việc sử dụng hoá đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật về thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hoá đơn của Công ty để xử lý kiến nghị của Công ty về việc miễn tiêu thức “dấu của người bán” trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ đặt in.
- Miễn chữ ký điện tử của người mua là đơn vị kế toán:
Căn cứ Điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nội dung của hóa đơn điện tử:
“1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
…e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
- Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính”
– Căn cứ công văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/2/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử như sau:
“Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,… thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa Công ty với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu, hồ sơ chứng từ khác thì Công ty lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh theo Khoản 6 Điều 12 của Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP.
Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Đề nghị Công ty Ajinomoto Việt Nam nghiên cứu Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ về hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để áp dụng phù hợp.
Tổng cục Thuế trả lời Công ty và Cục Thuế được biết./.
Nơi nhận: – Như trên; – Phó Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn (để b/c); – Vụ PC (BTC); – Vụ PC (TCT); – Website TCT; – Lưu: VT, CS (3b). |
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
Lưu Đức Huy |
Chúng tôi cam kết sẽ bồi thường và nộp phạt 100% nếu như làm sai
Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cơ quan thuế và pháp luật
Hãy gọi ngay cho chúng tôi nhé:
Công ty TNHH Tư vấn Luật và Dịch vụ Thuế 24h
Địa chỉ: 392 Nguyễn Thị Đặng, KP1, P.Hiệp Thành, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại: 0973 432 146
Email: dichvuthue24h@gmail.com
Website: dichvuthue24h.com