Tìm kiếm
Close this search box.

Mức xử phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế

Nội dung chính:

Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, tờ khai lệ phí môn bài; tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (có hiệu lực ngày 05/12/2020). Theo đó, việc xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn được quy định như sau:

muc phat cham nop ho so khai thue

Quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

– Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.

– Trong cùng một thời điểm, người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.

– Cùng một thời điểm, người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.

– Trường hợp trong hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế thuộc trường hợp trốn thuế thì sẽ bị tách riêng để xử phạt hành vi trốn thuế.

– Cùng một thời điểm mà chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì bị xử phạt về một hành vi có khung phạt tiền cao nhất và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.

– Trong cùng một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.

– Cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Các hình thức xử phạt chính

Hình thức cảnh cáo

Áp dụng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.

Hình thức phạt tiền

Đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn thì mức phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng. Đối với cá nhân thì mức phạt tiền tối đa không quá 50 triệu đồng.

Đối với tổ chức có hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mức phạt tiền tối đa không quá 200 triệu đồng. Đối với cá nhân thì tối đa không quá 100 triệu đồng.

Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền

– Mức phạt tiền quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thể hiện dưới đây áp dụng đối với tổ chức

– Đối với Hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

– Đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

– Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng  đã được sử dụng.

– Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

– Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

muc xu phat cham nop ho so khai thue

Các mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế

Các mức phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

1. Mức phạt cảnh cáo: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 02 đến 05 triệu đồng: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp trên.

3. Phạt tiền từ 05 đến 08 triệu đồng: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

4. Phạt tiền từ 08 đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 đến 90 ngày.
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
– Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (*)
– Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (**)

5. Phạt tiền từ 15 đến 25 triệu đồng: 
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo mức này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế.

Lưu ý: Trường hợp (*) và (**) phải nộp hồ sơ khai thuế và phụ lục kèm theo.

Trên đây là quy định về các mức xử phạt vi phạm hành chính về chậm nộp hồ sơ khai thuế mà Dịch vụ thuế 24h đã chia sẻ. Doanh nghiệp lưu ý ngoài các khoản phạt về hành vi chậm nộp tờ khai, nếu doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế phát sinh thì còn bị xử phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế.

Công ty TNHH Tư vấn Luật và Dịch vụ Thuế 24h

Địa chỉ: 392 Nguyễn Thị Đặng, KP1, P.Hiệp Thành, Q. 12, TP.HCM

Điện thoại: 0973.432.146

Email: dichvuthue24h@gmail.com

Website: dichvuthue24h.com

Bài viết mới nhất

Bản cam kết ATTP có gì khác với giấy chứng nhận VSATTP?

Bản cam kết VSATTP có gì khác với giấy chứng nhận VSATTP?

Trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý hai loại giấy tờ pháp lý quan trọng là bản cam kết an toàn thực phẩm (ATTP) và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Mỗi loại giấy tờ phù hợp từng loại quy mô kinh doanh, kéo theo sự khác biệt trong việc áp dụng và quy định pháp luật cần tuân thủ. Điều này dẫn đến không ít chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phân biệt, dẫn đến sai sót khi thực hiện các thủ tục pháp lý. Vậy, hai loại tài liệu này khác nhau như thế nào? Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để nắm rõ và áp dụng đúng quy định pháp luật. Phân biệt giữa bản cam kết ATTP và giấy chứng nhận VSATTP Bản cam kết an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận VSATTP đều có vai trò quan trọng trong việc xác nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng khác nhau về mục đích và quy trình cấp. Việc hiểu rõ sự khác biệt này giúp doanh

Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế

Hồ sơ và thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế mới nhất

Thủ tục chốt thuế chuyển quận nhằm thông báo cho cơ quan thuế về việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh. Đây cũng là bước quan trọng để đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật đầy đủ và chính xác. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về thông báo thay đổi, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hoàn thành các bước chuyển đổi tại cơ quan thuế.  Vậy, thủ tục chuyển quận thuế 2025 yêu cầu những gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh thuộc các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế: Thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ quận này sang quận khác trong cùng tỉnh/thành phố hoặc đến tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ chi nhánh hạch toán độc lập đến quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

bố cáo là gì

Bố cáo điện tử là gì? Quy định đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, một trong những thủ tục không thể bỏ qua là việc đăng bố cáo thành lập. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ khái niệm bố cáo và các quy định liên quan.  Vậy, bố cáo là gì và có vai trò gì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp? Nội dung bố cáo cần bao gồm những thông tin nào? Và doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định gì khi thực hiện đăng bố cáo? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc, giúp doanh nghiệp thực hiện chính xác quy trình pháp lý. Văn bản pháp luật về bố cáo doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định chi tiết về việc thành lập, quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Nghị định 122/2021/NĐ-CP: Quy định về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, các hình thức xử phạt, mức phạt, và biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, và thủ tục đăng ký doanh

truy thu thuế bán hàng online

Các quy định về truy thu và đóng thuế bán hàng online cần biết

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, việc bán hàng online ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không ít người kinh doanh trực tuyến chưa nắm rõ các quy định về nghĩa vụ nộp thuế. Dẫn đến tình trạng bị cơ quan thuế kiểm tra và yêu cầu người bán nộp các khoản thuế còn thiếu trong quá trình kinh doanh. Vậy, nếu doanh nghiệp gặp trường hợp bị truy thu thuế bán hàng online cần phải làm gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết sau đây. Văn bản pháp luật quy định về thuế kinh doanh online Luật Quản lý thuế 2019 – Quy định về việc quản lý các loại thuế và các khoản thu khác liên quan đến ngân sách nhà nước. Thông tư 105/2020/TT-BTC – Hướng dẫn chi tiết về quy trình đăng ký thuế. Thông tư 40/2021/TT-BTC –  Quy định mức thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, và quản lý thuế áp dụng cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Truy thu thuế là gì? Truy thu thuế là quá trình thu hồi các khoản thuế chưa được nộp hoặc nộp

công ty con là gì

Công ty mẹ, công ty con là gì? Ưu nhược điểm công ty mẹ và con

Công ty con là gì? Đây là một khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong cấu trúc quản lý doanh nghiệp. Công ty con không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của công ty mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hiệu quả của toàn bộ tập đoàn. Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết về công ty mẹ công ty con, các ví dụ thực tế về cách các tập đoàn lớn duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường thông qua việc mở rộng các công ty con. Đọc ngay bài viết! Văn bản pháp luật quy định về công ty con(1) Điều 195, Điều 196, Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về định nghĩa công ty mẹ là gì, công ty con là gì, quyền hạn và nghĩa vụ của công ty mẹ với công ty con, trong đó bao gồm trách nhiệm nộp báo cáo tài chính của từng công ty. Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số quy định hạn chế về quyền sở hữu giữa công ty mẹ,

Bài viết mới cùng chuyên mục

Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Cách tra cứu người phụ thuộc của cá nhân online và trực tiếp

Để giảm bớt gánh nặng cho người nộp thuế, Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14(1) của Quốc hội đã quy định, tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc lên mức 4,4 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 cũng đã điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu, mở rộng đối tượng […]

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.