Tìm kiếm
Đóng khung tìm kiếm này.

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài năm 2025

miễn lệ phí môn bài
Nội dung chính:

Lệ phí môn bài là số tiền mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc cá nhân phải thanh toán đều đặn hàng năm hoặc khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy số tiền này không lớn đối với mức thuế hàng năm, nhưng nó vẫn là một nghĩa vụ bắt buộc, trừ khi doanh nghiệp thuộc trường hợp được miễn giảm.

Vậy năm 2025 có được miễn lệ phí môn bài không và các trường hợp nào được miễn lệ phí môn bài? Những trường hợp nào bắt buộc phải nộp lệ phí môn bài, thời hạn quy định để nộp phí môn bài đối với từng đối tượng cụ thể như thế nào?

Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu thông tin qua bài biết dưới đây!

Lệ phí môn bài là gì?

Lệ phí môn bài (hay còn gọi là Thuế môn bài) là khoản tiền được tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải chi trả để đảm bảo đủ điều kiện hoạt động; đồng thời, nó cũng là khoản tiền được nộp định kỳ hàng năm.

Các trường hợp bắt buộc nộp lệ phí môn bài

Theo Điều 2 của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 23/08/2020, trừ những trường hợp được miễn lệ phí được đề cập ở mục 2 bài viết này, những doanh nghiệp bắt buộc nộp lệ phí môn bài bao gồm:

  • Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã.
  • Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có kinh doanh, sản xuất, cung cấp dịch vụ.
  • Doanh nghiệp hoặc các tổ chức và cá nhân có thu nhập từ việc sản xuất, kinh doanh
  • Các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội hay tổ chức xã hội làm các hoạt động phục vụ cộng đồng.
  • Các đơn vị vũ trang nhân dân cũng là một trong số các đối tượng phải nộp lệ phí môn bài cho Ngân sách Nhà nước
  • Các chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp cũng phải đóng lệ phí môn bài theo quy định

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Căn cứ điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP (được ban hành ngày 24/02/2020 và có hiệu lực từ ngày 25/02/2020) quy định các trường hợp được miễn lệ phí môn bài gồm:

  • Những cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc hộ gia đình cá thể hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm không vượt quá 100 triệu đồng.
  • Những cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc hộ gia đình cá thể thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm hoạt động cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Những cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc hộ gia đình cá thể tham gia làm muối.
  • Các tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc hộ gia đình tham gia nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần cho ngành nghề cá.
  • Điểm bưu điện văn hóa xã và cơ quan báo chí, bao gồm báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử.
  • Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh) thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.
  • Quỹ tín dụng nhân dân và các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân có hoạt động kinh doanh tại địa bàn miền núi, được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
  • Miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập cho các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp mới hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 01/01 đến 31/12, cụ thể gồm:
    • Các tổ chức mới thành lập có cấp mã số doanh nghiệp mới và mã số thuế mới.
    • Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh lần đầu tiên.
    • Các chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh được lập ra trong thời gian các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài, thì cũng được miễn lệ phí môn bài
  • Theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ hộ kinh doanh cá thể được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm (Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu).
    • Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài, nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định mở rộng hoạt động bằng cách thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh mới, thì những đơn vị này cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tương đương với doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
    • Theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh mới được thành lập trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài kể từ ngày bắt đầu hiệu lực thi hành của Nghị định này đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
    • Theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định 139/2016/NĐ-CP mà doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài.
  • Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập đều sẽ được miễn lệ phí môn bài.

Cơ sở được miễn lệ phí môn bài có phải nộp tờ khai?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, quy định về việc nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài như sau:

  • Các trường hợp cần nộp tờ khai lệ phí môn bài:
      • Cơ sở mới thành lập đã nộp lệ phí môn bài (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm địa điểm kinh doanh, hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cần chậm nhất là vào ngày 30/01 của năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
      • Cơ sở có thay đổi về vốn trong năm. Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là vào ngày 30/01 của năm sau năm thay đổi về vốn.
  • Trường hợp không cần nộp tờ khai lệ phí môn bài:
    • Hộ gia đình và cá nhân kinh doanh không phải nộp tờ khai lệ phí môn bài. Bởi vì cơ quan thuế sẽ tính số tiền lệ phí môn bài cần nộp dựa trên hồ sơ khai thuế và cơ sở dữ liệu quản lý thuế để tính được doanh thu của cá nhân, hộ gia đình kinh doanh. Trường hợp này cơ sở sẽ được cơ quan thuế thông báo cho lệ phí môn bài cụ thể để nộp.

Một số câu hỏi thường gặp về lệ phí môn bài

Mức nộp lệ phí môn bài mới nhất là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí môn bài được quy định theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP), cụ thể như sau:

Loại hình kinh doanh

Điều kiện

Mức lệ phí

Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

03 triệu đồng/năm

Có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống

02 triệu đồng/năm

Địa điểm kinh doanh, hi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

01 triệu đồng/năm

Các cá nhân hoặc hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

01 triệu đồng/năm

Có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm·

500.000 đồng/năm

Có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm

Thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?

Dựa vào quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thì thời hạn chậm nhất để nộp lệ phí môn bài là vào ngày 30 tháng 01 hàng năm. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý mốc thời gian này để đảm bảo việc thực hiện đúng thời hạn.

Doanh nghiệp phải nộp phí nào khác ngoài lệ phí môn bài sau khi thành lập doanh nghiệp?

Bên cạnh lệ phí môn bài, doanh nghiệp cần phải nộp các loại thuế sau khi thành lập sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước dựa trên lợi nhuận thu được trong một kỳ kế toán. Thuế này được áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh khác.

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất

Trong đấy: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 10, 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) và Điều 10 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế mà doanh nghiệp thường phải nộp cho cơ quan thuế. Thuế GTGT được áp dụng cho giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất và phân phối.

Thuế giá trị gia tăng (VAT) có thể được tính theo hai phương pháp chính là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động, quy định nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ áp dụng.

  • Phương pháp khấu trừ được tính theo công thức tính thuế GTGT: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
  • Trong trường hợp sử dụng phương pháp trực tiếp, số thuế GTGT phải nộp được tính bằng cách nhân số lượng hàng hóa bán ra (GTGT của hàng hóa) với thuế suất GTGT tương ứng.

Thuế suất GTGT có thể dao động ở các mức 0% – 5% – 10%, tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Thuế xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu các loại thuế này. Theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, hai loại thuế này áp dụng phương pháp:

  • Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Tiền thuế được xác định vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
  • Phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp: Tiền thuế được xác định vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Thuế tài nguyên

Doanh nghiệp hoạt động khai thác tài nguyên theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (khai thác khoáng sản kim loại, không kim loại, dầu thô…) phải nộp thuế tài nguyên. Công thức tính thuế như sau:

Số tiền thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x thuế suất

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một dạng thuế gián thu áp dụng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ có đặc tính xa xỉ. Chức năng chính của loại thuế này là điều tiết quá trình sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng, đồng thời có tác động đáng kể đến thu nhập của người tiêu dùng. 

 Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 của Quốc hội, cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt doanh nghiệp phải nộp là:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp thực hiện việc nộp lệ phí môn bài ở đâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Quản lý thuế năm 2019, doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí theo một trong các phương thức sau đây:

  • Thực hiện nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước;
  • Thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
  • Thực hiện nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng;
  • Sử dụng giao dịch điện tử thông qua chữ ký số.

Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc kinh doanh cùng tỉnh thì nộp lệ phí môn bài ở đâu?

Nếu doanh nghiệp có các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh tại cùng một cấp tỉnh, người chịu trách nhiệm nộp lệ phí sẽ thực hiện quy trình này tại cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp đối với khu vực đó.

Nộp lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc kinh doanh khác tỉnh như thế nào?

Nếu người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc, chẳng hạn như chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác, quy trình nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc sẽ được thực hiện thông qua việc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc đó.

Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn biết thêm về các trường hợp được miễn lệ phí môn bài và các vấn đề thường gặp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ đến số hotline của Dịch vụ Thuế 24h để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Bài viết mới nhất

định danh điện tử cho doanh nghiệp

Cách đăng ký định danh điện tử online cho doanh nghiệp trên VNeID

Trong thời đại chuyển đổi số, định danh điện tử đã trở thành công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các giao dịch hành chính trực tuyến một cách an toàn, minh bạch và hiệu quả.  Với ứng dụng VNeID do Bộ Công an phát triển, doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký và sử dụng tài khoản định danh điện tử để quản lý hồ sơ, ký số, và thực hiện các thủ tục pháp lý.  Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết từng bước cách đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp trên VNeID, đồng thời giải đáp các thắc mắc phổ biến. Với sự hỗ trợ từ Dịch Vụ Thuế 24h – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kế toán, luật, và thuế doanh nghiệp, bạn sẽ hoàn thành quy trình nhanh chóng và chính xác. Văn bản pháp luật quy định về định danh điện tử cho doanh nghiệp: Nghị định 69/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc định danh và xác thực điện tử Định danh điện tử là gì và tại sao doanh nghiệp cần thực hiện? Định danh điện tử

thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thủ tục thay đổi, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn FDI chất lượng, IRC trở thành một tấm hộ chiếu cho doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập thị trường hơn 100 triệu dân.  Tuy nhiên, khi chiến lược kinh doanh thay đổi, khi nhà đầu tư mới góp vốn, hoặc ngành nghề được mở rộng – doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là bước pháp lý quan trọng, không thể làm qua loa nếu doanh nghiệp muốn duy trì tính hợp pháp và thuận lợi trong vận hành dự án đầu tư tại Việt Nam. Không ít doanh nghiệp đã gặp vướng mắc chỉ vì sai sót nhỏ trong hồ sơ. Bài viết dưới đây Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn nhà đầu tư nhận diện đúng trường hợp cần điều chỉnh và thủ tục thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Tìm hiểu chi tiết! Văn bản pháp luật quy định thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Luật Đầu tư 2020 Luật Doanh nghiệp 2020 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Giấy chứng

Doanh nghiệp cần làm gì khi sáp nhập tỉnh

Sáp nhập đơn vị hành chính, doanh nghiệp cần làm gì?

​Tính đến tháng 4/2025, Việt Nam đang triển khai kế hoạch sáp nhập 52 tỉnh, thành phố để hình thành 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, theo Nghị quyết 60-NQ/TW. Mục tiêu là tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.  Đáng chú ý, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (tỉnh và xã) được đề xuất, loại bỏ cấp huyện để đơn giản hóa hệ thống hành chính. Đồng thời, việc lấy ý kiến nhân dân được thực hiện qua nhiều hình thức như phát phiếu, họp dân và trực tuyến. Dự kiến, các đề án sáp nhập sẽ được trình Bộ Nội vụ trước ngày 1/5/2025. Việc sáp nhập tỉnh không chỉ là thay đổi về địa giới hành chính mà còn ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức chính quyền, phân bổ nguồn lực và đời sống người dân. Đối với doanh nghiệp, đây là bước ngoặt không thể xem nhẹ.  Đây là thời điểm các doanh nghiệp cần chủ động rà soát lại hồ sơ pháp lý, chuẩn bị phương án cập nhật và theo sát diễn biến chính sách mới.

tạm ngừng kinh doanh

Quy định mới về thủ tục xin tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Năm 2025, quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh có nhiều điểm mới, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Những thay đổi này nhằm đơn giản hóa quy trình, tăng tính minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Cập nhật thông tin kịp thời giúp doanh nghiệp tránh sai sót, đảm bảo tuân thủ pháp luật và duy trì hoạt động kinh doanh sau thời gian tạm ngừng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các quy định mới, và hướng dẫn thực hiện thủ tục tạm dừng kinh doanh mới nhất hiện nay. Văn bản pháp luật quy định về tạm ngừng kinh doanh: Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Nghị định 126/2020/NĐ-CP: Quy định về quản lý thuế, trong đó có nghĩa vụ thuế khi tạm ngừng hoạt động. Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Liên quan đến lệ phí môn bài khi tạm ngừng hoạt động. Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT: Sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2020: Đưa ra

đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm theo Thông tư 29

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên và các cơ sở dạy thêm phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh để đảm bảo hoạt động hợp pháp. Quy định này nhằm tăng cường quản lý, minh bạch hóa lĩnh vực giáo dục ngoài giờ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Vậy điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm như thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay! Văn bản pháp luật quy định về đăng ký kinh doanh dạy thêm học thêm: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT: Quy định về nguyên tắc, tổ chức, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, đồng thời xác định các trường hợp không được phép tổ chức dạy thêm. Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT: Sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký doanh nghiệp, trong đó có đăng ký hộ kinh doanh. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, trình tự đăng ký hộ kinh doanh, đảm bảo tuân thủ pháp luật khi hoạt động dạy thêm có thu phí.  Quy định về dạy thêm, học thêm

Bài viết mới cùng chuyên mục

Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Cách tra cứu người phụ thuộc của cá nhân online và trực tiếp

Để giảm bớt gánh nặng cho người nộp thuế, Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14(1) của Quốc hội đã quy định, tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc lên mức 4,4 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 cũng đã điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu, mở rộng đối tượng […]

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.