Trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ không thể duy trì hoạt động kinh doanh do thiếu vốn, thị trường thu hẹp, hay chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới. Theo dữ liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, hai tháng đầu năm 2024 đã chứng kiến gần 49.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước(1).
Trong tình huống này, việc hủy giấy phép kinh doanh là thủ tục cần thiết để rời khỏi thị trường một cách hợp pháp, cũng như giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro về thuế có thể phát sinh.
Vậy chủ doanh nghiệp và hộ kinh doanh cần làm gì để hoàn tất quy trình ngừng kinh doanh? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết về cách làm hồ sơ đăng ký hủy giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật mới nhất trong bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý quy định về hủy giấy phép kinh doanh
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14: có hiệu lực từ ngày 01/01/2021: Quy định chung về đăng ký giải thể doanh nghiệp.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP: có hiệu lực từ ngày 04/01/2021: Hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký hủy giấy phép kinh doanh.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT: có hiệu lực từ ngày 01/05/2021: Cung cấp mẫu thông báo giải thể doanh nghiệp.
- Thông tư số 105/2020/TT-BTC: Hướng dẫn về đăng ký thuế doanh nghiệp.
Nội Dung Chính
ToggleHủy giấy phép kinh doanh là gì?
Hủy giấy phép kinh doanh là quá trình chính thức chấm dứt hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật. Hiểu đơn giản là khi bạn quyết định “đóng cửa” công việc kinh doanh của mình, bạn cần thông báo với cơ quan nhà nước nhằm giải quyết mọi vấn đề pháp lý, thuế và các nghĩa vụ khác.
Mục tiêu là đảm bảo tuân thủ quy định, giảm thiểu rủi ro chịu phạt hành chính và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
Thực hiện hủy giấy phép kinh doanh không chỉ chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp mà còn giúp cơ quan đăng ký doanh nghiệp cập nhật dữ liệu về các công ty không còn hoạt động. Từ đó, hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh trên cả nước được minh bạch và rõ ràng, tránh việc xuất hiện các công ty “ma” hoạt động trái phép.
Các hình thức hủy giấy phép kinh doanh
Pháp luật hiện hành quy định hai hình thức hủy giấy phép kinh doanh như sau:
Hình thức hủy giấy phép kinh doanh dưới sự tự nguyện của ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo công ty có thể ra quyết định hủy giấy phép kinh doanh khi nhận thấy doanh nghiệp không còn khả năng duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả. Các trường hợp phổ biến bao gồm:
- Khi doanh nghiệp nhận thấy lĩnh vực hoạt động hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc chiến lược phát triển, việc giải thể có thể mở ra cơ hội chuyển hướng kinh doanh.
- Doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận trong một thời gian dài, dẫn đến tình trạng khó khăn tài chính.
- Xảy ra mâu thuẫn hoặc bất đồng quan điểm giữa các thành viên ban quản lý công ty.
- Trường hợp Điều lệ công ty có thỏa thuận về thời hạn hoạt động cố định và các thành viên sáng lập không muốn gia hạn.
Ví dụ: Công ty TNHH ABC, chuyên về sản xuất đồ gỗ nội thất, sau một thời gian dài hoạt động nhận thấy lợi nhuận giảm sút không ngừng do sự cạnh tranh khốc liệt và thị hiếu khách hàng thay đổi. Ban lãnh đạo quyết định hủy giấy phép đăng kí kinh doanh của mình để dừng hoạt động sản xuất và chuyển hướng đầu tư vào một lĩnh vực mới với hy vọng tạo ra lợi nhuận tốt hơn.
Hình thức hủy giấy phép kinh doanh dưới sự bắt buộc
Theo quy định tại Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị buộc phải giải thể trong các trường hợp sau:
- Không đáp ứng đủ số lượng thành viên hoặc cổ đông tối thiểu trong 06 tháng hoạt động liên tục: Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thời hạn 6 tháng để tìm kiếm và bổ sung đủ số lượng thành viên.
- Nếu sau 6 tháng, doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu này và không thực hiện chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác phù hợp, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể và ngừng giấy phép kinh doanh.
- Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án, trừ trường hợp khác quy định tại Luật Quản lý thuế.
Ví dụ: Công ty TNHH X hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, ban đầu được thành lập với 3 thành viên sáng lập. Tuy nhiên, sau hơn một năm hoạt động, hai thành viên quyết định rời bỏ công ty và số lượng thành viên sáng lập giảm xuống còn một người. Nếu sau 6 tháng công ty không có thành viên mới góp vốn hoặc chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH 1 thành viên, Công ty X sẽ bắt buộc phải hủy bỏ giấy phép kinh doanh.
Hủy giấy phép kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để quá trình hủy giấy phép kinh doanh diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần đảm bảo hoàn thành mọi nghĩa vụ pháp lý và tài chính trước khi chấm dứt hoạt động. Cụ thể, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể cần tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Trước khi ngừng giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cần thanh toán hết mọi khoản nợ, thuế, và nghĩa vụ tài chính khác cho Nhà nước, khách hàng hoặc đối tác kinh doanh liên quan.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hủy giấy phép kinh doanh hợp lệ với đầy đủ các giấy tờ cần thiết, kê khai chính xác theo quy định. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, tên các văn bản điện tử trong hồ sơ phải trùng khớp với tên loại giấy tờ yêu cầu.
- Chủ hộ kinh doanh, các thành viên, hoặc cá nhân liên quan phải ký tên trong hồ sơ đăng ký ngừng kinh doanh (sử dụng chữ ký số đối với hồ sơ online).
- Thông tin đăng ký hộ kinh doanh trên hệ thống thông tin phải chính xác, bao gồm cả số điện thoại và email.
- Trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục hủy giấy phép, cần kèm theo các giấy tờ, tài liệu quy định cụ thể theo pháp luật.
Tham khảo: Bạn đang tò mò về mức phạt khi kinh doanh không có giấy phép? Xử phạt không có giấy phép kinh doanh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về quy định pháp luật và mức phạt đối với hành vi vi phạm này.
Hồ sơ hủy giấy phép kinh doanh
Trước khi tiến hành hủy giấy phép kinh doanh, bạn cần có giấy xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu và hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế doanh nghiệp/hộ kinh doanh. Dưới đây là bảng tổng hợp các thành phần giấy tờ cần thiết đối với mỗi trường hợp:
Loại Hồ Sơ |
Thành Phần Hồ Sơ |
Hồ sơ xin giấy xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu từ Tổng cục Hải quan |
– Văn bản đề nghị xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu – Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh hoặc các văn bản có giá trị tương đương. |
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Đối với doanh nghiệp) |
– Giấy đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế – Nghị quyết/Quyết định giải thể doanh nghiệp – Biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông thống nhất giải thể doanh nghiệp – Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh – Giấy xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu từ Tổng cục Hải quan |
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Đối với hộ kinh doanh) |
– Giấy đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế – Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế hoặc công văn giải trình mất giấy chứng nhận đăng ký thuế (nếu có) |
Hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp |
– Nghị quyết/Quyết định giải thể công ty của chủ sở hữu công ty/người đại diện theo pháp luật/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông – Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông thống nhất về việc giải thể công ty |
Thủ tục hủy giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh
Sau khi đã hiểu rõ các điều kiện và chuẩn bị đủ hồ sơ yêu cầu, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước bạn cần thực hiện để hoàn tất thủ tục hủy giấy phép kinh doanh cho cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
Thủ tục ngưng giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp
Đối với loại hình doanh nghiệp, tuân thủ quy trình ba bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận việc không nợ thuế xuất – nhập khẩu tại Tổng Cục Hải Quan
Đầu tiên, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin giấy xác nhận không nợ thuế theo mẫu quy định. Và đem nộp hồ sơ tại Tổng cục Hải quan của tỉnh/thành phố, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, để xác nhận không còn nợ thuế xuất nhập khẩu.
Bước 2: Nộp đầy đủ thuế và chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại Cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Tiếp theo, doanh nghiệp cần hoàn thành mọi nghĩa vụ thuế bao gồm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định.
Trong trường hợp doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc, mỗi đơn vị phải hoàn tất chấm dứt hiệu lực mã số thuế của họ, trước khi doanh nghiệp chủ quản thực hiện thủ tục hủy giấy phép kinh doanh. Các thành phần hồ sơ đăng ký chấm dứt hiệu lực mã số thuế như đã nêu ở phần trên.
Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Trước tiên, doanh nghiệp cần đóng cửa mọi chi nhánh, văn phòng đại diện, và địa điểm kinh doanh phụ. Nhằm đảm bảo rằng không còn hoạt động kinh doanh nào diễn ra dưới tên doanh nghiệp khi bắt đầu quy trình giải thể.
- Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính.
- Trong 01 ngày sau khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ đăng tải thông tin về việc giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang “đang làm thủ tục giải thể”.
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất thanh toán toàn bộ khoản nợ, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh sau đó gửi thông báo cho cơ quan thuế, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.
- Nếu Cơ quan thuế không có ý kiến phản hồi từ chối, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp thành “đã giải thể” trong thời hạn 05 ngày. Cuối cùng, hoàn tất thủ tục ngưng giấy phép kinh doanh bằng việc công bố về việc giải thể công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia.
Có thể bạn quan tâm: Bạn đã không may làm mất giấy phép kinh doanh? Đừng quá lo lắng, việc xin cấp lại giấy phép kinh doanh không quá phức tạp. Dịch Vụ Thuế 24h sẽ hướng dẫn bạn từng bước để nhanh chóng hoàn tất thủ tục và tiếp tục hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.
Thủ tục hủy giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh
Quy trình hủy giấy phép của hộ kinh doanh cá thể đơn giản hơn so với doanh nghiệp, bao gồm hai bước như sau:
Bước 1: Hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Tương tự với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng cần hoàn tất thủ tục chấm dứt hiệu lực của mã số thuế trước khi thu hồi phép kinh doanh. Theo đó, hộ kinh doanh phải nộp một đơn đề nghị chấm dứt mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý. Trong trường hợp mất giấy chứng nhận đăng ký thuế, bạn cần thay bằng một công văn giải trình về việc này.
Bước 2: Nộp giấy thông báo việc chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
Tiếp theo, hộ kinh doanh phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc đã chấm dứt hoạt động kinh doanh. Để làm điều này, hộ kinh doanh cần gửi một thông báo chính thức về việc chấm dứt hoạt động cùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản gốc tới UBND cấp huyện, để tiến hành giải thể hộ kinh doanh.
Dưới đây là mẫu thông báo về việc ngừng hoạt động hộ kinh doanh theo mẫu Phụ lục III-5, được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT:
Phụ lục III-5 (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
THÔNG BÁO Về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch ………………. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………….. Số Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: ……………………………………. Cấp lần đầu ngày: …/…/…… tại: ………………………………………………….. Thay đổi lần cuối ngày: …/…/…… tại: …………………………………………… Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh: ………………………………………………………… Điện thoại (nếu có):………………… Fax (nếu có):……………………… Email (nếu có):…………………… Website (nếu có):…………………… Thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh kể từ ngày …. /…… /………. Hộ kinh doanh cam kết: – Đã thanh toán đầy đủ/thoả thuận với chủ nợ đối với các khoản nợ, bao gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính khác chưa thực hiện; – Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
[1] Chủ hộ kinh doanh ký trực tiếp vào phần này. |
Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết về thủ tục hủy giấy phép kinh doanh, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng và đầy đủ về quy trình cần thực hiện. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ và không gặp phải rắc rối pháp lý, bạn có thể tham khảo dịch vụ hủy giấy phép kinh doanh của Dịch Vụ Thuế 24h.
Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn từng bước, đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Liên hệ tư vấn ngay!
Xem thêm: Bạn muốn biết làm thế nào để đăng ký kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả? Bài viết “Cách đăng ký giấy phép kinh doanh online” sẽ tiết lộ cho bạn những bí quyết để rút ngắn thời gian và thủ tục đăng ký.
Dịch vụ hủy giấy phép kinh doanh tại Dịch Vụ Thuế 24h
Dịch Vụ Thuế 24h tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp về thuế và kế toán, bao gồm dịch vụ hủy giấy phép kinh doanh. Chúng tôi hiểu rằng quá trình vô hiệu hóa giấy phép kinh doanh có thể phức tạp và đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về quy định pháp luật.
Với hơn 11 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia có chuyên môn bài bản, Dịch Vụ Thuế 24h cam kết hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý, thuế liên quan một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Khi lựa chọn Dịch vụ hủy giấy phép kinh doanh tại Dịch Vụ Thuế 24h, khách hàng sẽ nhận được:
- Tư vấn miễn phí 24/7: Đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn chi tiết các bước thực hiện.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Chúng tôi đảm nhiệm toàn bộ quy trình từ A đến Z, giúp bạn tập trung vào công việc kinh doanh chính. Cam kết hoàn tất thủ tục trong tối đa 25 ngày tùy hoạt động phát sinh từng công ty.
- Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Với sự hiểu biết sâu sắc về luật thuế và doanh nghiệp, chúng tôi cam kết thực hiện đúng mọi quy định pháp lý.
- Chi phí hợp lý: Báo giá minh bạch và rõ ràng với chi phí trọn gói từ 700.000 – 1.500.000 đồng đối với dịch vụ tạm ngừng kinh doanh và giải thể công ty. Cam kết không có chi phí ẩn phát sinh.
- Bảo mật thông tin: Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật tuyệt đối trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ.
Hãy để Dịch Vụ Thuế 24h đồng hành cùng bạn hoàn thành thủ tục hủy giấy phép kinh doanh. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Một số câu hỏi thường gặp về hủy giấy phép kinh doanh
Mức phạt khi không tuân thủ đúng quy định hủy giấy phép là gì?
Khi không tuân thủ đúng quy định vô hiệu hóa phép kinh doanh, doanh nghiệp có thể đối mặt với các hình phạt hành chính như sau:
- Trường hợp tạm ngưng hoạt động kinh doanh dưới 01 năm, doanh nghiệp cần gửi thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh tối đa 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Lưu ý thời hạn mỗi lần thông báo tạm ngừng kinh doanh không được cách nhau quá một năm.
- Nếu ngừng hoạt động kinh doanh quá 6 tháng mà không có văn bản thông báo, doanh nghiệp phải chịu mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Nếu doanh nghiệp không nộp lại bản gốc giấy phép kinh doanh khi hủy giấy phép kinh doanh sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Nếu không thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh, mức phạt sẽ tăng lên từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 50 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, bạn phải tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về hồ sơ liên quan đến việc tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Cơ quan nào có thẩm quyền hủy giấy phép kinh doanh?
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ hủy giấy phép kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh, trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Ngoài ra, cần xin giấy xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu từ Tổng cục Hải quan và làm thủ tục chấm dứt mã số thuế tại Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
- Đối với hộ kinh doanh cá thể, UBND cấp huyện nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hủy giấy phép. Đồng thời, đăng ký chấm dứt mã số thuế hộ kinh doanh tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Có thể làm thủ tục hủy giấy phép kinh doanh trực tuyến không?
Hiện nay, cả hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều có thể thực hiện hủy giấy phép kinh doanh một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian thông qua các dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên, quy trình thực hiện có sự khác biệt giữa hai trường hợp như sau:
- Đối với hộ kinh doanh:
Hộ kinh doanh nộp hồ sơ hủy giấy phép kinh doanh tới Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện, thông qua Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp này không mất lệ phí đăng ký.
Quy trình bao gồm việc kê khai thông tin, tải lên và ký xác thực các văn bản điện tử liên quan sử dụng chữ ký số. Sau đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ xử lý hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống.
- Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể và hủy giấy phép kinh doanh trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số (token) để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình hướng dẫn tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đăng tải thông tin và giấy tờ liên quan đến quyết định giải thể, đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “đã giải thể”, sau khi doanh nghiệp hoàn thành mọi thủ tục về thuế và nhận được xác nhận từ Cơ quan thuế.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có hiểu rõ về thủ tục hủy giấy phép kinh doanh theo quy định mới nhất. Quy trình này, mặc dù có vẻ phức tạp, nhưng là bước không thể thiếu để đảm bảo tính hợp pháp của việc chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Để giảm bớt gánh nặng công việc và đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện chính xác, bạn có thể trải nghiệm dịch vụ hủy giấy phép kinh doanh trọn gói của Dịch Vụ Thuế 24h. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi cam kết mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Liên hệ với Dịch vụ Thuế 24h ngay hôm nay để bắt đầu quy trình hủy giấy phép kinh doanh một cách nhanh chóng!
*Nguồn tham khảo:
(1) https://www.tuyengiao.vn/hon-60-nghin-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-thi-truong-trong-2-thang-dau-nam-153103