Tìm kiếm
Close this search box.

Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không?

hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không
Nội dung chính:

So với một số loại hình doanh nghiệp, mô hình hộ kinh doanh cá thể thu hút được sự quan tâm của nhiều cá nhân vì tính linh hoạt và đơn giản. Tuy nhiên, khi tài sản cá nhân và tài sản công ty không phân biệt rõ ràng có thể tạo ra rủi ro về tài chính cho hộ kinh doanh. 

Tư cách pháp nhân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản ổn định và phát triển kinh doanh. Vậy hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không

Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giải đáp câu hỏi này thông qua việc làm rõ điều kiện nào để có tư cách pháp nhân, loại hình doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân, thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có phức tạp không,…

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân?

Nói dễ hiểu, pháp nhân là một khái niệm chỉ một tổ chức có tư cách pháp lý riêng biệt, tức là một thực thể pháp lý độc lập và có thể tham gia vào các hoạt động mà một cá nhân không thể tham gia. Chẳng hạn, pháp nhân có thể ký kết hợp đồng, sở hữu tài sản, và có thể chịu trách nhiệm trước pháp luật độc lập với các thành viên hoặc cổ đông.

Tình huống:

Một nhóm cá nhân quyết định thành lập một công ty với mục đích kinh doanh một chuỗi cửa hàng bán lẻ thời trang. Họ thực hiện thủ tục thành lập một công ty TNHH.

Công ty này được công nhận là một pháp nhân độc lập, có tư cách pháp lý riêng biệt. Có tài sản và lợi nhuận riêng biệt, và có thể ký kết hợp đồng, mua bán hàng hóa và chịu trách nhiệm pháp lý cho các hoạt động của mình. Ví dụ, khi một khách hàng mua sản phẩm từ công ty và có vấn đề về chất lượng, công ty sẽ chịu trách nhiệm pháp lý.

Cũng trong trường hợp trên, nếu nhóm bạn này quyết định cùng nhau mở một cửa hàng bán lẻ nhưng không thành lập một công ty. Tức cửa hàng dưới danh nghĩa cá nhân hoặc hợp tác với nhau. Như vậy cửa hàng này không được coi là một pháp nhân độc lập.

Nếu có vấn đề xuất phát từ hoạt động của cửa hàng, các cá nhân đồng sở hữu cửa hàng này sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật. 

Để có tư cách pháp nhân, tổ chức cần phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:

  • Thành lập đúng quy định tại Bộ luật Dân sự và các luật liên quan khác.
  • Có cơ cấu tổ chức gồm các cơ quan điều hành và có thể bổ sung các cơ quan khác tuỳ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của tổ chức đó hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Tức là tài sản của pháp nhân không được liên kết hoặc chịu ảnh hưởng bởi tài sản của các cá nhân hay pháp nhân khác.
  • Tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, các hoạt động của pháp nhân được thực hiện dưới tên và quyền hạn của chính pháp nhân đó.
điều kiện để có tư cách pháp nhân
Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Vì tài sản của hộ kinh doanh là tài sản của các cá nhân hoặc hộ gia đình hình thành. Ngoài ra, các thành viên hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của họ với hoạt động của hộ(1). Không có con dấu pháp lý riêng và cũng không được mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

Như Dịch Vụ Thuế 24h đã đề cập ở trên, điều kiện để có tư cách pháp nhân đã được quy định rõ ràng trong luật pháp, gồm các yếu tố như: tổ chức cấu trúc, có cơ quan điều hành, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, và tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập. Tuy nhiên, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ những điều kiện này

Đặc điểm

Hộ kinh doanh

Tư cách pháp nhân

Tài sản

Tài sản của cá nhân hoặc hộ gia đình thành lập

Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

Cơ cấu tổ chức

Không có cơ quan điều hành cụ thể, chỉ có cá nhân hoặc hộ gia đình quản lý

Có cơ quan điều hành và tổ chức cấu trúc rõ ràng

Quyền và trách nhiệm pháp lý

Các cá nhân và thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân

Chịu trách nhiệm pháp lý độc lập của chính pháp nhân, không ảnh hưởng tài sản cá nhân

Công cụ pháp lý

Không có con dấu pháp nhân riêng, không mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện

Có con dấu pháp nhân riêng, có thể mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện

Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo những quy định về hộ kinh doanh mà Dịch Vụ Thuế 24h đã chia sẻ.

Muốn có tư cách pháp nhân, cần chuyển qua loại hình doanh nghiệp nào?

Để có tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh cá thể cần chuyển qua loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ở Việt Nam hiện nay bao gồm:

loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ở Việt Nam hiện nay
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Công ty này có ít nhất 2 thành viên, tối đa là 50 thành viên, và là một thực thể pháp lý độc lập.
  • Công ty nhiệm hữu hạn một thành viên: Đây là loại hình công ty với chỉ một thành viên (chủ sở hữu công ty) nhưng vẫn là một pháp nhân.
  • Công ty cổ phần: Công ty này chia thành nhiều cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu và có tư cách pháp nhân.
  • Công ty hợp danh: Loại hình doanh nghiệp này là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều cá nhân hoặc tổ chức để kinh doanh, và có tư cách pháp nhân.

Trong số các loại hình doanh nghiệp, chỉ có doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Một số đặc điểm của loại hình này khiến nó không thể là pháp nhân độc lập: 

  • Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, không có sự phân biệt giữa tài sản cá nhân của chủ và tài sản của doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Không thể tham gia một số quan hệ pháp luật một cách độc lập. Theo quy định của Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân phải đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án…

Cách chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp

Tình huống: Nguyễn Văn A là một chủ hộ kinh doanh với một cửa hàng bán quần áo tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Ông A bắt đầu kinh doanh từ năm ngoái, và doanh thu từ cửa hàng của anh đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua.

Gần đây cửa hàng của Anh A đã gặp phải một số vấn đề: Một trong những vấn đề lớn nhất là khi một khách hàng bị thương trong cửa hàng, dẫn đến việc khách hàng có yêu cầu bồi thường thiệt hại. Do không có tư cách pháp nhân, Anh A phải chịu trách nhiệm cá nhân và sử dụng tài sản của mình để giải quyết vụ việc này.

Ngoài ra, hộ kinh doanh của anh A chuẩn bị hợp tác với các nhà cung cấp lớn hơn và mở rộng hoạt động kinh doanh. Việc ký kết hợp đồng và thực hiện các giao dịch lớn có phần trở nên phức tạp và rủi ro hơn với anh A. 

Mong muốn có tư cách pháp nhân thường xuất phát từ nhu cầu bảo vệ tài sản cá nhân, tăng cường uy tín trong kinh doanh, hay để mở rộng hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể. Có tư cách pháp nhân mang lại nhiều lợi ích cho mô hình hộ kinh doanh, nhưng bạn đã biết cách chuyển từ hộ kinh doanh sang công ty cần thủ tục như thế nào chưa?

Dịch Vụ Thuế 24h hướng dẫn khách hàng đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp như sau:

thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp
Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ(2)

Thu thập các giấy tờ liên quan như 

  • Giấy tờ liên quan đến hộ kinh doanh của bạn:
    • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
    • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp mới:
    • Điều lệ công ty.
    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
    • Danh sách thành viên (Nếu bạn chuyển sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh)
    • Danh sách cổ đông sáng lập (Nếu chọn thành lập công ty cổ phần).
    • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức (Nếu có thành viên góp vốn là tổ chức)
  • Các giấy tờ pháp lý cá nhân:
    • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo diện theo pháp luật, của các thành viên, cổ đông.
    • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ 
    • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Có 2 hình thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Nộp qua hệ thống trực tuyến Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra và xử lý hồ sơ trong vòng 05 – 07 ngày làm việc.

Nếu hồ sơ hợp lệ và được duyệt, công ty sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng minh đã chính thức có tư cách pháp nhân. 

Cần lưu ý là khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp, doanh nghiệp (là hộ kinh doanh trước đó) sẽ được cấp mã số mới theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một lưu ý nhỏ, nếu trong trường hợp hộ kinh doanh thay đổi chủ trước khi chuyển đổi sang doanh nghiệp, bạn cần thực hiện thủ tục thay đổi chủ hộ kinh doanh cá thể, bao gồm cập nhật thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan. Sau đó, bạn có thể tiến hành chuyển đổi sang doanh nghiệp

Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhanh chóng với Dịch Vụ Thuế 24h

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại Dịch Vụ Thuế 24h là lựa chọn dịch vụ tối ưu cho các hộ kinh doanh cá thể đang tìm kiếm sự hiệu quả và nhanh chóng. 

Với phương châm “Đồng hành pháp lý cùng bạn”, chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp về các dịch vụ đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, kế toán – thuế tại TP. HCM. Có hơn 11 năm kinh nghiệm và đã hỗ trợ hơn 1000 khách hàng doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, hồ sơ pháp lý và vận hành doanh nghiệp!

Dịch vụ chuyển đổi loại hình từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp trọn gói với chi phí chỉ 1.400.000 đồng, bao gồm các khoản hỗ trợ sau:

  • Phí triển khai dịch vụ: 500.000 đồng.
  • Phí nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà nước: 200.000 đồng/ hồ sơ.
  • Phí công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin quốc gia: 300.000 đồng/ lần.
  • Phí làm lại con dấu: 400.000 đồng/ lần.
chuyển đổi loại hình kinh doanh
Dịch vụ chuyển đổi loại hình kinh doanh trọn gói tại Dịch vụ Thuế 24h

Quy trình thực hiện thủ tục đơn giản, nhanh chóng nhưng vô cùng hiệu quả qua 4 bước:

  • Tiếp nhận thông tin và tư vấn khách hàng về loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với mục tiêu và nhu cầu của bạn.
  • Lập kế hoạch và ký kết hợp đồng, gửi báo giá chi tiết trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ.
  • Soạn thảo hồ sợ, thực hiện các thủ tục cần thiết với cơ quan đăng ký kinh doanh, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức đi lại. 
  • Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tận nơi, tận tình và sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ bạn trong các thủ tục sau chuyển đổi.

Câu hỏi thường gặp về hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?

Hộ kinh doanh có thể tự thiết kế, in ấn và sử dụng con dấu thông thường tùy theo nhu cầu của hộ. Tuy nhiên, con dấu này không thể hiện chức năng như con dấu pháp nhân, hộ kinh doanh không được phép sử dụng con dấu để thực hiện các giao dịch kinh doanh và pháp lý.

Hộ kinh doanh có mã số thuế không?

Có. Mã số thuế hộ kinh doanh cá thể là mã số thuế được cấp cho cá nhân đại diện của hộ kinh doanh để thực hiện việc kê khai và nộp thuế đúng theo quy định của pháp luật.

Hộ kinh doanh có cần sử dụng hóa đơn đầu vào không?

Cần. Việc xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của hộ kinh doanh không phụ thuộc vào hóa đơn đầu vào. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, việc sử dụng hóa đơn đầu vào sẽ giúp hộ kinh doanh chứng minh nguồn gốc hàng hóa và hỗ trợ trong việc giải trình với cơ quan thuế khi cần thiết.

Theo quy định của Thông tư số 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh sử dụng phương pháp kê khai thuế cũng phải tuân thủ các quy định về kế toán và hóa đơn. Nên đảm bảo có đủ hóa đơn đầu vào và đầu ra là cần thiết để xác định số tiền thuế mà hộ kinh doanh cần nộp.

Đối tượng nào được phép thành lập hộ kinh doanh?

Cá nhân và thành viên hộ gia đình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, những trường hợp sau sẽ không được phép:

  • Người chưa đủ tuổi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Dựa trên các đặc điểm của hộ kinh doanh, có thể nhận thấy rằng hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện để được công nhận là một thực thể pháp lý độc lập. Hy vọng qua bài viết này Dịch Vụ Thuế 24h đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi: Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Muốn biết chi tiết hồ sơ, thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang loại hình doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của bạn? Gọi ngay Hotline hoặc để lại tin nhắn cho đội ngũi Dịch Vụ Thuế 24h ngay hôm nay.

Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ trọn gói chuyển đổi loại hình doanh nghiệp với mức giá cạnh tranh và đảm bảo chất lượng. Tư vấn miễn phí và hỗ trợ tận tình từ việc chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký, đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhanh chóng!


*Nguồn tham khảo:

(1): https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-01-2021-ND-CP-dang-ky-doanh-nghiep-283247.aspx

(2): https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/ho-kinh-doanh-ca-the-co-tu-cach-phap-nhan-khong-muon-chuyen-tu-ho-kinh-doanh-ca-the-sang-doanh-nghi-31791.html

Bài viết mới nhất

doanh nghiệp là gì

Khái niệm doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp không đơn thuần là một thực thể được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn bao hàm nhiều yếu tố pháp lý và cấu trúc tổ chức phức tạp. Định nghĩa về doanh nghiệp là gì? không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận, mà còn liên quan đến các quy định pháp luật, các hình thức tổ chức khác nhau và trách nhiệm của các bên liên quan. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, đặc điểm và những khía cạnh pháp lý liên quan đến các loại hình doanh nghiệp, hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá chi tiết trong bài viết này. Căn cứ pháp lý  Luật Doanh nghiệp 2020:  Thiết chế các quy phạm pháp luật quy định về những điều kiện, trình tự thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg: Hệ thống ngành nghề kinh tế hợp pháp tại Việt Nam. Tổng quan về doanh nghiệp Khái niệm doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp, theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, là tổ chức được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo

nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên

Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên?

Khi bắt đầu khởi nghiệp, việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất mà mỗi doanh nhân cần xem xét kỹ lưỡng. Đối với nhiều người, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được xem là lựa chọn phổ biến nhờ tính linh hoạt và an toàn về trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên? Mỗi loại hình đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục tiêu kinh doanh khác nhau. Bài viết này sẽ giúp các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại hình công ty TNHH, từ đó hỗ trợ có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bước đầu khởi nghiệp của mình. Văn bản pháp luật quy định về thành lập công ty TNHH Luật Doanh nghiệp 2020: quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

Nhân viên nhà nước có được mở công ty hay không

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tăng thêm thu nhập của viên chức là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, với vai trò là người làm việc trong hệ thống công quyền, việc thành lập doanh nghiệp dẫn đến sự xung đột lợi ích và minh bạch trong quản lý, gây ảnh hưởng an sinh xã hội. Do đó, viên chức cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định liên quan trước khi quyết định tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vậy công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Dịch Vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên theo các quy định pháp luật hiện hành trong bài viết dưới đây. Văn  bản pháp luật quy định về thành lập doanh nghiệp  Luật Doanh nghiệp 2020 Luật Viên chức 2010 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 Viên chức là ai? Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Là các tổ chức do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị –

kỳ kê khai thuế gtgt

Quy định về chu kỳ kê khai thuế GTGT mới nhất

Mỗi tổ chức và cá nhân kinh doanh đều có nghĩa vụ kê khai đầy đủ các giao dịch chịu thuế GTGT phát sinh đúng hạn cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn phải chịu các khoản phạt và lãi suất cao do nộp tờ khai chậm trễ. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP về việc gia hạn thời gian nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT) trong nửa cuối năm 2024, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính trong giai đoạn thị trường nhiều biến động. Vậy xác định chu kỳ kê khai thuế GTGT như thế nào? Việc tuân thủ thời hạn nộp tờ khai thuế sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình đóng thuế và tránh rủi ro vi phạm pháp lý. Trong bài viết này, Dịch Vụ Thuế 24h sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các thay đổi trong kỳ khai thuế GTGT năm 2024, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi ích từ chính sách gia hạn này. Tìm hiểu ngay! Văn bản pháp luật quy định về kê khai thuế GTGT: Nghị

cổ tức là gì

Cổ tức là gì? Quy trình và cách chia cổ tức trong công ty cổ phần

Quý 2/2024 đã chứng kiến một sự tăng trưởng ấn tượng với tổng lợi nhuận sau thuế của 482 doanh nghiệp niêm yết tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2023, vượt mức tăng trưởng 16,5% của quý 1(1). Thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết cũng đã tổ chức xong đại hội đồng cổ đông 2024 (ĐHĐCĐ), và công bố kết quả kinh doanh và chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu.  Vậy cổ tức là gì và có những loại cổ tức nào? Quy trình chi trả cổ tức diễn ra như thế nào? Việc hiểu rõ những thông tin này là cần thiết để nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh gặp rủi ro tài chính không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, quy định chi trả cổ tức và cách chia cổ phần trong công ty qua bài viết dưới đây. Văn bản pháp luật quy định về cổ tức Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14: Quy định về khái niệm cổ tức là gì, hình thức và quy trình chi trả cổ tức cho cổ đông

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.