Bạn có biết: Mở một quán cafe mang đi (take away) hay mơ ước khởi nghiệp phát triển thành một chuỗi cà phê đa chi nhánh như cà phê Trung Nguyên là hai hướng kinh doanh hoàn toàn khác nhau, đòi hỏi những chiến lược và quy trình xin giấy phép kinh doanh cũng khác nhau. Mở quán theo mô hình hộ kinh doanh hay đăng ký doanh nghiệp sẽ phù hợp với bạn hơn? Thủ tục như thế nào?
Bài viết sau đây Dịch vụ Thuế 24h giải thích các bước cần thiết để xin giấy phép kinh doanh quán cafe, từ đăng ký hộ kinh doanh/ thành lập công ty đến xin giấy phép an toàn vệ sinh như thế nào. Đọc ngay bài viết!
Văn bản pháp luật quy định về giấy phép kinh doanh quán cafe
- Nghị định 39/2007/NĐ-CP: quy định liên quan đến kinh doanh cá nhân tập trung vào hoạt động thương mại độc lập, thường không yêu cầu đăng ký kinh doanh.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP: quy định về đăng ký hộ kinh doanh cũng như thủ tục cấp giấy phép hộ kinh doanh quán cà phê ăn uống.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP: hướng dẫn cụ thể thực hiện một số điều quy định tại Luật An toàn Thực phẩm như quy định về tự công bố và đăng ký sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm,…
- Nghị định 122/2021/NĐ-CP: quy định về xử phạt hành chính nếu không thực hiện đăng ký kinh doanh. Bao gồm mức xử phạt khi mở quán cafe mà không đăng ký kinh doanh.,
Nội Dung Chính
ToggleMở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không?
Với đặc điểm ưu việt là đầu tư ít vốn cũng như ít có rủi ro, việc mở quán cafe được nhiều doanh nhân, bạn trẻ khởi nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, khi bắt đầu kế hoạch, bạn cần xác định liệu mở quán cafe có bắt buộc đăng ký kinh doanh hay không theo quy định nhà nước.
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bạn không phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh nếu bạn là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, thời vụ và dịch vụ có thu nhập thấp.
Còn nếu bạn kinh doanh trong những ngành, nghề có điều kiện, bạn vẫn cần đăng ký theo quy định. Như vậy, quán cafe nằm trong nhóm dịch vụ ăn uống có địa điểm cố định, do vậy bạn bắt buộc phải đăng ký kinh doanh khi mở quán cafe.
Dịch Vụ Thuế 24h cũng mách bạn thêm một số lưu ý sau đây:
- Đối với quán có quy mô lớn (hãy nghĩ đến những mô hình ông lớn như chuỗi cà phê Trung Nguyên, Phúc Long,…), bạn hãy cân nhắc thành lập công ty.
- Còn quy mô nhỏ hơn như mô hình cafe cộng đồng, cafe sân vườn, cafe sách,… thì đăng ký hộ kinh doanh cá thể là phù hợp.
Điều kiện để xin giấy phép kinh doanh quán cafe
Như đã đề cập ở trên, mở quán cafe là ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh. Do đó, để đăng ký giấy phép hoạt động quán cà phê, cá nhân hoặc tổ chức cần lưu ý các điều kiện sau đây:
- Đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tùy thuộc vào mô hình là hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp.
- Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là không thể thiếu trong quá trình kinh doanh quán cafe. Quán cafe thuộc nhóm ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm là đồ ăn và thức uống, do đó quán cần đáp ứng các yêu cầu VSATTP theo quy định.
- Căn cứ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh sách mã ngành nghề trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phục vụ đồ uống được phân loại theo mã ngành là 5630. Trong đó mã ngành 56302 là quán cà phê và giải khát.
- Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm tại khu vực chế biến, trong quá trình chế biến, bảo quản và phục vụ. Ngoài ra, người trực tiếp chế biến cũng cần được huấn luyện đầy đủ kiến thức về an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
Mời bạn đọc tham khảo các căn cứ quy định tại Điều 28, Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010 (được hướng dẫn, sửa đổi tại Điều 11 Chương V Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe mới nhất
Bước 1: Đăng ký giấy phép kinh doanh cafe theo mô hình hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp
Nếu bạn là chủ sở hữu quán cafe, bạn cần đưa ra quyết định hình thức đăng ký kinh doanh nào phù hợp với quán của mình. Theo đó thì thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm là khá giống nhau cho các hình thức, tuy nhiên vẫn có đặc điểm và hồ sơ khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm của hai hình thức đăng ký GPKD quán cafe phổ biến:
Đăng ký hộ kinh doanh
- Phù hợp cho quán cafe nhỏ hoặc cá nhân khởi nghiệp
- Linh hoạt về quản lý và giảm bớt các thủ tục phức tạp
Ví dụ: Một quán cafe sân vườn đăng ký một địa điểm kinh doanh duy nhất, do một người chủ kinh doanh cá thể quản lý. Quán này không chỉ phục vụ cà phê mà còn có các loại thức uống và bánh ngọt nhẹ.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Phù hợp cho các kế hoạch kinh doanh dịch vụ ăn uống quy mô lớn và dài hạn.
- Đòi hỏi đăng ký doanh nghiệp, mang lại khả năng huy động vốn cao, cơ hội rộng mở với các mối quan hệ đối tác và khách hàng quốc tế.
Ví dụ: Một chuỗi quán cafe có nhiều chi nhánh khắp khu vực miền Nam. Họ thành lập công ty cổ phần chuyên kinh doanh trong lĩnh vực cà phê, sở hữu một chuỗi các quán cafe sang trọng với không gian thoải mái và thực đơn đa dạng. Với loại hình doanh nghiệp này, họ có khả năng huy động vốn từ cổ đông, đồng thời thuận lợi tăng cường mở rộng và hợp tác kinh doanh với các đối tác lớn.
Ngoài ra, nếu bạn đang cân nhắc mở rộng hoạt động kinh doanh với dịch vụ ẩm thực như nhà hàng, quán ăn,…, bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn mới và đầy đủ nhất tại đây!
Hộ kinh doanh cá thể(1) |
Doanh nghiệp(2) |
|
Hồ sơ |
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể. – Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu cá nhân của chủ hộ. – Bản sao biên bản theo cuộc họp thành viên hộ gia đình. – Văn bản ủy quyền (nếu có). |
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu. – Điều lệ hoạt động công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống – Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn. – Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện và các thành viên, cổ đông góp vốn. – Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. – Văn bản cử người đại diện và giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện. – Giấy ủy quyền (nếu áp dụng). |
Nơi nộp hồ sơ |
Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đăng ký địa điểm hộ kinh doanh. |
Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT tỉnh/thành phố. Hoặc nộp hồ sơ qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. |
Thời gian xử lý |
03 ngày làm việc |
03 – 05 ngày làm việc |
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán cafe
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán cafe bao gồm các thành phần sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận VSATTP theo Mẫu số 01, theo quy định của Phụ lục I đính kèm Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
- Bản thuyết minh về vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh quán cà phê.
- Giấy chứng nhận đào tạo, tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh quán cà phê.
- Nêu rõ danh sách những người sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống đã tham gia đào tạo về kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ quán xác nhận.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— …………, ngày …. tháng …. năm 20…. ĐƠN ĐỀ NGHỊ Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Kính gửi: ………………………………………………. Họ và tên chủ cơ sở: ………………………………………………………………………………………………………………… Tên cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận: …………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………… Địa chỉ cơ sở sản xuất: …………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………… Điện thoại: …………………………….Fax: ……………………………………………………………………………….. Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sản xuất (loại thực phẩm và dạng sản phẩm…): ……………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………
|
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm về mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm có giá trị tương đương với giấy chứng nhận VSATTP để có sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Thủ tục xin giấy chứng nhận VSATTP mở quán cafe được tiến hành như sau:
- Hoàn thành hồ sơ theo yêu cầu như trên (số lượng: 01 bộ)
- Gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp này là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế, hoặc bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở để đảm bảo tuân thủ các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nếu cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tiến hành cấp Giấy chứng nhận cho quán.
Xin lưu ý: Cơ quan thẩm quyền thông thường sẽ giải quyết hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Xin các giấy tờ cần thiết khác
Mở quán cà phê không chỉ là việc chọn lựa địa điểm và thiết kế không gian hấp dẫn. Việc xin các giấy tờ liên quan đến thủ tục pháp lý là bước quan trọng để đảm bảo an toàn cho khách hàng và khẳng định uy tín cho quán.
Dưới đây là một số giấy phép và chứng chỉ mà một quán cà phê cần cần cân nhắc:
- Đối với chủ quán và nhân viên pha chế, cần có bằng cấp và chứng chỉ pha chế để kiểm định chất lượng thức uống.
- Hợp đồng lao động với đội ngũ nhân viên tại quán cafe theo quy định của Bộ Luật Lao động. Người lao động làm việc trên 3 tháng phải có hợp đồng lao động bằng văn bản.
- Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định tại phụ lục 1 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Nhà hàng, quán ăn, và quán cà phê thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, vì vậy quán cà phê cũng cần đảm bảo có giấy phép này.
Bước 4: Kê khai và nộp các loại thuế theo quy mô kinh doanh
Quán cà phê, giống như nhiều doanh nghiệp khác trong lĩnh vực ăn uống, cần hiểu biết và thực hiện tuân thủ với nhiều loại thuế và lệ phí.
Dịch vụ Thuế 24h cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về các loại thuế quan trọng mà quán cà phê cần đóng:
Loại Thuế/Lệ Phí |
Đối Tượng |
Mức Đóng |
|
Hộ kinh doanh |
Doanh nghiệp |
||
Thuế Môn Bài |
Có |
Có |
Đối với hộ kinh doanh:
Đối với doanh nghiệp:
|
Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT) |
Có |
Có |
Tính trên doanh thu bán hàng |
Thuế Thu Nhập Cá Nhân (TNCN) |
Có |
Có |
Tính trên thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh |
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN) |
Không |
Có |
Tính trên thu nhập của doanh nghiệp sau khấu trừ các chi phí và thuế khác |
Mách nhỏ cho bạn là sau khi nhận được giấy phép kinh doanh quán cà phê, bạn cũng có thể dễ dàng truy cập vào trang Cổng thông tin quốc gia để tra cứu đăng ký kinh doanh một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh quán cafe uy tín tại Dịch Vụ Thuế 24h
Công ty Tư Vấn Luật Và Thuế 24h, đối tác đáng tin cậy với hơn 11 năm kinh nghiệm, chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh và kế toán – thuế cho doanh nghiệp tại TP. HCM và miền Nam.
Sự uy tín và chuyên nghiệp của chúng tôi được khẳng định với đội ngũ chuyên viên có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế. Dịch vụ Thuế 24h cam kết đưa ra các giải pháp, dịch vụ pháp lý và thuế chính xác, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Hiện nay, nhu cầu mở quán cà phê ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong cộng đồng doanh nhân và người trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn đang đối mặt với nhiều thắc mắc và quan ngại về thủ tục, giấy tờ, hãy để đội ngũ của chúng tôi hỗ trợ cho bạn!
Đến với Dịch vụ Thuế 24h, khách hàng sẽ nhận được:
- Giải quyết thủ tục nhanh chóng, giao kết quả tận nơi, chúng tôi giúp bạn tiết kiệm thời gian và tập trung vào quản lý kinh doanh hiệu quả.
- Cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh trọn gói với chi phí tối ưu.
- Chất lượng dịch vụ uy tín từ đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm thực chiến.
- Quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm và chu đáo.
- Tư vấn miễn phí, phục vụ 24/7, giải đáp thắc mắc và tư vấn kỹ lưỡng từng trường hợp.
Dịch vụ nổi bật tại Dịch vụ Thuế 24h:
Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
- Tư vấn 24/7, hỗ trợ toàn diện và miễn phí
- Soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng làm việc với cơ quan chức năng
- Chi phí trọn gói, minh bạch và không phát sinh thêm
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Nhanh chóng, hoàn thành chỉ từ 3 – 4 ngày
- Hỗ trợ giao nhận hồ sơ tận nhà miễn phí
- Gói cơ bản bao gồm giấy phép kinh doanh, mã số thuế, con dấu, đăng công bố, thiết lập điều lệ, mở tài khoản ngân hàng,…
Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tư vấn miễn phí, giải đáp mọi thắc mắc tận tình.
- Hoàn thiện hồ sơ đầy đủ, gửi cơ quan thẩm định nhanh chóng, đảm bảo quy trình xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định
- Hỗ trợ đánh giá và xin giấy phép liên quan theo nhu cầu của quán cà phê
Để được hỗ trợ chi tiết về dịch vụ và chi phí xin giấy phép kinh doanh quán cafe, gọi ngay hotline 0916.707.744 hoặc để lại tin nhắn cho chúng tôi!
Dịch vụ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe tại Dịch vụ Thuế 24h |
Dành cho Hộ kinh doanh |
Trọn gói chỉ 1,500,000 đồng |
Dành cho Doanh nghiệp |
Trọn gói chỉ 1,000,000 đồng |
Câu hỏi thường gặp về đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe
Trường hợp nào được miễn giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe?
Căn cứ quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP, trường hợp bạn kinh doanh bán cafe theo hình thức buôn bán dạo, buôn bán hàng nước mà không có địa điểm cố định, thì bạn không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe.
Thời hạn xin giấy phép kinh doanh cafe mất bao lâu?
Thời gian xin giấy phép kinh doanh quán cafe còn phụ thuộc vào loại giấy phép mà bạn xin.
- Đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mất 3 – 5 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ.
- Đối với giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, thời gian là 15 ngày làm việc kể từ khi cung cấp đủ giấy tờ cho cơ quan thẩm quyền liên quan.
Có cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho quán cafe không?
Có. Theo quy định, nhà hàng, quán ăn, và quán cà phê đều thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy (căn cứ phụ lục 1 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP).
Như vậy, quán cafe cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Việc đảm bảo có giấy phép này không chỉ giúp cơ sở kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật mà còn đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy cho khách hàng và cộng đồng xung quanh.
Mã ngành kinh doanh quán cà phê là gì?
Theo quy định của Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống liên quan đến quán cà phê có các mã như sau:
- 56301: Quán rượu, bia, quầy bar.
- 56302: Quán cà phê, giải khát.
- 56309: Dịch vụ phục vụ đồ uống khác.
Mức xử phạt như thế nào nếu không đăng ký kinh doanh cho quán cafe?
Theo quy định của Điều 46 và Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, quán cà phê hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, đồng thời bị buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm.
- Phạt tiền có thể từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời bị buộc đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo quy định.
Mở quán cafe là một quyết định kinh doanh đầy hứa hẹn, nhưng để hoạt động hợp pháp và tuân thủ đúng quy định, việc xin giấy phép kinh doanh quán cafe là bước vô cùng quan trọng.
Quá trình xin giấy phép mở quán cà phê bao gồm đăng ký kinh doanh theo mô hình phù hợp, xin chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm, và nhiều thủ tục pháp lý khác – xin giấy phép con liên quan, đóng thuế doanh nghiệp, thuế môn bài,… Các dịch vụ chuyên nghiệp tại Dịch vụ Thuế 24h có thể hỗ trợ doanh nghiệp khách hàng trong việc này, giúp giảm bớt gánh nặng thủ tục và rủi ro pháp lý.
Gọi ngay hotline 0916.707.744 hoặc để lại thông tin để đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ tận tình cho từng trường hợp của bạn!
*Nguồn tham khảo:
(1): https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-01-2021-ND-CP-dang-ky-doanh-nghiep-283247.aspx
(2): https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020-QH14-427301.aspx
(3): https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-65-2020-TT-BTC-sua-doi-Thong-tu-302-2016-TT-BTC-huong-dan-ve-le-phi-mon-bai-447239.aspx