Tìm kiếm
Close this search box.

Top 8 cách đặt tên doanh nghiệp hay và ý nghĩa

đặt tên công ty
Nội dung chính:

Giả sử ông A quyết định đặt tên doanh nghiệp mới mở của mình là “Công ty XYZ 01”. Tuy nhiên, đã có công ty XYZ đăng ký thành lập từ năm 2023. Trường hợp này, ông A không thể sử dụng tên “XYZ 01” bởi vì hai tên công ty này chỉ khác nhau bởi một chữ số và vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đặt tên công ty trùng lặp hoặc dễ gây nhầm lẫn thậm chí có thể dẫn đến mất mát lớn về thương hiệu và danh tiếng công ty. 

Đặc biệt, trong thị trường ngày càng cạnh tranh hiện nay, việc đặt tên cho doanh nghiệp trở thành một quyết định mang tính chiến lược. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, môi trường kinh doanh trong năm 2024 sẽ có sự tăng trưởng đáng kể, dự kiến có tới 230.500 công ty mới gia nhập.

Để tránh những rủi ro pháp lý và vững vàng bắt đầu hoạt động kinh doanh, mỗi chủ doanh nghiệp cần nắm rõ quy định mới nhất và các nguyên tắc đặt tên công ty. Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h khám phá gợi ý cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa, đúng luật trong bài viết dưới đây.

Văn bản pháp luật quy định đặt tên công ty:

Tên công ty có tầm quan trọng như thế nào?

Tên công ty là một tên riêng, một từ hoặc cụm từ định danh doanh nghiệp trên giấy tờ pháp lý, và được sử dụng để xác định và đại diện cho doanh nghiệp trước công chúng. Chính vì vậy, quá trình chọn tên công ty đòi hỏi sự cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp.

Tên công ty đóng vai trò quan trọng trong những điểm sau đây:

  • Đóng vai trò quyết định trong việc tạo dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Thể hiện mục tiêu, giá trị cốt lõi và tầm nhìn của doanh nghiệp.
  • Tạo sự khác biệt và nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh.
  • Là yếu tố quyết định trong quá trình quảng bá và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.
  • Góp phần xây dựng lòng tin và uy tín của khách hàng đối với doanh nghiệp.
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến các thủ tục pháp lý và bảo vệ quyền lợi của công ty.

Quy định về đặt tên công ty, doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể lựa chọn tên công ty tùy theo sở thích, tuy nhiên cần tuân theo các quy tắc nêu tại Điều 37, 38, 39, 40 của Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau:

  • Cấu trúc tên doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố sau: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Ví dụ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) ABC, Công ty Cổ phần (CP) X, Công ty hợp danh (HD) Y, Doanh nghiệp tư nhân Z

  • Tiêu chuẩn cho tên riêng của công ty: 
    • Phải có tên tiếng Việt, sử dụng các chữ cái tiếng Việt hoặc một số chữ cái quốc tế như F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
    • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài có thể được dịch từ tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên công ty khi dịch sang tiếng nước ngoài có thể giữ nguyên hoặc phải phản ánh ý nghĩa tương ứng và không trùng lặp với tên nước ngoài của doanh nghiệp khác.
    • Công ty có thể có tên viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể đặt tên Tiếng Việt là: Công ty TNHH Thực Phẩm Sạch Việt Nam.

Tên tiếng nước ngoài: Clean Food Vietnam Company Limited (Co., Ltd).

Tên viết tắt: CFV Co., Ltd.

  • Định vị tên doanh nghiệp: 
    • Gắn tên công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
    • Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ pháp lý, giao dịch, trên hồ sơ, tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Ví dụ: In tên doanh nghiệp trên bảng hiệu, hóa đơn, hồ sơ năng lực doanh nghiệp,…

Ngoài ra, dưới đây là một số quy tắc khác bạn cần lưu ý để có một cái tên hay và thích hợp với mục đích kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Tránh các từ mang ý nghĩa không đẹp, nội dung không lành mạnh, tiếng lóng.
  • Chú ý kiểm tra từ ngữ viết đúng chính tả để tránh lỗi sai không đáng có.

Ví dụ: “công ty Đại Xuân” thay vì “Đại Suân”.

  • Có thể chọn tên mang ý nghĩa tích cực hoặc gắn liền với văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Ví dụ: “công ty TNHH Trống Đồng”, “công ty Cổ phần May Sông Hồng”,…

  • Ưu tiên chọn tên riêng dễ đọc, dễ nhớ, để lại ấn tượng cho khách hàng.
  • Tên công ty nên ngắn gọn, súc tích, có khoảng 2-4 chữ hoặc 2-4 âm tiết.

Ví dụ: Tránh tên “Công ty Gia” quá ngắn hay “Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Hoàng Gia” quá dài.

  • Lựa chọn tên tiếng nước ngoài dễ phát âm và tìm kiếm trên Internet.

Ví dụ: “Sunrise”, “Greenfarm”,…

  • Có thể xem xét sử dụng từ ngữ mang ý nghĩa phong thủy tốt trong tên công ty.

Ví dụ: “Công ty TNHH MTV chế biến lương thực Vạn Lợi”, “Công ty TNHH Phúc Lộc Thọ”.

  • Tên công ty nên gợi nhớ hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, hay lĩnh vực kinh doanh.

Ví dụ: “Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn”, “Công ty TNHH Tư vấn Luật và Dịch Vụ Thuế 24h”.

8 cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa

Như vậy, tên công ty không chỉ là định danh pháp lý của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quan trọng giúp tạo dựng hình ảnh và thương hiệu bền vững. Sau đây là những ý tưởng đặt tên công ty ý nghĩa và phổ biến nhất hiện nay.

tên công ty hay
8 cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa

Đặt theo tên cá nhân

Cách đặt tên công ty theo tên cá nhân được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn và có tầm ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp sử dụng tên riêng người sẽ mang tính cá nhân hóa và thể hiện sự gắn kết mạnh mẽ giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp của mình.

Cách đặt tên này thường được đặt cho các công ty có người sáng lập là các thành viên trong gia đình, hoặc nhằm mục đích làm nổi bật nguồn gốc phát triển của doanh nghiệp. Tên cá nhân cũng thể hiện những giá trị uy tín và danh tiếng cá nhân, giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin và tín nhiệm từ phía khách hàng.

Một số ví dụ trường hợp đặt tên công ty theo tên cá nhân thành công tạo dấu ấn sâu sắc trên thị trường như: 

  • Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai được đặt theo tên con trai ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức).
  • Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO), đặt theo tên con trai Chủ tịch Trần Bá Dương.
  • Công ty TNHH M-TP Entertainment do ca sĩ nổi tiếng Sơn Tùng MTP làm đại diện theo pháp luật.

Đặt theo chữ cái hoặc số

Sử dụng chữ cái hoặc số trong tên công ty là một cách sáng tạo, giúp công ty trở nên nổi bật và thu hút trên thị trường. Thông thường, người ta sử dụng chữ cái hoặc kết hợp con số mang ý nghĩa sâu sắc hoặc mang tính tượng trưng cho giá trị, mục tiêu hoặc sứ mệnh của công ty.

Cách đặt tên này cũng thể hiện tính hiện đại, hợp xu hướng của doanh nghiệp, thu hút được sự chú ý từ khách hàng trẻ và những người tiêu dùng trong thời đại mới.

Ví dụ, Tổng công ty 789 trong tên có chứa con số 789, mang ý nghĩa “phát – trường cửu”, tượng trưng cho sự phát triển bền vững và ổn định. 

Hay trường hợp đặt công ty ABC, sử dụng các chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái, tạo ra một dấu ấn độc đáo và dễ nhớ trên thị trường.

Đặt theo ngành nghề kinh doanh

Đặt tên theo ngành nghề kinh doanh là một cách đơn giản và hiệu quả để truyền đạt thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp. Tên công ty phản ánh ngay lập tức lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, sẽ giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và nhận biết thương hiệu khi tìm kiếm trên thị trường.

Việc sử dụng tên liên quan trực tiếp đến ngành nghề kinh doanh còn giúp hạn chế tối đa sự trùng lặp với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, khách hàng cũng tin tưởng về chất lượng dịch vụ, sản phẩm công ty chuyên một lĩnh vực cụ thể và đã được công nhận minh bạch trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Một số ví dụ như Công ty TNHH Xây dựng Quang Dũng, Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An, Công ty Cổ phần Nhựa Ngọc Nghĩa, Công ty TNHH Đồ gỗ nội thất Phạm Gia,…

Đặt theo tiếng nước ngoài

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, nhiều công ty chọn đặt tên theo tiếng nước ngoài. Những tên nước ngoài sẽ tạo ra ấn tượng “Tây” hơn, mang phong cách mới mẻ, hiện đại. Sử dụng tiếng nước ngoài giúp công ty thích nghi với xu hướng toàn cầu hóa và thuận tiện trong giao thương quốc tế, cũng như thu hút khách hàng toàn cầu.

Hơn nữa, việc sử dụng tiếng nước ngoài cũng giúp tránh được sự trùng lặp với các công ty khác, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh đa dạng ngành nghề tại Việt Nam như hiện nay. Một số từ tiếng Anh còn mang âm điệu dễ nhớ hoặc ý nghĩa thú vị, góp phần tạo ra điểm nhấn cho tên công ty mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

Ví dụ như Công ty TNHH dinh dưỡng GreenFarm, Công ty Cổ phần thực phẩm HomeFood, Công ty TNHH Thaco Seafood là những ví dụ minh chứng cho việc sử dụng tiếng nước ngoài trong đặt tên công ty.

Đặt theo chữ viết tắt

Đặt tên công ty theo chữ viết tắt là một cách thông dụng để tạo ra sự ngắn gọn, dễ nhớ và tiện lợi trong giao tiếp cũng như quảng bá thương hiệu. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của cách đặt tên này:

  • Chữ viết tắt giúp tạo ra một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ và tiện lợi trong việc sử dụng hàng ngày.
  • Tên viết tắt thường là các từ khóa, từ chính trong tên công ty, giúp nâng cao độ nhận biết thương hiệu mạnh mẽ.
  • Sử dụng tên viết tắt trong các chiến dịch quảng bá thương hiệu và tiếp thị, giúp tạo ra hiệu ứng truyền thông tốt và tăng độ nhận diện nhanh chóng.

Ví dụ về việc sử dụng viết tắt trong đặt tên Ngân hàng tại Việt Nam là Vietcombank (Vietnamese Commercial Joint Stock Bank), Agribank (Agricultural Bank of Vietnam), ACB (Á Châu Bank), và các công ty công nghệ, bưu chính viễn thông như VNPT (Vietnam Posts and Telecommunications Group), FPT (Financing Promoting Technology),…

Đặt theo địa danh

Đặt tên công ty theo địa danh là một cách thức truyền thống nhưng vô cùng hiệu quả để tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với thị trường địa phương. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của cách đặt tên này:

  • Sử dụng địa danh làm tên cho công ty giúp nhấn mạnh tính bản địa, tạo ra một liên kết chặt chẽ với địa phương hoặc vùng miền mà doanh nghiệp muốn phục vụ.
  • Đặt tên theo địa danh nổi tiếng hoặc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cụ thể của địa phương giúp tạo ra sự tin cậy và uy tín trong lòng khách hàng.
  • Cách đặt tên này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp muốn tận dụng lợi thế của vị trí địa lý để tập trung hướng tới tiếp cận phân khúc khách hàng tại thị trường địa phương.

Ví dụ về cách đặt tên công ty theo địa danh tại Việt Nam bao gồm: Bất Động Sản Thăng Long, Nước Mắm Phan Thiết, Vang Đà Lạt, và Bia Sài Gòn.

Đặt theo phong thủy

Phong thủy là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đối với các lĩnh vực như bất động sản, thiết kế nhà ở, đồ nội thất. Bạn có thể tạo ra sự kết nối giữa doanh nghiệp và các yếu tố tâm linh, nhằm mang lại may mắn, thành công và sự phát triển bền vững.

Công ty đặt tên theo các con vật phong thủy thường hợp mệnh với chủ nhân hoặc chủ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và sự phát triển kinh doanh. Ngoài ra, tên công ty hợp phong thủy gợi lên sự tin tưởng và hy vọng vào một tương lai hợp tác thành công, giúp khách hàng và đối tác tin tưởng và cảm thấy an tâm khi làm việc với doanh nghiệp.

Ví dụ một số tên công ty theo phong thủy tại Việt Nam bao gồm: Công ty cổ phần Kiến Vàng, Công ty TNHH Sư Tử Biển, hoặc Công ty TNHH Bạch Hổ.

Đặt theo cảm hứng

Từ những sở thích hay công việc truyền cảm hứng hàng ngày, chủ doanh nghiệp có thể tận dụng để làm ý tưởng sáng tạo tên công ty của mình. Đây là một cách để tạo ra sự liên kết tinh thần giữa doanh nghiệp và những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp mong muốn truyền tải. Dưới đây là một số gợi ý đặt tên theo cảm hứng để bạn tham khảo:

  • Tên công ty lấy cảm hứng từ các hành tinh, các ngôi sao thể hiện sự tham vọng vươn xa, muốn khám phá và chinh phục những điều mới mẻ, không giới hạn.
    Ví dụ: Công ty CP tư vấn thương hiệu Sao Kim, Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Địa Ốc Sao Mai. 
  • Việc đặt tên theo cảm hứng từ các loài hoa biểu tượng của các quốc gia.
    Ví dụ: Công ty TNHH xây dựng thương mại Bông sen vàng, Công ty du lịch Hoa Anh Đào, Trung tâm đào tạo tiếng Nhật Sakura.
  • Tên lấy từ các vị thần, thánh trong truyền thuyết như: Công Ty Cổ Phần Đa Phương Tiện Zeus, Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Máy Tính Thánh Gióng, Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Thương Mại Sơn Tinh,…

Trường hợp tên chi nhánh công ty của bạn không được như ý các bạn có thể thay đổi tên chi nhánh công ty. Tham khảo ngay: Hồ sơ và thủ tục thay đổi tên chi nhánh công ty 2024

Các điều cấm kỵ trong đặt tên công ty

Căn cứ vào Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, ba trường hợp đặt tên doanh nghiệp sau đây bị cấm theo pháp luật Việt Nam:

cách đặt tên công ty
3 điều cấm kỵ trong đặt tên công ty

Trường hợp bị cấm

Ví dụ minh họa

1. Sử dụng tên trùng hoặc gây nhầm lẫn

Công ty TNHH ABC không thể đề nghị đăng ký tên “Công ty TNHH ABC” do đã có một công ty khác cùng tên đăng ký trước đó.

2. Sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp

Không thể đặt tên “Công ty Cổ phần Bưu Điện Việt Nam” do trùng với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – công ty dịch vụ bưu chính thuộc sở hữu của Chính phủ.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

Đặt tên Công ty TNHH Hai Bà Trưng phạm đến tên một vị anh hùng truyền thống của dân tộc.

Theo Điều 41 của Luật Doanh nghiệp 2020, có các trường hợp sau đây khiến tên công ty bị trùng hoặc gây nhầm lẫn:

  • Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp:

Nếu tên công ty đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của một doanh nghiệp đã đăng ký khác.

  • Tên gây nhầm lẫn:
    • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký.
    • Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
    • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
    • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.
    • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”.
    • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
    • Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Hướng dẫn tra cứu tên doanh nghiệp, công ty

Để tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp, công ty xem có bị trùng lặp hay không, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  • Bước 2: Nhập tên công ty muốn tra cứu vào ô Tìm kiếm trên thanh công cụ

Lưu ý: Bạn chỉ cần nhập phần tên riêng của doanh nghiệp khi tra cứu. Để tra cứu kết quả chính xác nhất, bạn có thể sử dụng dấu “+” để chia phần tên riêng thành các phần nhỏ hơn. Khi đó công cụ sẽ hiển thị tất cả các tên sắp xếp theo thứ tự khác nhau.

Ví dụ: Nếu bạn muốn tra cứu tên của “Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Công”, chỉ cần nhập phần tên riêng là “Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Công”.

  • Bước 3: Cuối cùng, bạn kiểm tra xem tên dự định đăng ký của công ty có bị trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn theo quy định pháp luật hay không. 

Nếu tra tên không ra kết quả, tức là không bị trùng và bạn có thể sử dụng tên đó để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp bị trùng tên, bạn cần đổi tên khác hoặc thêm một số từ vào tên và kiểm tra lại trước khi quyết định tên công ty đăng ký.

Các bước tra cứu tên doanh nghiệp
Các bước tra cứu tên doanh nghiệp

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình tra cứu tên doanh nghiệp và cần tư vấn thêm về cách đặt tên công ty hay, hãy liên hệ Dịch vụ Thuế 24h để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết từ các chuyên gia trong lĩnh vực này. 

Chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và đảm bảo việc đặt tên doanh nghiệp của bạn đáp ứng đúng quy định pháp luật cũng như phản ánh đúng bản sắc và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Tư vấn cách đặt tên doanh nghiệp hay, ý nghĩa và đúng luật với Dịch Vụ Thuế 24h

Dịch Vụ Thuế 24h là đối tác tin cậy của bạn trong mọi vấn đề liên quan đến tư vấn luật và thuế doanh nghiệp. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói và tư vấn chuyên nghiệp về cách đặt tên doanh nghiệp hay và ý nghĩa, chuẩn theo quy định.

Với quy trình làm việc linh hoạt cùng đội ngũ chuyên gia đầu ngành hơn 11 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật. 

Tại đây, khách hàng sẽ được trải nghiệm sự kết hợp giữa chất lượng dịch vụ hàng đầu và sự hỗ trợ tận tâm 24/7, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn tham khảo một số các dịch vụ liên quan mà Dịch Vụ Thuế 24h cung cấp dưới đây:

  • Dịch vụ thành lập công ty trọn gói: Chúng tôi hỗ trợ quý khách hàng trong quá trình thành lập công ty với mức phí trọn gói chỉ từ 1.500.000 đồng.
  • Thay đổi tên công ty: Nếu bạn cần thay đổi tên công ty, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn tất mọi thủ tục đổi tên công ty một cách nhanh chóng và thuận lợi với phí dịch vụ chỉ 400.000 đồng.
  • Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty: Nếu bạn cần mở rộng hoạt động kinh doanh, chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện với mức phí ưu đãi từ 700.000 đồng.
  • Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh: Nếu bạn là chủ hộ kinh doanh cá nhân, hãy để chúng tôi giúp bạn với dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể trọn gói từ 1.500.000 đồng.

Hãy để chúng tôi đồng hành cùng tiến xa hơn trong chặng đường phát triển kinh doanh của doanh nghiệp!

Câu hỏi thường gặp

Được phép trùng tên viết tắt với tên viết tắt công ty khác không?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp chỉ được đặt tên viết tắt dựa trên tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài, mà không trùng với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh.

Tên công ty được gắn ở đâu?

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phải in hoặc viết tên doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Có được sử dụng tiếng Hoa nếu đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài không?

Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ tên công ty bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra từ tiếng Việt sang một trong các tiếng nước ngoài sử dụng hệ chữ La-tinh.

Có thể kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh khi đặt tên cho công ty không?

Bạn có thể kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh khi đặt tên cho công ty, miễn là không vi phạm các quy định về đặt tên doanh nghiệp. Một số ví dụ tiêu biểu như là Công ty cổ phần Gleads, Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Belle Beauty, Công ty TNHH Công nghệ SmartTech,… Việc kết hợp hai ngôn ngữ này mang lại sự độc đáo và phản ánh tính toàn cầu của công ty, thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng đa dạng.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ về các quy tắc đặt tên công ty hợp pháp và hướng dẫn một số ý tưởng về cách đặt tên công ty hay, ý nghĩa và không bị trùng. Trên con đường khởi nghiệp, việc đặt tên cho công ty chính là cơ hội để tạo dấu ấn, phản ánh giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Để đảm bảo tên doanh nghiệp của bạn không chỉ mang ý nghĩa tốt đẹp mà còn tuân thủ pháp luật, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp từ chuyên gia tại Dịch Vụ Thuế 24h. Với dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, nhanh chóng và uy tín, Dịch vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn lựa chọn tên công ty phù hợp với bản sắc và giá trị của doanh nghiệp. 

Liên hệ ngay chúng tôi qua Hotline 0916.707.744 và khởi đầu thành công trên con đường kinh doanh!

Bài viết mới nhất

Thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế

Hồ sơ và thủ tục chuyển cơ quan quản lý thuế mới nhất

Thủ tục chốt thuế chuyển quận nhằm thông báo cho cơ quan thuế về việc doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh. Đây cũng là bước quan trọng để đảm bảo mọi thông tin đều được cập nhật đầy đủ và chính xác. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về thông báo thay đổi, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hoàn thành các bước chuyển đổi tại cơ quan thuế.  Vậy, thủ tục chuyển quận thuế 2024 yêu cầu những gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh thuộc các trường hợp phải làm thủ tục chuyển quận thuế: Thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ quận này sang quận khác trong cùng tỉnh/thành phố hoặc đến tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ chi nhánh hạch toán độc lập đến quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác. Thay đổi địa chỉ đơn vị phụ thuộc như văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

bố cáo là gì

Bố cáo điện tử là gì? Quy định đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, một trong những thủ tục không thể bỏ qua là việc đăng bố cáo thành lập. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ khái niệm bố cáo và các quy định liên quan.  Vậy, bố cáo là gì và có vai trò gì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp? Nội dung bố cáo cần bao gồm những thông tin nào? Và doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định gì khi thực hiện đăng bố cáo? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc, giúp doanh nghiệp thực hiện chính xác quy trình pháp lý. Văn bản pháp luật về bố cáo doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định chi tiết về việc thành lập, quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Nghị định 122/2021/NĐ-CP: Quy định về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, các hình thức xử phạt, mức phạt, và biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, và thủ tục đăng ký doanh

truy thu thuế bán hàng online

Các quy định về truy thu và đóng thuế bán hàng online cần biết

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, việc bán hàng online ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không ít người kinh doanh trực tuyến chưa nắm rõ các quy định về nghĩa vụ nộp thuế. Dẫn đến tình trạng bị cơ quan thuế kiểm tra và yêu cầu người bán nộp các khoản thuế còn thiếu trong quá trình kinh doanh. Vậy, nếu doanh nghiệp gặp trường hợp bị truy thu thuế bán hàng online cần phải làm gì? Cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu qua bài viết sau đây. Văn bản pháp luật quy định về thuế kinh doanh online Luật Quản lý thuế 2019 – Quy định về việc quản lý các loại thuế và các khoản thu khác liên quan đến ngân sách nhà nước. Thông tư 105/2020/TT-BTC – Hướng dẫn chi tiết về quy trình đăng ký thuế. Thông tư 40/2021/TT-BTC –  Quy định mức thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, và quản lý thuế áp dụng cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Truy thu thuế là gì? Truy thu thuế là quá trình thu hồi các khoản thuế chưa được nộp hoặc nộp

công ty con là gì

Công ty mẹ, công ty con là gì? Ưu nhược điểm công ty mẹ và con

Công ty con là gì? Đây là một khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong cấu trúc quản lý doanh nghiệp. Công ty con không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hoạt động của công ty mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hiệu quả của toàn bộ tập đoàn. Hãy cùng Dịch Vụ Thuế 24h tìm hiểu chi tiết về công ty mẹ công ty con, các ví dụ thực tế về cách các tập đoàn lớn duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường thông qua việc mở rộng các công ty con. Đọc ngay bài viết! Văn bản pháp luật quy định về công ty con(1) Điều 195, Điều 196, Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về định nghĩa công ty mẹ là gì, công ty con là gì, quyền hạn và nghĩa vụ của công ty mẹ với công ty con, trong đó bao gồm trách nhiệm nộp báo cáo tài chính của từng công ty. Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số quy định hạn chế về quyền sở hữu giữa công ty mẹ,

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Giải Đáp: Nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? là vấn đề được các cá nhân, hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ quan tâm. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, quản lý và sự phát triển của doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như mức độ trách nhiệm pháp lý, yêu cầu vốn, và mục tiêu dài hạn của chiến lược kinh doanh. Bài viết dưới đây Dịch vụ thuế 24h sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về 2 loại hình trên. Qua đó, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.  Cơ sở pháp lý  Luật doanh nghiệp 2020 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Quy định về đăng ký hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh cá thể là gì? Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân (công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) làm chủ, sử dụng không quá 10 lao

Bài viết mới cùng chuyên mục

Mời bạn để lại yêu cầu, chúng tôi liên hệ tư vấn miễn phí ngay!

Dịch Vụ Thuế 24h cam kết giữ bí mật tuyệt đối thông tin của quý khách hàng.

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
*Quý khách vui lòng điền chính xác thông tin để Dịch Vụ Thuế 24h hỗ trợ mình được tốt nhất.